Vì sao doanh nghiệp dầu khí dè dặt với kế hoạch kinh doanh năm 2023?

Năm 2023, PV OIL, PVTrans đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận giảm hàng chục % so với năm ngoái, thậm chí Lọc hóa dầu Bình Sơn còn dự kiến lợi nhuận sau thuế “đi lùi” gần 90% trong bối cảnh lạm phát thế giới vẫn cao và chi phí sản xuất tăng,…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đặt kế hoạch doanh thu giảm một nửa

Trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 và kế hoạch năm 2023 dự kiến trình đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 tới đây, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL, mã OIL) đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2023 dự kiến là 50.000 tỷ đồng, giảm 52% so với thực hiện năm trước; lợi nhuận sau thuế (LNST) dự kiến 480 tỷ đồng, giảm 34%. Kế hoạch này đưa ra trên giả định giá dầu thô ở mức 70 USD/thùng.

Ban điều hành PV OIL cho biết, năm 2023 dự báo là năm vô cùng khó khăn đối với kinh tế thế giới khi nhiều nền kinh tế lớn nguy cơ rơi vào suy thoái, nhu cầu tiêu thụ sụt giảm, lạm phát tiếp tục duy trì ở mức cao, lãi suất chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Bên cạnh đó, cuộc xung đột Nga - Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp. Tất cả những yếu tố nói trên được dự báo là những tác nhân chính ảnh hưởng tới giá dầu trong năm 2023. Giá dầu thô Brent theo dự báo của một số tổ chức uy tín giao động ở mức từ 85-100 USD/thùng.

Trong nước, dự báo tăng trưởng GDP sụt giảm mạnh và lạm phát gia tăng đáng kể so với thực hiện năm 2022. Trong kịch bản lạc quan, dự báo tăng trưởng GDP cũng chỉ đạt ở mức 6,83%, tỷ lệ lạm phát 3,69%, tăng trưởng xuất khẩu ở mức 8,43%. Do đó, PV OIL đã lên kế hoạch tương đối thận trọng như trên.

Trước đó, năm 2022, PV OIL ghi nhận mức doanh thu kỷ lục 104.833 tỷ đồng nhờ gia tăng mạnh về sản lượng tiêu thụ, đồng thời nhờ giá xăng dầu, dầu thô đều tăng cao so với dự kiến. Mức doanh thu này đã giúp PV OIL hoàn thành 233% kế hoạch và tăng trưởng 80% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, LNST hợp nhất lại giảm nhẹ so với năm 2021, đạt 723 tỷ đồng.

oil-1859.png

Cũng ghi nhận mức doanh thu kỷ lục hơn 102 nghìn tỷ đồng trong năm 2022, bằng 128% kế hoạch, tăng 28% so với năm 2021 và LNST đạt gần 15,1 nghìn tỷ đồng, bằng 214% kế hoạch, tăng 70% so với năm 2021 nhưng sang năm 2023, Tổng công ty Khí Việt Nam (mã GAS) chỉ đặt mục tiêu đạt tổng doanh thu 76.441 tỷ đồng, giảm 24% so với thực hiện năm 2022 và LNST là 6.539 tỷ đồng, giảm hơn 56% năm trước.

PV GAS dự báo năm 2023 và những năm sắp tới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục có nhiều khó khăn, biến động với những yếu tố hết sức khó lường. PV GAS dự kiến sẽ chịu tác động bởi xu thế chuyển dịch năng lượng, biến động giá các sản phẩm dầu mỏ, gia tăng nguồn năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, việc triển khai các dự án khí - điện vẫn còn nhiều tồn tại chưa thể giải quyết do liên quan nhiều bên/nhiều yếu tố trong cả chuỗi khí - điện từ thượng nguồn đến hạ nguồn; các dự án LNG gặp nhiều thách thức liên quan đến nguồn cung, thị trường cũng như các cơ chế chính sách đặc thù,....

Tương tự, CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (mã BSR) cũng khá dè dặt trong đặt mục tiêu năm 2023, sau khi đạt đỉnh doanh thu 168.964 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 65% so với cùng kỳ và LNST cao nhất từ trước tới nay, đạt 14.669 tỷ đồng sau kiểm toán, gấp hơn 11 lần kế hoạch ban đầu và gấp hơn 2 lần thực hiện năm 2021.

Cụ thể, năm 2023, công ty dự kiến đạt tổng doanh thu 95.645 tỷ đồng, giảm 42,8% so với doanh thu thực hiện năm 2022. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là 1.821 tỷ đồng và LNST 1.628 tỷ đồng - chỉ bằng khoảng 11% so với số lãi thực hiện năm 2022.

Theo doanh nghiệp, năm 2023 thuế nhập khẩu xăng giảm từ 8% xuống 5% mức thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp tăng từ 5% lên 19%, dẫn tới lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng theo hướng giảm. Bên cạnh đó, công ty cũng dự tính đến việc lạm phát trên thế giới đang ở mức rất cao và Việt Nam có nguy cơ nhập khẩu lạm phát nhiều sản phẩm từ nước ngoài, do vậy chi phí sản xuất kinh doanh của công ty năm 2023 dự kiến tăng…

Ngoài ra, công ty cũng xác định sẽ phải chịu sự cạnh tranh với xăng dầu nhập khẩu từ các nước Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do và xăng dầu sản xuất từ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, đặc biệt các sản phẩm PP dự kiến gặp nhiều khó khăn…

bsr-8236.png

Một doanh nghiệp khác trong họ dầu khí cũng đặt kế hoạch kinh doanh 2023 “đi lùi” là Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans, mã PVT) với kế hoạch doanh thu giảm 29%, về 6.800 tỷ đồng và lợi nhuận giảm 53,5%, về 528 tỷ đồng. Trước đó, năm 2022, PVTrans ghi nhận kỷ lục doanh thu 9.577 tỷ đồng và LNST 1.156 tỷ đồng, lần lượt vượt 47% và 41% kế hoạch.

Quảng cáo

Dù đánh giá triển vọng thị trường vận tải hàng lỏng bao gồm dầu thô, dầu sản phẩm năm 2023 nhìn chung vẫn tương đối tích cực nhờ nhu cầu vận chuyển tấn hải lý tăng trong bối cảnh nguồn cung tàu giới hạn. Tuy nhiên, PVTrans cho rằng, triển vọng tăng trưởng của thị trường có thể bị ảnh hưởng do các rủi ro liên quan đến sự tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự báo và việc cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+. Theo đó, giá cước năm 2023 dự kiến sẽ hạ nhiệt sau khi tăng trưởng cục bộ trong năm 2022.

Ở chiều ngược lại, Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, mã PET) là một trong số ít các doanh nghiệp dầu khí đặt kế hoạch tăng trưởng mạnh trong năm 2023, sau khi trải qua một năm 2022 không hoàn thành kế hoạch.

Trong tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, Petrosetco đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 18.000 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ và LNST dự kiến 240 tỷ đồng, tăng 43% so với thực hiện trong năm 2022.

Petrosetco nhận định năm 2023 dự báo sẽ là một năm khó khăn và ảm đạm với thị trường điện thoại thông minh khi xu hướng kinh tế vĩ mô vẫn cho thấy rủi ro suy thoái toàn cầu ngày càng tăng. Con đường hồi phục của thị trường điện thoại thông minh cũng như các thiết bị ICT khác vẫn chưa rõ ràng bởi hàng loạt bất ổn, trong đó nhu cầu mua các sản phẩm tầm trung và thấp chưa cao, tuy nhiên nhu cầu đối với điện thoại thông minh và máy tính bảng ở phân khúc cao cấp được dự đoán có thể sẽ duy trì ở mức tương đối ổn định.

Doanh thu và lợi nhuận đã bước qua đỉnh

Có thể thấy mỗi doanh nghiệp có một lý do riêng để không đặt quá nhiều kỳ vọng vào triển vọng kinh doanh năm 2023 nhưng nhìn chung nguyên nhân chủ yếu vẫn xuất phát từ tình hình vĩ mô còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là từ rủi ro suy thoái toàn cầu cũng như lạm phát gia tăng và lãi suất duy trì ở mức cao,…

Nhìn lại năm 2022, trong 6 tháng đầu năm, giá dầu thế giới tăng vọt đáng kể với mức trung bình 107,6 USD/thùng, tăng 65% so với cùng kỳ, kéo theo giá các mặt hàng xăng dầu cũng tăng mạnh. Tuy từ đầu quý 3, giá dầu thế giới và giá bán lẻ trong nước có điều chỉnh giảm song bình quân cả năm 2022, giá dầu thô Brent vẫn ở mức 101,19 USD/thùng, tăng 43% so với bình quân năm 2021, trong khi giá các mặt hàng xăng dầu trong nước bình quân năm 2022 tăng từ 42-72% so với bình quân năm trước đó.

Tuy nhiên, sang năm 2023, theo nhận định của nhiều tổ chức quốc tế, nếu không bị tác động đột biến thì rất khó có khả năng tăng trở lại trên mốc 100 USD/thùng.

gia-dau-the-gioi-7288.jpg

Ước tính giá dầu thế giới năm 2023 -

Nguồn: EIA

Cơ quan Quản lý thông tin năng lượng Hoa Kỳ (EIA) hồi cuối tháng 1 đưa ra dự báo, giá dầu thế giới sẽ tương đối ổn định trong quý 1 và 2 năm 2023. Theo đó, giá dầu Brent bình quân trong quý 1 khoảng 80-85 USD/thùng, sau đó sẽ tăng nhẹ vào quý 2 và sang quý 3, quý 4 có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn ở trên mức 80 USD/thùng. Cả năm 2023, EIA dự báo giá dầu Brent ở mức trung bình là 83 USD/thùng và dầu WTI là 77 USD/thùng.

Trong bối cảnh dự báo giá dầu không còn duy trì được mức cao như năm 2022, việc nhiều doanh nghiệp dầu khí từng đạt doanh thu và lợi nhuận kỷ lục trong năm ngoái trở nên “rén” hơn trong việc đặt kế hoạch doanh thu năm 2023 cũng là điều dễ hiểu.

dndaukhi-9412.png

Tổng hợp kết quả kinh doanh năm 2022 của một số doanh nghiệp dầu khí niêm yết - Nguồn: Fiinpro, Mirae Asset Vietnam Research

Trong báo cáo cập nhật triển vọng nhóm dầu khí gần đây, Công ty chứng khoán Mirae Asset cho biết, năm 2022, kết quả kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp niêm yết đang hoạt động trong ngành dầu khí đều ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, tổng doanh thu ghi nhận tăng 62% so với năm 2021, tương ứng tổng LNST tăng 68,9% nhờ diễn biến giá dầu tăng cao và duy trì xuyên suốt trong năm 2022, cũng như sự hồi phục trở lại của các nền kinh tế trong cùng thời kỳ.

Tuy nhiên, Mirae Asset cho rằng, trong năm 2023, kết quả kinh doanh của toàn ngành dầu khí đa phần sẽ chững lại so với cùng kỳ, do sự sụt giảm của giá dầu trong thời gian qua mà không bị tác động nhiều bởi yếu tố sản lượng.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Loạt dự án mở bán mới ở các huyện vùng ven kéo giảm giá nhà “triệu đô” ở Hà Nội

Quý đầu năm nay, các sản phẩm nhà ở thấp tầng đều ghi nhận mức giảm theo quý nhưng tăng theo năm. Cụ thể, giá biệt thự giảm 14% theo quý nhưng tăng gấp đôi theo năm, trung bình đạt 282 triệu đồng/m2. Giá nhà liền kề giảm 14% theo quý, tăng 24% theo năm, đạt 239 triệu đồng/m2 đất.

Chuyên gia lý giải nguồn cung bất động sản TP. Hồ Chí Minh "tắc nghẽn" Giới đầu tư bất động sản tìm về vùng ven TP.HCM “săn” đất nền

Giá biệt thự tại Hà Nội tăng 29% mỗi năm

Báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2025, Savills Việt Nam cho biết, phân khúc biệt thự/nhà liền kề ghi nhận tín hiệu tích cực. Đặc biệt tại thị trường Hà Nội, giá biệt thự tăng trung bình 29% mỗi năm, liền kề tăng 22% mỗi năm...

Nỗi lo thuế quan thúc đẩy dòng tiền từ Mỹ đổ vào bất động sản châu Âu Giới đầu tư bất động sản tìm về vùng ven TP.HCM “săn” đất nền

Diễn biến trái chiều giá chung cư Hà Nội

Thị trường chung cư Hà Nội ghi nhận diễn biến trái chiều trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Trong khi thị trường sơ cấp vẫn duy trì đà tăng giá thì thị trường thứ cấp, giá đã chững lại và đi ngang. Tỉ lệ thanh khoản trên cả 2 thị trường này nhìn chung là

Giá chung cư Hà Nội đã tăng 50% chỉ sau 1 năm, xuất hiện dự án có giá bán từ 200 triệu đồng/m2 Tin vui: Giá chung cư Hà Nội và TP.HCM chững lại

Chuyên gia lý giải nguồn cung bất động sản TP. Hồ Chí Minh "tắc nghẽn"

Báo cáo của Savills Việt Nam về thị trường bất động sản TP.HCM trong Quý 1/2025 cho thấy sự sụt giảm đáng kể về nguồn cung mới. Theo đó, chỉ có khoảng 800 căn hộ được chào bán ra thị trường, giảm mạnh 70% so với quý trước.

VARS: Thị trường bất động sản Trung Trung Bộ phục hồi rõ rệt Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Hà Nội lên kế hoạch rà soát trụ sở dôi dư, sử dụng không đúng mục đích

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Kế hoạch số 113/KH – UBND ngày 23/4 về việc xử lý và tổ chức xử lý tài sản công là nhà, đất (trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp) không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả hoặc sử dụng không đúng mục đích.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Hà Nội giao đất đợt 2 cho Đầu tư DIA xây khu đô thị ở Đan Phượng

Ông Nguyễn Trọng Đông - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ngày 22/4 đã ký Quyết định số 2159/QĐ-UBND về việc giao 38.507m2 đất (đợt 2) tại các xã Tân Lập, Tân Hội, huyện Đan Phượng và xã Đức Giang huyện Hoài Đức cho Công ty cổ phần Đầu tư DIA để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Nhịp sống mới - Sunshine Grand Capital.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Với kinh nghiệm và thế mạnh thi công các dự án bất động sản và hạ tầng khu công nghiệp, các nhà thầu xây dựng đang tận dụng lợi thế để “lấn sân” sang đầu tư bất động sản, nhất là mảng bất động sản công nghiệp - vốn được đánh giá còn tiềm năng tăng trưởng.

Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao" Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành

Tổ chức đấu giá quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt cao tốc Bắc - Nam 68 tỷ USD để phát triển đô thị

Nội dung này được đề cập tại Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 23/4/2025 về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam mà Chính phủ vừa ban hành.

Thương mại Bắc Nam muốn xây khu dân cư hơn 1.120 tỷ đồng ở Thanh Hóa Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam 70 tỷ USD rục rịch triển khai, doanh nghiệp nào trên sàn chứng khoán hưởng lợi?

Diễn biến trái chiều giá căn hộ tại Hà Nội

Trong 5 năm qua, giá bán sơ cấp trung bình tại Hà Nội tăng 22% theo năm. Trái ngược với xu hướng này, thị trường thứ cấp trong quý 1/2025 lại chứng kiến sự điều chỉnh giảm giá, trong khi đó giá sơ cấp tiếp tục neo ở mức cao.

Lựa chọn thông thái khi đầu tư căn hộ The Cosmopolitan tại Cổ Loa Dễ dàng sở hữu căn hộ cao cấp Newtown Diamond với loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn

Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng thay đổi địa giới hành chính để lấn chiếm đất

Ngày 22/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính.

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng Thiếu hụt dòng tiền, chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina muốn vay Vinaconex thêm 300 tỷ đồng

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng

Sở Xây dựng Hà Nội vừa Thông báo mời quan tâm 2 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Đông Anh (dự án xây dựng nhà ở xã hội Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2).

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ Phục Hưng Holdings muốn "chuyển mình" sau giai đoạn khó khăn của ngành xây dựng

Hà Nội ban hành quy định mới về phí quản lý, vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt Chính phủ thống nhất đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia