Top 10 thương hiệu Việt Nam giá trị nhất năm 2024: Hơn 80% thương hiệu ngân hàng đang tăng giá trị

Theo Báo cáo thường niên về thương hiệu giá trị nhất và mạnh nhất Việt Nam vừa được Brand Finance công bố, 17 trong số 20 thương hiệu ngân hàng được liệt kê trong bảng xếp hạng năm 2024 ghi nhận giá trị thương hiệu tăng.

Báo cáo của Brand Finance - công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, đánh giá, mặc dù thị trường gặp nhiều thách thức và nhu cầu nội địa suy yếu, giá trị thương hiệu của các thương hiệu ngân hàng giá trị nhất Việt Nam vẫn vượt qua những khó khăn này.

giatri.png
Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024

Theo Brand Finance, so với năm 2023, giá trị thương hiệu tổng hợp của cả 20 thương hiệu ngân hàng được liệt kê trong bảng xếp hạng ghi nhận mức tăng 10%, lên 13,8 tỷ USD. Đáng chú ý, 17/20 thương hiệu ngân hàng được liệt kê ghi nhận giá trị thương hiệu tăng trưởng. Các thương hiệu ngân hàng đóng góp nhiều thứ hai vào bảng xếp hạng, chiếm 32% tổng giá trị của tất cả các thương hiệu được liệt kê

Vietcombank dẫn đầu là thương hiệu ngân hàng giá trị nhất quốc gia với giá trị thương hiệu tăng 7%, lên 2 tỷ USD. VIB ghu nhận mức tăng giá trị thương hiệu cao nhất với mức tăng trưởng 51% lên 273 triệu USD.

Trong top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024, các ngân hàng chiếm tới 6/10 vị trí, bao gồm: Vietcombank (4), BIDV (5), VietinBank (6), Techcombank (7), Agribank (8), VPBank (10).

Viettel dẫn dầu bảng xếp hạng và là thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam trong 9 năm liên tiếp, kể từ năm 2015. Mức tăng trưởng về giá trị và sức mạnh thương hiệu của Viettel chủ yếu nhờ điểm số cao hơn cho các chỉ số như nhận diện về sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu, nỗ lực tiếp thị và các khía cạnh bền vững của cộng đồng và quản trị. Đáng chú ý, Viettel đã đạt được điểm số đầy đủ về các chỉ số về nhận diện về dịch vụ khách hàng và chất lượng dịch vụ của mình.

Quảng cáo

Sau Viettel, Vinamilk (giá trị thương hiệu giảm 11% xuống còn 2,6 tỷ USD) và VNPT (giá trị thương hiệu giảm 3% xuống còn 2,6 tỷ USD) hoàn thành top 3 thương hiệu giá trị nhất bảng xếp hạng.

manh.png
Top 10 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam 2024

Mặt khác, thương hiệu mạnh nhất trong bảng xếp hạng năm nay là Vinpearl (giá trị thương hiệu tăng 34% lên 230 triệu USD), theo đó là Viettel và Vietcombank. Viettel đã tăng 3 bậc từ thương hiệu mạnh thứ 5 vào năm ngoái, kế nhiệm MB (giá trị thương hiệu tăng 6% lên 853 triệu USD) đứng thứ 2 thương hiệu mạnh nhất vào năm 2023. Bảng xếp hạng thương hiệu mạnh nhất được xếp theo Chỉ số sức mạnh thương hiệu (BSI).

Trong khi đó, Vinfast là thương hiệu ghi nhận mức tăng trưởng giá trị lớn nhất trong bảng xếp hạng, đạt 152%. Tiếp theo là Vinschool với 109%.

tang.png
Top 10 thương hiểu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu lớn nhất năm 2024

Ngoài ra, chỉ số nhận diện bền vững năm 2024 cho thấy trong số các thương hiệu trong bảng xếp hạng, Viettel có giá trị nhận diện bền vững cao nhất là 756 triệu USD.

Ông Alex Haigh, Giám đốc điều hành của Brand Finance châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Nghiên cứu từ Brand Finance cho thấy một phần đáng kể các thương hiệu Việt Nam từ lĩnh vực thực phẩm và ngân hàng có khả năng phục hồi trong tình hình nhu cầu thị trường hết sức căng thẳng, ghi nhận sự cải thiện về giá trị thương hiệu".

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Giá biệt thự tại Hà Nội tăng 29% mỗi năm

Báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2025, Savills Việt Nam cho biết, phân khúc biệt thự/nhà liền kề ghi nhận tín hiệu tích cực. Đặc biệt tại thị trường Hà Nội, giá biệt thự tăng trung bình 29% mỗi năm, liền kề tăng 22% mỗi năm...

Nỗi lo thuế quan thúc đẩy dòng tiền từ Mỹ đổ vào bất động sản châu Âu Giới đầu tư bất động sản tìm về vùng ven TP.HCM “săn” đất nền

Hong Kong (Trung Quốc) mua vào lượng USD cao kỷ lục để giữ tỷ giá

Để bảo vệ cơ chế neo tỷ giá đồng nội tệ, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) vừa phải mua vào lượng USD kỷ lục sau khi đồng HKD mạnh lên và chạm mức trần trong biên độ giao dịch cho phép.

Mỹ chấm dứt miễn thuế với hàng giá rẻ từ Trung Quốc Ô tô Trung Quốc sẽ chiếm 34% thị trường Trung Đông và châu Phi

Thị trường nông sản: Đồng rupee mạnh đẩy giá gạo Ấn Độ tăng cao bất chấp nhu cầu yếu

Giá gạo Ấn Độ tuần này đã leo lên mức cao nhất trong gần 1 tháng nhờ đà tăng của đồng rupee bất chấp nhu cầu yếu, trong khi giá gạo Thái Lan duy trì ổn định do nhu cầu thấp và nguồn cung dồi dào.

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi? Thị trường nông sản: Gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất, gạo Việt Nam tăng nhẹ

Chứng khoán thế giới có tuần tăng điểm mạnh bất chấp lo ngại kinh tế

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng điểm trong phiên ngày 3/5 sau báo cáo việc làm tích cực của Mỹ, trong bối cảnh nhà đầu tư đón nhận những tín hiệu lạc quan về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Chứng khoán thế giới đa phần tăng điểm bất chấp số liệu kinh tế trái chiều Chứng khoán Mỹ: Dow Jones và S&P 500 tăng điểm phiên thứ 8 liên tiếp

Ô tô Trung Quốc sẽ chiếm 34% thị trường Trung Đông và châu Phi

Trong báo cáo phân tích vừa công bố, công ty tư vấn toàn cầu AlixPartners dự báo ô tô Trung Quốc sẽ chiếm 34% thị trường Trung Đông và châu Phi vào năm 2030, tăng mạnh từ 10% ghi nhận vào năm 2024.

Elon Musk đã biết sợ ô tô Trung Quốc chưa? Cuộc chiến thuế quan EU-Trung Quốc: 12 nhà sản xuất ô tô Trung Quốc lên tiếng

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Phạm Nhật Vượng, Hồ Hùng Anh: Ai có siêu kế hoạch tham vọng nhất Việt Nam?

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo muốn đưa ngân hàng lên hàng tài sản 1 triệu tỷ, ông Hồ Hùng Anh hướng tới mục tiêu đưa giá trị Techcombank lên 20 tỷ USD. Trong khi đó, ông Phạm Nhật Vượng, Trần Đình Long đều đặt mục tiêu doanh thu cao nhất lịch sử.

Masan tăng tốc trả nợ, tiền mặt giảm hơn 6.000 tỷ đồng