Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản bán lẻ cao cấp

Cùng với sự phát triển của ngành bán lẻ, Việt Nam cũng đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản bán lẻ cao cấp với tốc độ tăng trưởng nhanh so với các nước trong khu vực. Các dự án trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ cao cấp

bds-ban-le-cao-cap.jpg
Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản bán lẻ cao cấp. Ảnh minh họa

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cùng với sự phát triển của ngành bán lẻ, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản (BĐS) bán lẻ cao cấp với tốc độ tăng trưởng nhanh so với các nước trong khu vực.

Trên thực tế, sự tăng trưởng của lĩnh vực BĐS bán lẻ cao cấp không chỉ đến tự tăng trưởng thu nhập bình quân cũng như thu nhập khả dụng của người dân, mà còn ở việc dịch chuyển thói quen mua sắm ngày càng cao cấp hóa cùng với sự mở rộng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Sự xuất hiện của nhiều thương hiệu quốc tế, cùng với nhu cầu mua sắm và trải nghiệm dịch vụ cao cấp ngày càng tăng, đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực BĐS bán lẻ cao cấp.

"Thị trường BĐS bán lẻ cao cấp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong dài hạn, với giá thuê hằng năm tiếp tục tăng trưởng hai chữ số, bất chấp những thách thức ngắn hạn", VARS nhấn mạnh.

Phân tích những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy thị trường BĐS bán lẻ cao cấp ở Việt Nam, VARS cho rằng, đầu tiên là tăng trưởng kinh tế ổn định và nhanh chóng. Nền kinh tế Việt Nam liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao trong những năm gần đây, ngay cả trong bối cảnh toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Sự phát triển kinh tế đã làm tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là tầng lớp trung lưu và thượng lưu, tạo ra nhu cầu nhu cầu mua sắm tại các cửa hàng thời trang cao cấp, siêu thị hạng sang và trung tâm thương mại có thương hiệu quốc tế.

Thứ hai, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thói quen của người tiêu dùng Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, đã có sự thay đổi, ngày càng hướng đến các trải nghiệm mua sắm cao cấp, không chỉ dừng lại ở việc mua sắm hàng hóa mà còn tìm kiếm các dịch vụ và trải nghiệm sống đẳng cấp. Sự thay đổi này tạo ra nhu cầu lớn cho các dự án BĐS bán lẻ cao cấp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này.

Thứ ba, nhu cầu tăng cao cùng với cơ sở hạ tầng đô thị và thương mại ngày càng được đầu tư mạnh mẽ cũng giúp Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn đối với nhiều thương hiệu bán lẻ quốc tế. Nhiều thương hiệu cao cấp từ các ngành thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, và thực phẩm cao cấp đã đổ bộ vào Việt Nam, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Sự xuất hiện của những thương hiệu này không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam mà còn giúp nâng cao tiêu chuẩn của thị trường bán lẻ. Bởi sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế buộc các nhà bán lẻ trong nước phải cải thiện dịch vụ và chất lượng không gian bán lẻ.

Quảng cáo

Thứ tư, môi trường đầu tư, kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực BĐS ngày càng được cải thiện với nhiều chính sách thu hút đầu tư cũng như các hỗ trợ về tín dụng và ưu đãi thuế dành cho các dự án phát triển BĐS bán lẻ, đặc biệt là các dự án tập trung vào phân khúc cao cấp, cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hàng loạt các trung tâm thương mại cao cấp cũng được phát triển để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng cao của lĩnh vực này. Những trung tâm này không chỉ là nơi mua sắm mà còn trở thành điểm đến giải trí và ẩm thực cao cấp.

Thứ năm, sự phát triển của các khu đô thị mới, nơi tập trung dân cư có thu nhập cao, cũng là yếu tố thúc đẩy nhu cầu phát triển BĐS bán lẻ cao cấp.

Thứ sáu, tiềm năng tăng trưởng của thị trường BĐS bán lẻ cao cấp còn được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch. Việt Nam đã trở thành điểm đến phổ biến đối với du khách quốc tế và nội địa, đặc biệt là các du khách có nhu cầu mua sắm và tiêu dùng các sản phẩm cao cấp. Trải nghiệm mua sắm kết hợp du lịch của du khách, nhất là du khách nước ngoài, từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước châu Âu, thường có nhu cầu mua sắm cao khi đến Việt Nam cũng tạo cơ hội cho các nhà bán lẻ cao cấp mở rộng thị trường.

Bên cạnh tiềm năng phát triển, VARS cũng chỉ ra rằng, thị trường này cũng đối mặt với một số thách thức trong ngắn hạn.

Cụ thể, mặc dù có tốc độ phát triển nhanh, mặt bằng bán lẻ Việt Nam vẫn còn khiêm tốn cả về quy mô, chất lượng và trải nghiệm. Tổng diện tích mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam, đặc biệt là các trung tâm thương mại cao cấp, vẫn còn tương đối khiêm tốn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia,... Điều này đòi hỏi Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào hạ tầng, mở rộng nguồn cung mặt bằng chất lượng cao, nâng cao trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng để thu hút thêm các nhà đầu tư quốc tế và cạnh tranh với các quốc gia lân cận.

Nguồn cung mặt bằng bán lẻ cao cấp tăng trưởng chậm trong khi nhu cầu của các nhãn hàng, thương hiệu quốc tế không ngừng tăng cao khiến mức giá thuê mặt bằng tại các khu vực trung tâm ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đang ngày càng tăng, tạo ra áp lực lớn cho các nhà bán lẻ cao cấp.

Ngoài ra, VARS cho rằng, sự biến động của nền kinh tế thế giới, lạm phát và chi phí nguyên vật liệu tăng cao có thể ảnh hưởng đến khả năng mở rộng của các dự án BĐS bán lẻ cao cấp.

"Lạm phát tăng cao có thể làm giảm sức mua của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến doanh số bán lẻ cao cấp. Đồng thời, chi phí xây dựng và vận hành các trung tâm thương mại cao cấp cũng sẽ gia tăng, tạo áp lực cho các nhà phát triển BĐS. Sự bất ổn của thị trường tài chính quốc tế cũng khiến các nhà đầu tư quốc tế có thể trở nên thận trọng hơn trong việc mở rộng quy mô đầu tư vào phân khúc cao cấp", VARS phân tích thêm.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

VARS: Bất động sản TP. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận đang trong giai đoạn "chuyển mình"

Sau giai đoạn trầm lắng, thị trường bất động sản (BĐS) TP. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận đang trong giai đoạn “chuyển mình” với những dấu hiệu phục hồi tích cực sau giai đoạn trầm lắng.

Quảng Ninh duyệt nhà đầu tư dự án đô thị nghỉ dưỡng gần 1 tỷ USD tại Vân Đồn Lộc Trời đối mặt nguy cơ lỗ hơn 500 tỷ đồng, cổ phiếu tiếp tục bị hạn chế giao dịch

Bình Định sắp đấu thầu dự án “đất vàng” hồ Phú Hòa hơn 300 ha

UBND tỉnh Bình Định vừa giao các sở, ngành liên quan hoàn tất công bố hồ sơ mời thầu dự án Khu đô thị, du lịch, văn hóa – thể thao hồ Phú Hòa trước ngày 30/6/2025.

Bình Định kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho 10 dự án bất động sản lớn Bình Định thúc tiến độ loạt dự án khu du lịch nghỉ dưỡng nghìn tỷ trong Khu kinh tế Nhơn Hội

Quảng Ninh duyệt nhà đầu tư dự án đô thị nghỉ dưỡng gần 1 tỷ USD tại Vân Đồn

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Hải Đăng – thành viên của HDMon Holdings – làm nhà đầu tư thực hiện dự án tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn, tổng mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ USD.

Quảng Ninh bắt đầu nhận hồ sơ mua căn hộ dự án nhà ở xã hội đầu tiên, giá chỉ 16,2 triệu đồng/m2 Quảng Ninh sẽ đấu thầu tìm nhà đầu tư xây dự án nhà ở xã hội tại TP. Hạ Long

Hà Nội có dự án nhà ở xã hội chạm mức 26

Mới đây, liên danh CTCP Him Lam Thủ đô và CTCP BIC Việt Nam đã công bố những thông tin chính thức về dự án nhà ở xã hội Rice City Long Châu (quận Long Biên, Hà Nội). Đáng chú ý, mức giá căn hộ dự kiến lên tới 26 - 27 triệu đồng/m2.

Những công sở dôi dư sau sáp nhập có thể ưu tiên làm nhà ở xã hội? “Điểm danh” những tiêu chí hàng đầu lựa chọn mua bất động sản nhà ở

Thị trường bất động sản phía Nam lấy lại “phong độ”: Khu vực nào hưởng lợi?

Thị trường bất động sản phía Nam có những dấu hiệu phục hồi tích cực, nhờ được hưởng lợi lớn từ nhu cầu "nén" trong suốt thời gian qua cùng với động lực từ quy hoạch, hạ tầng, đặc biệt là thông tin về “siêu đô thị” thành phố Hồ Chí Minh.

Nhóm bất động sản tăng cường mua lại trái phiếu trước áp lực đáo hạn lớn Sửa Nghị định 103 về quy định thu tiền đất bổ sung để tháo gỡ cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản

Doanh nghiệp Nhà nước được tự quyết lương, thưởng và đầu tư bất động sản

Với Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa được Quốc hội thông qua, cơ chế tiền lương, thưởng và quyền lợi tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã có sự thay đổi đáng kể, trao thêm quyền tự chủ cho doanh nghiệp.

Hà Nội ban hành quy định mới về phí quản lý, vận hành nhà chung cư Đề xuất quy định chi tiết về thuế VAT

Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Nam Long

4 quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã bán ra tổng cộng 1,1 triệu cổ phiếu NLG, hạ tổng sở hữu của cả nhóm từ 20,05 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 5,2% vốn điều lệ xuống còn 18,95 triệu đơn vị chiếm 4,92% vốn điều lệ Nam Long.

ĐHCĐ Nam Long: Đã có đối tác đang đàm phán một phần dự án Izumi, mục tiêu lợi nhuận năm tăng 35% Nam Long muốn xây 20.000 căn nhà xã hội ở Đồng Nai

Tập đoàn BRG đề xuất đầu tư loạt dự án lớn, có cả sân golf quốc tế tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Bên cạnh dự án Tổ hợp dịch vụ cao cấp tại số 40 Quang Trung, Tập đoàn BRG cũng đề xuất một loạt dự án bất động sản khác tại TP. Vũng Tàu và một công viên chuyên đề tại 262 Lê Lợi, một sân golf đẳng cấp quốc tế.

Bà Rịa Vũng Tàu ký kết hợp tác với Sun Group, đề xuất hàng loạt dự án hạ tầng chiến lược Sáp nhập TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu thành siêu đô thị, "ông trùm" KCN Bình Dương hưởng lợi

Động thái mới của Vành đai 4 kích hoạt “sóng” đầu tư mạnh mẽ đổ về Long An

Thông tin mới nhất về tiến độ Vành đai 4, tuyến giao thông huyết mạch kết nối 5 tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ, đang kích hoạt làn sóng đầu tư bất động sản (BĐS) tại những khu vực mà dự án chạy qua. Với chiều dài tuyến đi qua lớn nhất, Long An trở thành tâm điểm thu hút dòng tiền.

Hiện thực hóa giấc mơ “nhà cao, cửa rộng, sống sang” tại Vinhomes Wonder City Vinhomes hợp tác chiến lược với VTK, chung tay kiến tạo cộng đồng Hàn Quốc chuẩn mực tại Ocean City

Sửa Nghị định 103 về quy định thu tiền đất bổ sung để tháo gỡ cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản

Một số ĐBQH cho rằng, cần sửa quy định thu tiền đất bổ sung của Nghị định 103 đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến để gỡ khó cho doanh nghiệp. Những tồn tại này nếu không được tháo gỡ kịp thời sẽ tiếp tục là rào cản lớn...

Doanh thu bất động sản nghỉ dưỡng giảm mạnh, CEO Group chuyển hướng sang khu công nghiệp Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản, xử lý hành vi tạo mặt bằng giá ảo...hạ nhiệt giá nhà