Phó Chủ tịch PNJ mua 4 triệu cổ phiếu, REE muốn thoái vốn khỏi Nhiệt điện Ninh Bình

Bà Trần Phương Ngọc Thảo, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị PNJ đã mua thành công 4 triệu cổ phiếu PNJ, nâng tỷ lệ sở hữu từ 2,33% lên 3,51% vốn điều lệ.

Phó Chủ tịch PNJ mua 4 triệu cổ phiếu, REE muốn thoái vốn khỏi Nhiệt điện Ninh Bình

Con gái Chủ tịch PNJ chi gần 400 tỷ đồng mua cổ phiếu

Bà Trần Phương Ngọc Thảo, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã PNJ) báo cáo đã mua 4 triệu cổ phiếu PNJ trong khoảng thời gian từ ngày 19/12/2024 đến 14/1/2025 theo phương thức thỏa thuận/khớp lệnh.

Ước tính mức giá trong khoảng thời gian trên, bà Thảo đã bỏ ra khoảng 380 tỷ đồng để mua cổ phiếu PNJ.

Sau giao dịch này, bà Thảo tăng sở hữu tại PNJ từ 2,33% lên 3,51% vốn, tương ứng từ gần 7,9 triệu cổ phiếu lên gần 11,9 triệu cổ phiếu.

Bà Trần Phương Ngọc Thảo là con gái của Chủ tịch HĐQT PNJ Cao Thị Ngọc Dung. Hiện vị Chủ tịch này sở hữu hơn 9,6 triệu cổ phiếu.

Bà Dung có hai người con khác cũng đang là cổ đông sở hữu hàng triệu cổ phiếu tại PNJ. Cụ thể, bà Trần Phương Ngọc Giao nắm giữ gần 9,7 triệu cổ phiếu PNJ, bà Trần Phương Ngọc Hà nắm giữ hơn 12,2 triệu cổ phiếu PNJ.

REE đăng ký bán toàn bộ 3,8 triệu cổ phiếu NBP

Công ty TNHH Năng lượng REE đăng ký bán toàn bộ 3,8 triệu cổ phiếu Công ty CP Nhiệt điện Ninh Bình (mã NBP) từ ngày 17/1 đến 14/2 nhằm cơ cấu danh mục. Lượng cổ phiếu tương đương với 29,45% vốn.

Sau khi thông tin REE muốn thoái vốn, cổ phiếu NBP đã giảm sàn trong phiên ngày 17/1, xuống còn 12.500 đồng/cổ phiếu. Chiếu theo thị giá này, ước tính công ty con của REE Corp (mã REE) có thể thu về số tiền 47,5 tỷ đồng.

Tại Nhiệt điện Ninh Bình, Năng Lượng REE đang là cổ đông lớn thứ hai, sau EVN Genco3 (mã PGV). Ông Phong Danh, Thành viên Hội đồng quản trị Nhiệt điện Ninh Bình là người đại diện phần vốn góp của Năng Lượng REE.

Ngoài Nhiệt điện Ninh Bình, Năng Lượng REE cũng mới thoái vốn tại một đơn vị khác là Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC). Theo đó, Năng Lượng REE đã bán 250.000 cổ phiếu PPC từ 16/12/2024 đến 13/1, hạ sở hữu về 64,5 triệu cổ phiếu, tương ứng với 20,1% vốn.

Cổ đông Nhật Bản tiếp tục tăng sở hữu tại Dược phẩm Hà Tây

Quảng cáo

ASKA Pharmaceutical đã mua 1,41 triệu cổ phiếu Công ty CP Dược phẩm Hà Tây (mã DHT) như đăng ký trước đó. Thời gian giao dịch từ ngày 20/12/2024 đến 9/1. DHT dao động trong khoảng 90.600 - 96.300 đồng/cổ phiếu giai đoạn này, nên ước tính giá trị giao dịch của cổ đông lớn trên dưới 130 tỷ đồng.

Khối lượng sở hữu tăng từ 31,5 triệu cổ phiếu (38,2% vốn) lên 32,9 triệu cổ phiếu (39,9%), duy trì vị thế cổ đông lớn nhất. Trước đó, ASKA để mua gần 2,2 triệu cổ phiếu DHT trong thời gian từ 3 - 10/12/2024, ước chi hơn 172 tỷ đồng.

ASKA bắt đầu rót vốn vào Hataphar từ năm 2020 khi mua 6,6 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ, sở hữu 24,9% vốn điều lệ. Đến cuối năm 2023, tổ chức này tiếp tục mua 8,4 triệu cổ phiếu trong đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ 24,9% lên 32,56%. Mức giá chào mua khi đó là 21.500 đồng/cổ phiếu và số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong ba năm.

Hai thành viên hội đồng quản trị Dược phẩm Hà Tây gồm ông Hiroyasu Nishioka và ông Keisuke Oshio đồng thời là đại diện phần vốn góp của ASKA.

Chị gái Chủ tịch Bất động sản An Gia đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu

Bà Nguyễn Hương Giang, chị gái ông Nguyễn Bá Sáng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã AGG) đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu từ ngày 17/1 đến 14/2. Nếu thành công, bà Giang sẽ nâng sở hữu từ 2,5 triệu cổ phiếu (1,6% vốn) lên 5,5 triệu cổ phiếu (3,4% vốn).

Trước đó vào ngày 11/12/2024, bà Hương Giang vừa mua thỏa thuận 1,7 triệu cổ phiếu từ Công ty CP Quản lý và Đầu tư Trường Giang. Tương tự, một người chị khác của ông Sáng là Nguyễn Quỳnh Giang mua thỏa thuận 2 triệu cổ phiếu.

Ngoài ra, Chủ tịch Nguyễn Bá Sáng và Kế toán trưởng Nguyễn Thành Châu (đồng thời là anh rể ông Sáng) cũng tham gia mua cổ phần từ Công ty Quản lý và Đầu tư Trường Giang. Sau các giao dịch Quản lý và Đầu tư Trường Giang đã thoái sạch vốn tại Bất động sản An Gia.

Trường hợp giao dịch mua 3 triệu cổ phiếu của bà Hương Giang hoàn tất, nhóm cổ đông liên quan Chủ tịch Bất động sản An Gia sẽ nâng tỷ lệ nắm giữ lên 33,8%.

Một cá nhân mua toàn bộ 25% vốn TTL từ SCIC

Ông Phạm Tuấn Vũ, cựu Kế toán trưởng Tổng Công ty Thăng Long - CTCP (mã TTL) báo cáo đã mua thành công 10,5 triệu cổ phiếu TTL trong ngày 8/1, nâng tỷ lệ sở hữu lên 25,09% vốn và trở thành cổ đông lớn của Tổng Công ty Thăng Long. Trước giao dịch, ông Vũ không sở hữu cổ phần tại doanh nghiệp này.

Bên chuyển nhượng cổ phần là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Trước đó, vào ngày 26/12, SCIC đã tổ chức đấu giá toàn bộ 10,5 triệu cổ phiếu TTL, tương đương 25,09% vốn điều lệ. Kết quả đấu giá ghi nhận sự tham gia của 2 nhà đầu tư cá nhân, nhưng chỉ duy nhất 1 cá nhân đấu giá thành công với tổng giá trị hơn 222 tỷ đồng, tương ứng 21.201 đồng/cổ phiếu - cao hơn 70% so với giá đóng cửa 12.400 đồng/cổ phiếu của TTL vào ngày 26/12/2024.

Sau thương vụ trên, SCIC trở thành cái tên tiếp theo rút khỏi danh sách cổ đông của TTL, sau Công ty CP Tasco. Hiện tại, cơ cấu cổ đông lớn của TTL gồm: Công ty CP Đầu tư và Xây dựng TNG nắm 50,5% vốn, ông Phạm Tuấn Vũ sở hữu 25,09%, Ngân hàng SHB và Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) mỗi đơn vị nắm giữ 7,16% vốn.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Sài Gòn 3 Group lên kế hoạch nắm quyền chi phối tại YTECO

Công ty CP Đầu tư Phát triển Sài Gòn 3 Group (SGI:UPCOM) của Chủ tịch Nguyễn Khánh Linh muốn mua thêm 2.897.923 cổ phiếu YTC của Công CP XNK Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (YTECO) để nâng tỷ lệ sở hữu lên 55,14%.

Chứng trường đua nước rút trước thềm nâng hạng Lợi nhuận thu hẹp quý thứ 2 liên tiếp, cuộc đua ngành Chứng khoán vẫn đang kịch tính

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Nỗ lực cao nhất để thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng

Bộ trường Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định, các cơ quan quản lý nhà nước đã rất chủ động và nỗ lực giải quyết các điểm nghẽn của thị trường giúp nâng cao khả năng huy động vốn cho các doanh nghiệp, đồng thời tháo gỡ những vướng mắc nhằm tạo điều k

Nhiều địa phương cam kết đạt tăng trưởng GRDP cao hơn chỉ tiêu được giao UBCKNN Việt Nam vừa đánh dấu cột mốc quan trọng trong mạng lưới cơ quản lý thị trường toàn cầu

UBCKNN Việt Nam vừa đánh dấu cột mốc quan trọng trong mạng lưới cơ quản lý thị trường toàn cầu

UBCKNN ký kết Biên bản Ghi nhớ Đa phương về Giám sát của APRC, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác về hoạt động giám sát thị trường chứng khoán với các cơ quan quản lý các nước và vùng lãnh thổ.

Chứng trường đua nước rút trước thềm nâng hạng Năm 2025 là mục tiêu phấn đấu để nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi

Áp sát mốc 1.300 điểm, thị trường có tuần tăng điểm thứ 5 liên tiếp

Rung lắc đã xuất hiện ngay sau phiên đáo hạn phái sinh tháng 02 nhưng các cổ phiếu Ngân hàng vẫn kịp "nắn" chỉ số tăng trở lại. Qua đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có tuần tăng điểm thứ 5 liên tiếp.

Khi nào khối ngoại dừng đà bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam? Thị trường chứng khoán Phố Wall sụt giảm do triển vọng ảm đạm của Walmart

Chứng khoán ACBS hướng đến cho vay margin tăng trưởng 75% trong năm 2025

Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) đã đưa ra phương hướng hoạt động năm 2025 trong đó đề cập đến mở rộng quy mô cho vay giao dịch ký quỹ dự kiến tăng trưởng 75% so với năm 2024.

Chứng khoán ACBS sắp nâng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng Chứng khoán ACBS đã được UBCK chấp thuận cho đợt tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng

Thị trường không có rung lắc trong phiên đáo hạn phái sinh tháng 2

Dù có trạng thái tăng "gap up", sắc xanh của VN-Index vẫn được duy trì cho tới hết phiên giao dịch. Sự kiện đáo hạn phái sinh tháng 02/2025 hầu như không tạo ra ảnh hưởng rõ ràng lên thị trường.

Khối ngoại đảo chiều sau 12 phiên bán ròng, nhiều cổ phiếu thị trường tăng trần Khi nào khối ngoại dừng đà bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

Khi nào khối ngoại dừng đà bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

“Chừng nào FED chưa có dấu hiệu thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ một cách mạnh mẽ, dòng vốn ngoại vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại các thị trường cận biên như Việt Nam”, chuyên gia VNDRIECT dự báo.

Phiên 18/2: Khối ngoại tiếp chuỗi "xả hàng" 12 phiên liên tiếp, ngược chiều gom hơn trăm tỷ một mã chứng khoán Khối ngoại đảo chiều sau 12 phiên bán ròng, nhiều cổ phiếu thị trường tăng trần