Ngân hàng đã cân lại áp lực khá tốt trong sáng nay nhưng nếu gặp thêm các biến động giảm sâu thì bài test cũng được tăng độ khó. Nhóm Vingroup chính là "tội đồ" khi cả 3 mã VHM (-6,7%), VRE (-6,4%), VIC (-6,9%) cũng lao dốc mạnh hơn từ sau 14h.
Đây có thể chỉ là thuần túy những rung lắc trong tuần đáo hạn phái sinh khi khối lượng mở (OI) của VN30F1M hiện vẫn gần 47 nghìn đơn vị.
Tuy nhiên, các mã Ngân hàng đã không thể hóa giải được các biến động này. VPB (-1,5%) đảo chiều, VCB (+0,1%) lại suy yếu còn CTG (-2,1%), BID (-2,8%) đồng loạt quay đầu giảm mạnh.
Midcap và Penny lẽ ra cần tận dụng được sự bất ổn định của Bluechips để cho thấy sức đề kháng thị trường đã được cải thiện. Tuy nhiên, kỳ vọng này cuối cùng lại không được đáp ứng khi thử thách trở nên khó hơn.
Nhóm đã gieo hy vọng cho nhà đầu tư là Đầu tư công lại mất hết thành quả ở VCG (-0,28%), FCN (0%), HHV (0%). Chỉ còn lại CTD, HBC vẫn tăng được trên 6%.
Nhóm Thép cũng phản ứng xấu với HSG, NKG giảm trên 6%. Cổ phiếu đầu ngành là HPG (-3,1%) cũng quay đầu giảm từ sau 14h xuống 18.600 đồng/cổ phiếu.
Nhóm tỏ ra nhạy nhất là Bất động sản, Chứng khoán với VND, DIG, KBC, FTS, VCI, DXG, KDH, CTS, HQC, TDC đồng loạt giảm sàn. Từ mức có 60% mã tăng, độ rộng đã chứng kiến sự thu hẹp xuống 31,8% mã tăng.
VN-Index chốt phiên giảm 19,74 điểm xuống 1.032,07 điểm. Tiền đã giải ngân mạnh hơn khi xuất hiện cú sụt mạnh chung của các cổ phiếu. Giá trị giao dịch của HOSE đạt 16.401 tỷ đồng, tăng hơn 3.400 tỷ đồng so với phiên cuối tuần trước.
Tuy nhiên, tiền ngoại đang tiếp tục suy yếu phiên thứ 4 liên tiếp, chỉ đạt gần 300 tỷ đồng. Khối này gần như không tham gia vào VN30 và có thể xem là một trong những nguyên nhân khiến thị trường không được dẫn dắt.
HNX-Index là chỉ số bị thiệt hại nhất khi giảm 2,98% xuống 210,53 điểm khi CEO, L14 giảm sàn còn THD (-7%) và HUT (-8,6%) giảm trên 7%. Thanh khoản của HNX cũng tăng vọt lên 1.746 tỷ đồng.
UPCoM-Index chỉ giảm 0,14% xuống 71,5 điểm. Thanh khoản sàn này đạt 544 tỷ đồng.
****
Nhóm Ngân hàng đang có sức kéo khá tốt từ VCB (+3,5%), BID (+1,1%), VPB (+2,1%) tuy nhiên tình trạnh giao dịch trái chiều vẫn đang diễn ra với các mã MSB, LPB, HDB, NVB giảm trên 1%. Vì vậy, chưa thể khẳng định đang có hiệu ứng nhóm ngành chỉ sau các diễn biến sáng nay.
Tuy nhiên, cần phải ghi nhận những đóng góp của các cổ phiếu kể trên trong việc hỗ trợ thị trường. Áp lực đối kháng của các mã VRE (-2,1%), VHM (-2%), VIC (-1,2%) thậm chí đã lớn hơn nên việc các cổ phiếu cùng phải nỗ lực để triệt tiêu ảnh hưởng là một sự cố gắng không nhỏ. VN30 đã có thể lấy lại sắc xanh chủ yếu đến từ những nỗ lực này.
Còn VN-Index vẫn có thể duy trì biên độ khá tốt, tăng 0,84% lên 1.060,64 điểm. Các mã Midcap và Penny vẫn đang được tạo điều kiện để có thể tranh thủ tăng giá. Tỷ lệ các mã tăng trên HOSE vẫn đang dao động ở mức 60% trên sàn.
Trong khi đó, nút thắt thanh khoản dù chưa được cởi bỏ nhưng mức giao dịch vẫn là chấp nhận được khi đạt gần 6.600 tỷ đồng. So với mức bình quân 2 tuần, giá trị giao dịch của HOSE còn đang hụt khoảng gần 2.000 tỷ đồng.
Với HNX, tâm lý vẫn đang khá thong dong thể hiện qua biên độ hẹp của chỉ số HNX-Index (-0,04%). Ngoài ra cũng cần phải nhắc tới THD (-6,6%) đang chịu áp lực khá nhiều sau khi bị MVIS đưa ra khỏi rổ chỉ số MVIS Vietnam Index.
***
Các cổ phiếu Đầu tư công gồm các mã Hạ tầng và Xây dựng đã đồng loạt tăng mạnh vào phiên cuối tuần trước, thời điểm các cổ phiếu Bluechips cần phải nghỉ ngơi.
Trong tuần đáo hạn phái sinh, các Bluechips sẽ càng trở nên kém ổn định khi các động thái tăng giảm có thể trở nên khó lường. Vì vậy, sự sôi động của các cổ phiếu Midcap và Penny được kỳ vọng là vẫn sẽ duy trì.
Ở đầu phiên sáng nay, VN30 chủ yếu lình xình giằng co quanh tham chiếu dù cho đang có VCB (+2,1%), BID (+1,4%), GAS (+1,4%) hỗ trợ về điểm số. Các vận động triệt tiêu ảnh hưởng của nhóm này đang xuất phát từ (-2,2%), VIC (-0,7%), FPT (-1,2%).
Các cổ phiếu Xây dựng và Hạ tầng hiện vẫn đang là điểm sáng nhất của thị trường với VCG (+5,54%), FCN (+5,22%), HHV (+5,4%) còn CTD, HBC tăng trần.
So với phiên cuối tuần trước, thị trường đang mở ra thêm nhiều cơ hội hơn khi ANV, HPX, VOS, IDI đang tăng trần cùng các mã DBC (+6,05%), ASM (+6,6%), PAN (+4,5%), HAG (+4,14%), VGC (+5,66%), GEX (+4,7%), PC1 (+4,13%). Rõ ràng, thị trường đang đi theo những kỳ vọng tích cực hơn trong đó nhóm Đầu tư công có thể mới chỉ là điểm khởi đầu.
Để củng cố hy vọng cho thị trường thì sự đồng hành của dòng tiền sẽ phải là điều tất yếu. Đây lại là yếu tố còn thiếu khi giá trị giao dịch tới 10h30 đang đạt gần 3.800 tỷ đồng.
VN-Index đang tạm thời tăng tốt hơn VN30 nhờ những đóng góp từ các cổ phiếu Midcap và Penny, mức tăng đạt gần 1%. Điểm số hiện đã ở trên 1.060 điểm.
Trong khi đó, HNX-Index lại chỉ có mức tăng xấp xỉ VN30 là 0,4% cho thấy sự bắt nhịp của các cổ phiếu trên sàn là chưa có.