“Trường hợp SCB là cá biệt, định giá cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hiện đang ở mức rẻ”

Chuyên gia nhìn nhận, định giá cổ phiếu ngân hàng Việt Nam đang rẻ với P/B trung bình 1.3x so với 19.2% ROE và P/E FY22 ở mức 9.1x so với mức tăng trưởng thu nhập dự kiến ít nhất 30% năm 2022 và 20% năm 2023.

Nhận định về định giá cổ phiếu ngân hàng Việt Nam được ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của tập đoàn VinaCapital đưa ra trong bài phân tích gần đây, sau sự kiện về Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP).

Chuyên gia của VinaCapital tin rằng, cả Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và ban lãnh đạo của SCB đã có những hành động quyết liệt để ổn định tình hình và hạn chế dòng tiền rút ra khỏi hệ thống ngân hàng.

Cụ thể, SCB đã tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 9 tháng thêm 100 điểm cơ bản lên hơn 8,5% đối với tiền gửi kỳ hạn một năm. Đây là mức lãi suất huy động cao nhất dành cho người gửi tiết kiệm tại Việt Nam và NHNN khẳng định rằng Chính phủ sẽ bảo vệ khoản tiền gửi của SCB và khách hàng trong mọi trường hợp.

Vừa qua, NHNN thông báo đã đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt, theo đó, NHNN lựa chọn “nhân sự có kinh nghiệm và năng lực từ các ngân hàng thương mại của nhà nước bao gồm BIDV (BID), Agribank (chưa niêm yết), Vietinbank (CTG), Vietcombank (VCB) để tham gia vào Ban điều hành SCB nhằm “thực hiện các giải pháp cần thiết để đảm bảo hoạt động thông suốt và lành mạnh”.

Ông Michael Kokalari đánh giá, tất cả các biện pháp này đã xoa dịu thị trường, người đứng đầu NHNN đã tuyên bố rằng hoạt động của SCB đã trở lại tình trạng “ổn định” vào cuối tuần trước. Cũng có báo cáo rằng khách hàng của ngân hàng này đã gửi hơn 700 triệu USD vào thứ Năm (ngày 13/10) và thứ Sáu (ngày 14/10), tương đương với khoảng 3% tổng tài sản của ngân hàng.

1b06548ee98fbae7818a703ff16e81aa-6252.jpg
Quảng cáo
Tổng tài sản, tín dụng và tiền gửi được tính bằng Tỷ USD. Nguồn: FiinPro

Bài phân tích nêu, SCB là ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam tính theo tổng tài sản, như có thể thấy trong bảng trên. Các nhà đầu tư đã hỏi chuyên gia của VinaCapital rằng liệu có bất kỳ hậu quả tiềm ẩn nào trong hệ thống ngân hàng từ các sự kiện gần đây nêu trên hay không. Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi đó là 'không', bằng chứng là: 1) Các ngân hàng khác không bị rút tiền ồ ạt, 2) Thị trường liên ngân hàng tiếp tục hoạt động bình thường kể từ khi có thông tin về SCB, và 3) Nhóm ngân hàng của S&P cho rằng rủi ro từ sự kiện này chỉ giới hạn ở từng ngân hàng và “chúng tôi không kỳ vọng sẽ có tác động mạnh mẽ đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia của chúng tôi đối với Việt Nam”

Tình trạng tài chính của SCB đã được thị trường hiểu rõ trong nhiều năm, điều này cũng giúp giảm thiểu rủi ro hệ thống của các sự kiện tuần trước bởi vì các ngân hàng thương mại trong nước đã xem xét tình trạng yếu kém của SCB trong các giao dịch của họ với ngân hàng; Tỷ lệ vốn hóa/khả năng thanh toán và tính thanh khoản của SCB ở mức tối thiểu, và khả năng sinh lời về mặt Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng rất kém (NIM của SCB ở mức 240 điểm cơ bản thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành là 390 điểm cơ bản, và ROE dưới 6% so với mức trung bình toàn ngành là 20%).

Với tất cả những điều trên, NHNN đã cam kết hỗ trợ thanh khoản mạnh mẽ cho ngân hàng và đã thu xếp để bốn Ngân hàng Thương mại Quốc doanh (SOCB) của Việt Nam và năm ngân hàng tư nhân lớn Việt Nam cung cấp thanh khoản cho SCB, nếu cần.

“Kết luận chung cho tất cả những điều trên là SCB không phải là một vấn đề mang tính hệ thống, mà là trường hợp cá biệt của một ngân hàng. Lưu ý rằng SCB được thành lập từ sự hợp của ba ngân hàng yếu kém vào năm 2012 và năm 2020 NHNN đã chấp thuận kế hoạch tái cơ cấu trong 10 năm nhằm mục đích xử lý tài sản xấu của SCB để lại. Do đó, các sự kiện tuần trước không thay đổi đáng kể quan điểm của VinaCapital về lĩnh vực ngân hàng”, ông Michael Kokalari đề cập.

Theo đó, chuyên gia này nhận định, trong ngắn hạn, những lo lắng đối với ngành ngân hàng có thể đến từ 1) Biên lợi nhuận mỏng, do chi phí huy động vốn cao hơn và điều chỉnh lãi suất cho vay chậm hơn, một phần là do chính phủ kêu gọi hạn chế tốc độ tăng lãi suất cho vay; và 2) Rủi ro được nhận thấy đối với chất lượng tài sản từ trái phiếu doanh nghiệp có khả năng không thể tái cấp vốn, chuyển nhượng hoặc hoàn trả trong bối cảnh các yêu cầu phát hành chặt chẽ hơn (và có thể làm dao động niềm tin vào các đợt phát hành trái phiếu trong tương lai).

Tuy nhiên, vị này cho rằng, định giá cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hiện đang ở mức rẻ với P/B trung bình 1.3x so với 19.2% ROE và P/E FY22 ở mức 9.1x so với mức tăng trưởng thu nhập dự kiến ít nhất là 30% vào năm 2022 và 20% vào năm 2023.

“Trong dài hạn, ngành ngân hàng tiếp tục có sức hấp dẫn cao do tỷ suất lợi nhuận cao, chất lượng tài sản được kiểm soát tốt, tỷ lệ thâm nhập của các khoản vay thế chấp và bán lẻ thấp, và thu nhập tăng, nghĩa là Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển kinh tế, do đó ngành ngân hàng của đất nước chưa đến giai đoạn bão hòa”, chuyên gia của VinaCapital nhận định.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững

Kết thúc quý III, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 5.460 tỷ đồng lợi nhuận, tín dụng tăng trưởng lành mạnh 14%, lọt Top 100 của Brand Finance với giá trị thương hiệu 461 triệu USD.

Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng hé lộ bí quyết “thấu hiểu khách hàng” của TPBank

Kết thúc quý III, nhiều chỉ tiêu kinh doanh của NCB vượt kế hoạch cả năm

Kết thúc quý III/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB được duy trì ổn định, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng ở mức cao cho thấy các sản phẩm, dịch vụ của NCB đang ngày càng được khách hàng yêu thích và tin dùng.

NCB nộp hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ lên UBCKNN Tổng Giám đốc Ngân hàng NCB: Chúng tôi chọn hướng đi phù hợp NCB chính thức triển khai mở tài khoản thanh toán từ ứng dụng VNeID và ra mắt website ưu đãi

Sacombank báo lãi trong quý III/2024

Quý III/2024 Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 2.751,7 tỷ đồng, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm trước. 9 tháng đầu năm, lợi nhuận đạt 8.094 tỷ đồng, tăng 18%, hoàn thành 76,4% kế hoạch cả năm.

Sacombank đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần tạo động lực tăng trưởng mới cho TP. Hồ Chí Minh Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank

Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng hé lộ bí quyết “thấu hiểu khách hàng” của TPBank

Tại sự kiện Smart Banking do NHNN tổ chức, Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng của TPBank đã chia sẻ bí quyết giúp TPBank thấu hiểu khách hàng, tiền đề để tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất, đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Thẻ TPBank phát triển bùng nổ với chiến lược cá nhân hóa sắc nét Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance

Ngân hàng có thể từ chối cho vay nếu dự án không phù hợp khả năng cân đối vốn

Ngay cả khi có các dự án khả thi, có khả năng trả nợ nhưng có thể ngân hàng thương mại vẫn từ chối cho vay bởi có thể thời hạn vay của dự án này không phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân hàng.

Một ngân hàng báo lãi quý III gấp 3 lần cùng kỳ Thiếu hụt thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng bật tăng Một ngân hàng báo lợi nhuận quý III gấp 3,7 lần cùng kỳ

“Hành vi tấn công qua mạng đang ngày càng phức tạp”

Trung tá Triệu Mạnh Tùng, Cục phó Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công An (A05) nhận định, các hành vi tấn công qua mạng đang ngày càng phức tạp và khó lường hơn, đồng thời vấn đề an toàn an ninh môi trường mạng và ứng phó sự cố cần có sự chung tay của nhiều đơn vị.

Một ngân hàng báo lợi nhuận quý III gấp 3,7 lần cùng kỳ Giá USD ngân hàng "hạ nhiệt", thị trường tự do tăng mạnh

Đẩy mạnh kinh doanh số, HDBank báo lãi vượt 12.650 tỷ, tăng 46,6%, triển khai chia cổ tức 20%

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - Mã chứng khoán: HDB) công bố kết quả kinh doanh 9 tháng với lợi nhuận trước thuế đạt tới 12.655 tỷ đồng, tăng 46,6% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE 26,7%, tỷ lệ nợ xấu (theo quy định của NHNN) thấp chỉ 1,46%.

HDBank là doanh nghiệp niêm yết được yêu thích nhất HDBank được vinh danh “Ngân hàng Xanh của năm” tại Better Choice Awards 2024