Viglacera đặt kế hoạch lợi nhuận thận trọng, kỳ vọng vào triển khai 50.000 nhà ở xã hội

Năm 2023 Viglacera đặt kế hoạch doanh thu 15.750 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện năm 2022, nhưng khá thận trọng với mục tiêu lợi nhuận trước thuế, đạt 1.210 tỷ đồng, bằng 52% thực hiện năm ngoái.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của Viglacera
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của Viglacera

Ngày 11/5, Tổng công ty Viglacera – CTCP (mã VGC) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023.

Báo cáo tại đại hội, ban lãnh đạo công ty cho biết, năm 2022 là một năm thành công của Viglacera khi đã hoàn thành kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra. Theo đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của tổng công ty năm 2022 đạt 2.305 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.913 tỷ đồng, đều tăng 50% so với năm 2021. Đặc biệt, công ty mẹ đã thể hiện vai trò đầu tàu với mức lãi 1.709 tỷ đồng, đạt 142% kế hoạch năm.

Với kết quả trên, ĐHĐCĐ Viglacera đã thông qua chia cổ tức năm 2022 tỷ lệ 20% bằng tiền mặt, vượt 4% so với kế hoạch ĐHĐCĐ đã phê duyệt tại ĐHĐCĐ năm ngoái.

Về tình hình kinh doanh quý 1/2023, ban lãnh đạo Viglacera cho biết, trong 3 tháng đầu năm thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty bị thu hẹp và giảm sút, các doanh nghiệp sản xuất chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động từ tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, thắt chặt tín dụng khó tiếp cận với dòng vốn, đặc biệt với khối kinh doanh vật liệu xây dựng và bất động sản.

Do đó, hầu hết các mảng kinh doanh của Viglacera đều sụt giảm dẫn đến doanh thu thuần của công ty trong quý 1 giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2.774 tỷ đồng.

Theo nhận định của ban lãnh đạo doanh nghiệp, năm 2023 hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn, nhất là, nguy cơ suy thoái của kinh tế thế giới cũng như thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty.

Vì vậy, dù đặt kế hoạch doanh thu thuần năm 2023 tăng 8% so với thực hiện năm 2022, đạt 15.750 tỷ đồng, nhưng Viglacera thận trọng hơn với mục tiêu lợi nhuận trước thuế, đạt 1.210 tỷ đồng, bằng 52% thực hiện năm ngoái. Tỷ lệ cổ tức năm 2023 vẫn duy trì ở mức 20%, bằng năm 2022.

vgc-4395.png

Tuy nhiên, ĐHĐCĐ của Viglacera đã thông qua ủy quyền cho hội đồng quản trị (HĐQT) nếu hết quý 3/2023, trên cơ sở đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2023 và dự kiến kết quả thực hiện kế hoạch năm 2023, xem xét thông qua/phê duyệt điều chỉnh kế hoạch năm 2023.

Lợi nhuận giảm do mảng kinh doanh cốt lõi gặp khó

Lý giải về lý do đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2023 thận trọng, bà Trần Thị Minh Loan, Thành viên HĐQT cho biết, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm nay được xây dựng trên cơ sở bám sát tình hình thực tế diễn biến đến tháng 3/2023. Hiện lợi nhuận năm 2023 của công ty chủ yếu đến từ hai mảng là bất động sản và kính.

Trong đó, đối với mảng kính, lợi nhuận đóng góp trong năm nay dự kiến giảm khoảng 883 tỷ đồng so với thực hiện năm 2022, nguyên nhân là do giá bán kính đã bắt đầu giảm mạnh từ quý 4/2022. Năm 2023, công ty xây dựng lộ trình tăng trưởng giá kính khoảng 9 - 10%.

Tương tự, lợi nhuận của mảng bất động sản dự kiến cũng giảm, quý 1/2022, công ty vẫn ghi nhận lợi nhuận từ mảng nhà ở thương mại là 337 tỷ đồng nhưng sang đầu năm 2023 không ghi nhận lợi nhuận từ mảng này. Thay vào đó, cơ cấu lợi nhuận năm 2023 chủ yếu từ bán các dự án nhà ở xã hội nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp nên lợi nhuận chung của mảng bất động sản sẽ không thể cao như năm 2022.

Thông tin thêm, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Viglacera cho rằng, tình hình thị trường bất động sản năm 2023 rất xấu, do đó ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Trong đó, lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là kính.

Quảng cáo

Trong năm vừa qua lĩnh vực kính phát huy rất tốt do thị trường bất động sản năm 2022 chưa bị ảnh hưởng nặng nề như năm nay. Ngoài ra, năm ngoái do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên chi phí nhập khẩu rất lớn, hàng nhập khẩu không về được nên doanh thu mảng kính tốt. Ngoài ra, vì phong tỏa nên cán bộ nhân viên ăn ở tại nhà máy, sản xuất đáp ứng kịp yêu cầu, chớp được cơ hội nên lợi nhuận tốt.

Tuy nhiên, năm nay, đầu ra của lĩnh vực kính bị ảnh hưởng bởi bất động sản trầm lắng. Bên cạnh đó, do đặc thù của ngành kính là lò sản xuất phải hoạt động liên tục (15 năm liên tục), nếu dừng thì bỏ lò nên không thể đứng sản xuất khi sức cầu kém như các sản phẩm gạch ngói, sứ vệ sinh, gạch ốp lát, xi măng... nên thừa cung, dẫn đến sức ép về giá, trong khi chi phí nguyên liệu đầu vào tăng nhất là soda, nên sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Dù vậy, ông Tuấn khẳng định về dài hơi kính vẫn là sản phẩm chủ lực nên vẫn đầu tư tiếp. Năm nay, Viglacera tiếp tục thực hiện đầu tư dự án đầu tư nhà máy gạch Viglacera Eurotile; tập trung hoàn thành dây chuyền sản phẩm mới kích thước lớn (Vasta stone) đáp ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu của CTCP Viglacera Tiên Sơn.

Bên cạnh đó, công ty cũng quyết định tăng tỷ lệ sở hữu vốn của tổng công ty tại Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam (VFG). Đồng thời, tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ để triển khai đầu tư giai đoạn 2, công suất 900 tấn/ngày.

"Năm 2023, mặc dù doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm, điều này phải chấp nhận theo diễn biến thị trường. Tình hình khó khăn và chúng tôi đang tiếp tục tái cơ cấu, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài", ông Tuấn cho hay.

Từng bước triển khai đầu tư 50.000 căn nhà ở xã hội

Về kế hoạch đầu tư phát triển mảng bất động sản, ban lãnh đạo Viglacera cho biết, sẽ tiếp tục triển khai đầu tư các dự án.

Theo đó, công ty sẽ thành lập các pháp nhân, chi nhánh mới để triển khai một số khu công nghiệp (KCN) như KCN Phù Ninh - Phú Thọ (450ha/giai đoạn 1 là 150ha); KCN Phú Hà giai đoạn 2 (100 ha); KCN Phong Điền - Thừa thiên Huế (120 ha); KCN Đông Triều - Quảng Ninh (425 ha); KCN Hòa Lạc-Hữu Lũng-Lạng Sơn (490ha);… Tổ hợp KCN - dịch vụ - đô thị Tây Phổ Yên - Thái Nguyên (900 ha); Tổ hợp KCN - đô thị - dịch vụ tại tỉnh Yên Bái (380 ha); Tổ hợp KCN - đô thị dịch vụ tại tỉnh Hưng Yên (200 ha); Tổ hợp KCN - đô thị - dịch vụ tại Khánh Hòa (khoảng 900 ha).

Đồng thời, năm nay, Viglacera cũng dự kiến từng bước thực hiện chương trình triển khai đầu tư 50.000 căn nhà ở xã hội trong giai đoạn 2022. Theo đó, công ty sẽ tiếp tục phát triển các khu nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đồng bộ với phát triển KCN hiện có cũng như đầu tư mới các dự án trọng điểm: Nhà ở công nhân tại các KCN Đồng Văn IV, Phú Hà, Đông Mai; nhà ở xã hội tại Kim Chung; khu nhà ở xã hội 9,8ha Yên Phong - Bắc Ninh.

Dự kiến khởi công mới nhà ở công nhân Tiền Hải (5,2ha), nhà ở xã hội Phú Hà (8,4ha); chuẩn bị đầu tư dự án nhà ở công nhân Hải Yên - Quảng Ninh. Tiếp tục tham gia công tác lựa chọn nhà đầu tư dự án khu nhà ở xã hội tại Tiên Dương - Đông Anh.

Về nhà ở thương mại và khu du lịch nghỉ dưỡng, Viglacera dự kiến tiếp tục triển khai đầu tư nhà ở/chung cư thương mại tại các khu đô thị Đặng Xá (Hà Nội); Tiên Sơn, Yên Phong (Bắc Ninh). Triển khai các bước chuẩn bị đầu tư, tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án: Khu đô thị mới Tây Bắc TP Bắc Ninh (25,6 ha); khu dịch vụ, đô thị và nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu cho người lao động trong KCN Yên Phong II tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (95 ha); khu nhà ở thương mại đường Hùng Vương- Phú Thọ (khu 14,72 ha)...

Nói thêm về kế hoạch làm nhà ở xã hội ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, công ty đã có kinh nghiệm đầu tư nhà ở công nhân, nhà ở xã hội từ chục năm nay. Trong đó, nhà ở công nhân là tiện ích đi kèm tại mỗi KCN và đây là lợi thế của Viglacera so với các đối thủ.

Còn với nhà ở xã hội, công ty làm theo nhu cầu thị trường, nhu cầu hiện rất lớn nhưng đáp ứng không được bao nhiêu. Nguyên nhân là người mua nhiều nhưng tiền ít. Do đó, phải giải quyết được bài toán này, và hiện Nhà nước đang giải quyết bước đầu.

Theo Tổng giám đốc Viglacera, hiện công ty đang hy vọng vào thị trường Hà Nội, cụ thể công ty có tham gia dự án Tiên Dương (Đông Anh) khoảng 40 ha, đến nay quy hoạch 1/500 của dự án đã được phê duyệt và công ty đang chờ các thủ tục để đấu thầu chọn chủ đầu tư.

"Viglacera đang rất sẵn sàng làm nhưng đang phải chờ địa phương mời đấu thầu mới có thể tham gia đấu thầu. Với phân khúc này, Viglacera tự tin là một trong những doanh nghiệp có năng lực nhất", ông Tuấn nói.

Về mảng nhà ở thương mại, ông Tuấn cho rằng làm nhà ở thương mại lợi nhuận tốt nhưng các thủ tục khá phức tạp. Cho nên, với mảng này, công ty tạm chờ các luật mới được thông qua, các quy định ban hành nếu có cơ chế tốt thì công ty sẽ làm.

Cũng tại đại hội, thông tin về tình hình thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, lãnh đạo Viglacera khẳng định, trong năm 2023, tổng công ty sẽ quyết tâm tiếp tục thực hiện thoái vốn Nhà nước tại tổng công ty theo quyết định của Thủ tướng chính phủ và chỉ đạo của Bộ Xây dựng. Tuy nhiên, vẫn cần tuân thủ các thủ tục và khả năng cao phải cần thêm thời gian.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì?

Với hàng nghìn căn hộ từ các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội sắp được mở bán giữa lúc giá chung cư neo cao, cuộc đua để giành suất mua nhà ở xã hội dự kiến sẽ "nóng" lên trong thời gian tới.

Nóng câu chuyện giá nhà ở xã hội tại Hà Nội Hà Nội giao 24.000 m2 đất cho Handico và Viglacera xây nhà ở xã hội

Hà Nội thúc tiến độ phê duyệt, khởi công các dự án nhà ở xã hội

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương phê duyệt, khởi công xây dựng các dự án nhà ở xã hội, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thành các dự án nhà ở xã hội; hoàn thành chỉ tiêu về nhà ở xã hội được giao trong năm 2025.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Hà Nội giao 2,6 ha đất cho huyện Thạch Thất bán đấu giá

Trong tổng diện tích 26.214m2 đất, có 10.528 m2 đất ở, gồm: 8.512,5m2 đất ở liền kề tại ô đất có ký hiệu LK-12, LK-13, LK-14, LK-15 và 2.016m2 đất xây dựng nhà ở xã hội tại ô đất NOXH.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Lĩnh vực bất động sản được ngân hàng bơm thêm gần 600.000 tỷ đồng

Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng bất động sản đã tăng thêm khoảng 590.000 tỷ đồng chỉ trong vòng hơn 1 năm, tương đương với mức tăng trưởng khoảng 20%.

Bất động sản An Gia dừng triển khai việc chào bán gần 41 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu Từng “dính” kết luận thanh tra, 4 dự án bất động sản tại Tp.HCM được gỡ vướng

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Tây Hồ Tây

Ngày 20/02, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 835/QĐ-UBND về việc Phê duyệt đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500 tại lô đất B2-CC2 (phần tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và khu vực xây dựng công trình ngầm).

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc Chủ tịch Hà Nội yêu cầu khởi công Khu công nghệ cao sinh học rộng 203 ha trước 2/9

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc

Là một trong những khu chung cư cao cấp với 9 tòa tháp cao 40 tầng tại quận Bắc Từ Liêm nhưng khu đô thị Goldmark City lại là điểm nóng về tranh chấp kéo dài. Hậu quả khu trung tâm thương mại ở khu R bị cắt nước kéo dài hơn 1 tháng trời.

WTO "mắc kẹt" giữa tranh chấp thương mại TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội: Hàng chục nghìn căn hộ sắp đổ bộ ra thị trường tưởng sẽ làm hạ cơn sốt chung cư nhưng thực tế nhà giàu cũng "khóc" khi nhìn mức giá

Hàng chục nghìn căn hộ sẽ đổ bộ thị trường Hà Nội trong năm 2025 nhưng phần lớn nguồn cung tập trung ở phân khúc căn hộ cao cấp, hạng sang dẫn tới giá chung cư khó giảm trong năm 2025.

Sau 10 năm, từ 2014-2024, giá chung cư Hà Nội tăng hơn 3 lần Sau chung cư, mặt bằng giá Nhà ở xã hội cũng nóng lên

Đắk Lắk giao gần 40.000 m2 “đất vàng” cho Ecopark để xây Tổ hợp trung tâm thương mại và nhà ở

UBND tỉnh Đắk Lắk mới đây đã ban hành Quyết định số 278/QĐ-UBND về việc giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Ecopark Hải Dương 39.405 m2 đất tại phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột để thực hiện dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại - Khách sạn - Nhà ở.

Công ty thành viên của TTC Group muốn gom thêm 3 triệu cổ phiếu SCR VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn