Tín dụng đóng vai trò quan trọng trong phát triển cho vay theo chuỗi giá trị

Tín dụng chuỗi giá trị nông nghiệp là xu hướng để phát triển nền nông nghiệp hiện đại, qua đó giúp giải quyết nhu cầu tài chính của của tất cả các tác nhân tham gia trong chuỗi từ sản xuất, chế biến và phân phối. Thông qua tín dụng theo chuỗi, tất cả các

ba-trang-1879.jpg

TS. Trương Thị Thu Trang - Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

Đó là nhận định của TS. Trương Thị Thu Trang - Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn hội thảo “Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á” diễn ra ngày 7/5.

Hội thảo do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế (IFPRI) tổ chức nhằm tổng kết hoạt động Dự án và trình bày các kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 2 về “Cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp”, từ đó đề xuất các gợi ý chính sách liên quan cho các nước tham gia.

alan-de-brauw1-3557.jpg

Giới thiệu về Dự án, TS. Alan de Brauw - chuyên gia cao cấp, Giám đốc Dự án, đại diện Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế (IFPRI) cho biết, Dự án “Cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp” được triển khai theo 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1, Dự án tập trung xây dựng báo cáo ở từng nước về tiềm năng phát triển chính sách liên quan; trong giai đoạn 2, Dự án đã triển khai một số thí điểm cho vay theo chuỗi giá trị ở Việt Nam và Indonesia.

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Trương Thị Thu Trang - Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn nhấn mạnh, tín dụng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, tín dụng chuỗi giá trị nông nghiệp là xu hướng để phát triển nền nông nghiệp hiện đại, qua đó giúp giải quyết nhu cầu tài chính của của tất cả các tác nhân tham gia trong chuỗi từ sản xuất, chế biến và phân phối. Thông qua tín dụng theo chuỗi, tất cả các tác nhân tham gia phải tuân thủ các cam kết vì lợi ích chung để đạt được mục tiêu đề ra.

Đổi mới chính sách tín dụng là giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Tín dụng giúp tạo ra tăng trưởng và giá trị gia tăng trong chuỗi, khiến lợi ích các bên tăng lên, là mấu chốt để liên kết, hợp tác bền vững. Với các tổ chức tín dụng, ngoài mở rộng quy mô dư nợ lớn hơn còn tạo mối quan hệ với tác tác nhân trong và ngoài chuỗi giá trị và nhiều lợi ích khác.

Tuy nhiên, TS. Trương Thị Thu Trang cũng cho rằng, thời gian qua dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ về tín dụng được triển khai, song việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Các tổ chức tín dụng cũng gặp không ít rủi ro khi đầu tư tín dụng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

toan-canh-4-2795.jpg
Quảng cáo

Toàn cảnh Hội thảo “Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á”

Đại diện Vụ Tín dụng NHNN cho biết, hiện NHNN phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Agribank xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định 1490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và đang xin ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan.

Đại diện Vụ Tín dụng NHNN cũng chỉ ra một số hạn chế trong cho vay theo mô hình liên kết như: tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết tại một số địa phương chưa chặt chẽ; số lượng doanh nghiệp có đủ năng lực tổ chức, quản trị để làm vai trò đầu mối của chuỗi liên kết chưa nhiều; khả năng hợp tác, liên kết người dân còn yếu, xảy ra nhiều trường hợp phá vỡ liên kết khi giá sản phẩm tăng đột biến...

ong-dinh-8212.jpg

TS. Nguyễn Tiến Định - Trưởng Phòng Phòng Kinh tế Hợp tác và Trang trại, Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tài chính chuỗi giá trị và phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam, TS. Nguyễn Tiến Định - Trưởng Phòng Phòng Kinh tế Hợp tác và Trang trại, Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn cho rằng việc thực hiện các mô hình cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp sẽ góp phần hoàn thiện các Chương trình, Đề án trọng điểm mà Bộ NN&PTNT đang triển khai và thực hiện thành công Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững đến năm 2050 của Chính phủ.

ong-hoe-7910.jpg

Ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước)

Các chuyên gia cũng đã đưa ra những đề xuất nhằm phát triển cho vay theo chuỗi giá trị. Ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng, cần ban hành Nghị định riêng về hình thành và cho vay theo chuỗi giá trị đối với nông sản chủ yếu của Việt Nam; xây dựng khung pháp lý về hợp đồng kinh tế dân sự có chế tài xử lý cụ thể với chủ thể tham gia trong chuỗi khi vi phạm hợp đồng cam kết; xây dựng bộ quy tắc ứng xử mẫu của các thành viên trong chuỗi giá trị…

TS. Nguyễn Tiến Định đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nghiên cứu như: sửa đối chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Chương trình tín dụng sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định Phê duyệt Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030"; triển khai mô hình thí điểm tài chính chuỗi giá trị trong các Chương trình, Đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai, ví dụ như cho vay thế chấp bằng hợp đồng liên kết sản xuất và thu mua nông sản giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, nông dân…

Bên cạnh đó, cần phát triển bảo hiểm nông nghiệp gắn với tín dụng chuỗi giá trị cho một số sản phẩm nông nghiệp trong các vùng nguyên liệu sản xuất hàng hóa tập trung…

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu

Dễ dàng liên kết tài khoản Sacombank vào ứng dụng VNeID nhận an sinh xã hội

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong công tác thúc đẩy chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt, đồng thời tăng cường số hóa hoạt động ngân hàng hướng đến nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, Sacombank chính thức triển khai tính năng liên kết/cập nhật tài khoản thanh toán (TKTT) của khách hàng nhận chi trả ASXH trên ứng dụng VNeID.

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank Sacombank báo lãi trong quý III/2024

TPBank kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng lành mạnh và bền vững

Kết thúc quý III, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 5.460 tỷ đồng lợi nhuận, tín dụng tăng trưởng lành mạnh 14%, lọt Top 100 của Brand Finance với giá trị thương hiệu 461 triệu USD.

Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng hé lộ bí quyết “thấu hiểu khách hàng” của TPBank

Kết thúc quý III, nhiều chỉ tiêu kinh doanh của NCB vượt kế hoạch cả năm

Kết thúc quý III/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB được duy trì ổn định, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng ở mức cao cho thấy các sản phẩm, dịch vụ của NCB đang ngày càng được khách hàng yêu thích và tin dùng.

NCB nộp hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ lên UBCKNN Tổng Giám đốc Ngân hàng NCB: Chúng tôi chọn hướng đi phù hợp NCB chính thức triển khai mở tài khoản thanh toán từ ứng dụng VNeID và ra mắt website ưu đãi

Sacombank báo lãi trong quý III/2024

Quý III/2024 Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 2.751,7 tỷ đồng, tăng 31,9% so với cùng kỳ năm trước. 9 tháng đầu năm, lợi nhuận đạt 8.094 tỷ đồng, tăng 18%, hoàn thành 76,4% kế hoạch cả năm.

Sacombank đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần tạo động lực tăng trưởng mới cho TP. Hồ Chí Minh Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank

Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng hé lộ bí quyết “thấu hiểu khách hàng” của TPBank

Tại sự kiện Smart Banking do NHNN tổ chức, Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng của TPBank đã chia sẻ bí quyết giúp TPBank thấu hiểu khách hàng, tiền đề để tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất, đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Thẻ TPBank phát triển bùng nổ với chiến lược cá nhân hóa sắc nét Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance