Một tuần giao dịch nhiều giằng co của vàng thế giới

Sau khi tăng vọt lên mức cao nhất trong ba tuần vào đầu tuần do những lo ngại về kinh tế, một báo cáo việc làm của Mỹ mạnh hơn dự kiến vào ngày 6/6 đã gây ra một sự đảo chiều mạnh mẽ cho giá vàng.

Thị trường vàng thế giới vừa khép lại một tuần giao dịch đầy biến động, được định hình bởi cuộc giằng co quyết liệt giữa nhu cầu trú ẩn an toàn do tình hình địa chính trị và những kỳ vọng về chính sách tiền tệ của Mỹ.

Sau khi tăng vọt lên mức cao nhất trong ba tuần vào đầu tuần do những lo ngại về kinh tế, một báo cáo việc làm của Mỹ mạnh hơn dự kiến vào ngày 6/6 đã gây ra một sự đảo chiều mạnh mẽ cho giá vàng. Những biến động đó nhấn mạnh sự nhạy cảm của thị trường đối với các tín hiệu từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Kết thúc phiên 6/6, giá vàng giao ngay giảm hơn 1% xuống 3.316,13 USD/ounce lúc 1 giờ 28 phút sáng ngày 7/6 (theo giờ Việt Nam), trong khi giá vàng Mỹ giao kỳ hạn giảm 0,8% xuống 3.346,60 USD/ounce.

Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá vàng vẫn ghi nhận mức tăng 0,8% nhờ đà tăng mạnh vào các phiên đầu tuần.

Tuần giao dịch bắt đầu với xu hướng tăng giá cho kim loại quý. Trong phiên 2/6, nhà đầu tư đã đổ xô vào các tài sản an toàn trong bối cảnh hàng loạt yếu tố kích hoạt tâm lý e ngại rủi ro. Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, lo ngại mới về xung đột Nga-Ukraine và báo cáo khảo sát ngành chế tạo của Viện Quản lý Cung ứng (ISM) đáng thất vọng đều làm gia tăng sự lo lắng trên thị trường. Việc ngành công nghiệp Mỹ bất ngờ suy giảm sâu hơn đã gây áp lực mạnh lên đồng USD, tạo động lực hỗ trợ mạnh mẽ cho giá vàng. Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay tăng 2,5% lên 3.372,13 USD/ounce - mức cao nhất kể từ ngày 8/5, trong khi giá vàng tương lai của Mỹ cũng tiến 2,5% lên mức 3.397,20 USD/ounce.

Tuy nhiên, đà tăng này tỏ ra khó duy trì. Trong phiên 3/6, giá vàng giao ngay giảm 0,9% xuống 3.352,30 USD/ounce, trong khi hợp đồng tương lai chốt phiên giảm 0,6% xuống 3.377,10 USD/ounce. Chuyên gia David Meger của công ty môi giới đầu tư High Ridge Futures nhận định rằng thị trường đang bước vào giai đoạn trầm lắng mùa Hè, do đó giá vàng có thể sẽ đi ngang hoặc suy giảm nhẹ, phản ánh tâm lý thận trọng.

Quảng cáo

Diễn biến giằng co tiếp tục trong phiên 4/6, khi giá vàng giao ngay một lần nữa tăng 1% lên 3.378,22 USD/ounce và hợp đồng tương lai đóng cửa ở mức 3.399,20 USD/ounce. Chất xúc tác là một loạt dữ liệu kinh tế yếu kém mới của Mỹ gồm Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành dịch vụ do ISM tổng hợp ghi nhận sự sụt giảm lần đầu tiên trong một năm xuống còn 49,9, trong khi báo cáo của công ty tư vấn nguồn nhân lực ADP cho thấy số việc làm trong khu vực tư nhân tăng trưởng ở tốc độ chậm nhất trong hơn hai năm. Điều này đã đẩy đồng USD xuống thấp hơn và khơi lại lực mua đối với vàng.

Nhưng đà tăng do tâm lý e ngại rủi ro này đã bị hạn chế một phần bởi các động thái chính trị. Tổng thống Donald Trump đã lấy lý do từ số liệu việc làm chưa như kỳ vọng do ADP công bố để nối lại các chỉ trích công khai nhắm vào Chủ tịch Fed Jerome Powell, yêu cầu ông cắt giảm lãi suất nhanh hơn.

Thống đốc Fed Christopher Waller trước đó cho biết khả năng Fed cắt giảm lãi suất vẫn có thể diễn ra vào cuối năm 2025, ngay cả khi các chính sách thuế quan mới của Tổng thống Trump có thể đẩy lạm phát tăng, đồng thời gây áp lực lên thị trường lao động. Theo ông Waller, nếu áp lực lạm phát gia tăng do thuế quan sẽ không kéo dài và kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì ổn định thì ông ủng hộ việc xem xét bất kỳ tác động nào của thuế quan đối với lạm phát trong ngắn hạn khi thiết lập lãi suất chính sách. Và nếu mức thuế quan của Tổng thống Trump trên thực tế ở kịch bản “thuế quan thấp hơn” và lạm phát cơ bản tiếp tục tiến gần mục tiêu của Fed là 2%, trong khi thị trường lao động vẫn ổn định, thì Fed có thể cân nhắc các đợt cắt giảm lãi suất vào cuối năm 2025.

Sang phiên ngày 5/6, tâm lý thị trường lại thay đổi sau khi Tổng thống Trump đưa ra nhận định tích cực về cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chiến lược gia hàng hóa Daniel Ghali tại ngân hàng đầu tư TD Securities giải thích rằng việc Tổng thống Trump có cái nhìn tích cực về cuộc điện đàm đã giúp giảm bớt căng thẳng thương mại, vốn là một trong những yếu tố thúc đẩy dòng tiền vào thị trường vàng. Tiến triển ngoại giao rõ rệt này đã đẩy giá vàng xuống thấp hơn, với giá giao ngay giảm 0,7% xuống còn 3.351,69 USD/ounce.

Những diễn biến này đã tạo tiền đề cho báo cáo việc làm phi nông nghiệp quan trọng vào ngày 6/6. Bất chấp số liệu việc làm do ADP công bố chưa như kỳ vọng hồi đầu tuần, báo cáo chính thức của chính phủ đã gây bất ngờ với kết quả tích cực hơn dự kiến: Bộ Lao động Mỹ cho biết nền kinh tế đã tạo thêm 139.000 việc làm trong tháng 5/2025, vượt qua ước tính 130.000 của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của hãng tin Reuters. Tỷ lệ thất nghiệp giữ ổn định ở mức 4,2%, phù hợp với kỳ vọng.

Nhà phân tích Edward Meir của công ty dịch vụ tài chính Marex cho rằng dữ liệu này là một yếu tố tiêu cực đối với vàng, vì nó cho phép Fed giữ nguyên chính sách lãi suất hiện thời thêm một thời gian nữa. Sau báo cáo, các nhà giao dịch đã giảm bớt đặt cược vào khả năng Fed thực hiện nhiều đợt cắt giảm lãi suất và hiện chỉ dự báo khả năng cho lần hành động đầu tiên vào tháng 9/2025.

Trong một diễn biến đáng chú ý khác, thị trường bạc cũng đã trải qua một tuần đầy sóng gió. Giá của kim loại trắng này đã tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn 13 năm trong tuần trước khi chịu áp lực trong phiên cuối tuần và giảm 0,5% xuống 35,96 USD/ounce. Nhà phân tích Giovanni Staunovo của ngân hàng UBS cho rằng đà tăng của giá bạc dường như được thúc đẩy bởi các nhà đầu cơ nhận thấy bạc đang quá rẻ so với vàng. Việc giá bạc vượt qua mốc 35 USD/ounce đã khuếch đại đà tăng này.

Sang tuần tới, thị trường sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ dữ liệu kinh tế Mỹ để tìm kiếm manh mối về đường hướng chính sách tiền tệ của Fed. Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được công bố vào ngày 11/6 sẽ là phép thử quan trọng tiếp theo cho một thị trường vẫn đang bị kẹt giữa bất ổn toàn cầu và chính sách tiền tệ.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Vàng - Tiền

Giá vàng hôm nay 15/6/2025: Xung đột Israel

Giá vàng hôm nay 15/6/2025 ghi nhận xung đột bùng phát bất ngờ ở Trung Đông đã đẩy giá vàng thế giới vượt qua mốc 3.400 USD/ounce một cách dễ dàng, kéo theo giá vàng trong nước tăng mạnh.

Giá vàng tăng mạnh do căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông Sáng 14/6: Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, giá vàng nhẫn và vàng SJC trong nước tiếp đà tăng

Sáng 14/6: Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, giá vàng nhẫn và vàng SJC trong nước tiếp đà tăng

Sáng nay, một số doanh nghiệp kinh doanh vàng tiếp tục điều chỉnh tăng giá vàng nhẫn và vàng SJC trong bối cảnh giá vàng thế giới vừa thiết lập đỉnh cao lịch sử mới.

Sáng 13/6: Giá vàng thế giới áp sát đỉnh lịch sử, vàng trong nước tăng vọt Nguy cơ địa chính trị đẩy giá vàng thế giới chạm đỉnh một tuần

Thị trường vàng nóng lên do lo ngại căng thẳng Trung Đông lan rộng

Giá vàng miếng SJC sáng 13/6 đồng loạt tăng mạnh lên 120,2 triệu đồng/lượng, nhẫn vàng cũng vượt 119 triệu đồng/lượng theo đà tăng của giá vàng thế giới.

Bất chấp tiến triển ngoại giao, giá vàng tăng vọt giữa bối cảnh bất ổn kinh tế Nguy cơ địa chính trị đẩy giá vàng thế giới chạm đỉnh một tuần

Sáng 13/6: Giá vàng thế giới áp sát đỉnh lịch sử, vàng trong nước tăng vọt

Giá vàng thế giới tăng mạnh, chỉ cách mốc đỉnh lịch sử từng thiết lập 44 USD. Trong khi đó, giá vàng nhẫn, vàng SJC trong nước cũng tăng vọt với mức tăng cao nhất tới 1,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng châu Á tăng nhẹ trước khi Mỹ công bố số liệu kinh tế Giá vàng thế giới bật tăng sau khi lạm phát Mỹ thấp hơn dự kiến

Nguy cơ địa chính trị đẩy giá vàng thế giới chạm đỉnh một tuần

Giá vàng phiên 12/6 đã leo lên mức cao nhất trong một tuần trước tình hình căng thẳng âm ỉ ở Trung Đông và dữ liệu kinh tế Mỹ hạ nhiệt làm dấy lên những kỳ vọng mới về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất.

Giá vàng châu Á tăng nhẹ trước khi Mỹ công bố số liệu kinh tế Giá vàng thế giới bật tăng sau khi lạm phát Mỹ thấp hơn dự kiến

Căng thẳng Trung Đông và đồng USD suy yếu hỗ trợ thị trường vàng

Giới đầu tư cũng đang chờ đợi dữ liệu chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ, dự kiến công bố vào lúc 19 giờ 30 phút theo giờ Việt Nam để có thêm manh mối về lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed.

Bất ổn kinh tế và căng thẳng địa chính trị có thể đẩy giá vàng lên 3.600 USD/ounce Giá vàng châu Á tăng nhẹ trước khi Mỹ công bố số liệu kinh tế

Giá vàng thế giới bật tăng sau khi lạm phát Mỹ thấp hơn dự kiến

Giá vàng thế giới tăng trong phiên 11/6 sau khi lạm phát Mỹ thấp hơn dự kiến, củng cố kỳ vọng của các nhà đầu tư rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất từ tháng 9/2025.

Giá vàng giảm nhẹ khi thị trường theo dõi sát đàm phán Mỹ-Trung Bất ổn kinh tế và căng thẳng địa chính trị có thể đẩy giá vàng lên 3.600 USD/ounce

Bất ổn kinh tế và căng thẳng địa chính trị có thể đẩy giá vàng lên 3.600 USD/ounce

Theo báo cáo triển vọng giữa năm 2025 của Wells Fargo, kim loại quý sẽ hưởng lợi từ các xung đột địa chính trị đang diễn ra và tình trạng bất ổn kinh tế kéo dài, với giá vàng được dự báo sẽ đạt mức cao kỷ lục mới vào năm 2026.

Chờ tin về đàm phán thương mại Mỹ - Trung, giá vàng thế giới tăng nhẹ Giá vàng SJC tăng trở lại Giá vàng giảm nhẹ khi thị trường theo dõi sát đàm phán Mỹ-Trung