Phó Tổng Giám đốc VIB đăng ký mua 12 triệu cổ phiếu, con gái Chủ tịch Bac A Bank muốn bán hơn 3,7 triệu cổ phiếu

Ông Hồ Vân Long, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Ban Dịch vụ Tài chính Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đăng ký mua 12 triệu cổ phiếu VIB, hạ sở hữu xuống còn 28,6 triệu cổ phiếu, tương ứng 0,961% vốn VIB.

Phó Tổng Giám đốc VIB đăng ký mua 12 triệu cổ phiếu, con gái Chủ tịch Bac A Bank muốn bán hơn 3,7 triệu cổ phiếu

Lãnh đạo VIB đăng ký mua 12 triệu cổ phiếu

Ông Hồ Vân Long, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Ban Dịch vụ Tài chính Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (mã VIB) đăng ký mua 12 triệu cổ phiếu VIB trong thời gian từ ngày 2/1/2025 - 24/1/2025 bằng phương thức thoả thuận và khớp lệnh với mục đích gia tăng đầu tư tài sản giá trị.

Hiện ông Long đang sở hữu 16,6 triệu cổ phiếu VIB, tương đương 0,558% vốn ngân hàng. Sau giao dịch, dự kiến ông Long sẽ nắm 28,6 triệu cổ phiếu, tương ứng 0,961% vốn VIB.

Kết phiên ngày 27/12, cổ phiếu VIB được giao dịch ở mức thị giá 20.050 đồng/cổ phiếu, gần sát mức đỉnh ghi nhận hồi tháng 3/2024 (20.422 đồng/cổ phiếu). Tạm tính theo mức giá này, ông Long sẽ phải bỏ ra hơn 240 tỷ đồng để thực hiện giao dịch.

Con gái Chủ tịch Bac A Bank muốn bán hết hơn 3,7 triệu cổ phiếu BAB

Bà Đào Phương Thảo, con gái bà Trần Thị Thoảng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank, mã BAB) đăng ký chuyển nhượng 3,71 triệu cổ phiếu BAB.

Giao dịch dự kiến được thực hiện bằng phương thức thoả thuận từ ngày 27/12/2024 đến ngày 31/12/2024. Kết phiên ngày 27/12, thị giá của cổ phiếu BAB dừng ở mức 11.600 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo mức giá này, tổng giá trị của số cổ phần mà bà Thảo chuyển nhượng là khoảng hơn 43 tỷ đồng.

Trước giao dịch, bà Thảo đang nắm giữ 3,71 triệu cổ phiếu BAB, tương đương tỷ lệ sở hữu là 0,414% vốn điều lệ. Nếu chuyển nhượng thành công, bà sẽ không còn nắm giữ bất kỳ cổ phiếu nào tại ngân hàng.

Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2024, bà Trần Thị Thoảng nắm giữ hơn 27,8 triệu cổ phiếu BAB, tương ứng tỷ lệ sở hữu là 3,103% và ông Đào Đình Phát, chồng bà Thoảng, sở hữu gần 12,8 triệu cổ phiếu BAB, tương ứng tỷ lệ 1,427%.

APG muốn giảm sở hữu tại GKM Holdings, Ladophar

Nhằm cơ cấu danh mục đầu tư, Công ty CP Chứng khoán APG (mã APG) đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu GKM của Công ty CP GKM Holdings từ ngày 25/12 đến 23/1/2025. Khối lượng sở hữu dự kiến giảm từ 5,05 triệu cổ phiếu (16,1% vốn) xuống 3,05 triệu cổ phiếu (9,71% vốn).

Quảng cáo

APG hiện là cổ đông lớn nhất tại GKM. Cổ đông lớn còn lại là Chủ tịch HĐQT GKM Holdings Đặng Việt Lê với 3,4 triệu cổ phiếu (10,7% vốn) tại 30/6.

Cũng từ ngày 25/12 đến ngày 23/1/2025, APG còn muốn bán 1 triệu cổ phiếu của Dược Lâm Đồng (Ladophar, mã LDP). Công ty chứng khoán dự kiến hạ sở hữu tại Ladophar từ 2,4 triệu cổ phiếu (18,9% vốn) về 1,4 triệu cổ phiếu (11% vốn).

APG trở thành cổ đông lớn tại Ladophar từ tháng 4/2023 sau khi nâng sở tỷ lệ hữu lên 8,5% vốn. Đến tháng 10 và tháng 11 cùng năm, công ty tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu lên lần lượt là 15,5% và 18,9% - mức hiện tại.

Tael Two Parters không còn là cổ đông lớn tại Vinasun

Tael Two Parters thông báo đã bán 2 triệu cổ phiếu VNS của Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) vào ngày 23/12. Phiên ngày 23/12 ghi nhận khối lượng thỏa thuận đúng bằng cổ đông ngoại thoái ra, trị giá 20 tỷ đồng (bình quân 10.000 đồng/cổ phiếu).

Sau giao dịch, Tael Two Parters giảm sở hữu từ 5 triệu cổ phiếu (7,4% vốn) về 3 triệu cổ phiếu (4,4% vốn), không còn là cổ đông lớn.

Lượng 2 triệu cổ phiếu trên nằm trong tổng số 5 triệu cổ phiếu mà Tael Two Parters muốn bán từ ngày 19/12 đến 17/1/2025. Như vậy, cổ đông Singapore dự kiến còn bán nốt 3 triệu cổ phiếu VNS cho đến ngày 17/1/2025.

Trước đó, vào ngày 13/12, cổ đông ngoại này cũng đã bán ra 1,4 triệu cổ phiếu VNS. Ông Lê Hải Đoàn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn HIPT (mã HIG) chính là người đã mua vào lượng cổ phiếu tương tự trong cùng ngày, đồng thời trở thành cổ đông lớn. Trong giao dịch vào ngày 23/12 vừa qua, ông Lê Hải Đoàn cũng chính là người đã mua thêm 2 triệu cổ phiếu VNS để nâng sở hữu từ 6,01%, lên 8,96% vốn điều lệ.

Như vậy, sau giao dịch, ông Lê Hải Đoàn và đơn vị liên quan là Công ty CP Tập đoàn HIPT sở hữu tổng cộng 12,32% vốn điều lệ tại Vinasun.

Ghế cổ đông lớn Hanoimilk “đổi chủ”

Ông Hoàng Văn Thuật, cổ đông lớn của Công ty CP Sữa Hà Nội (Hanoimilk, mã HNM) báo cáo đã bán toàn bộ 6,51 triệu cổ phiếu HNM, tương ứng 14,66% vốn của Hanoimilk vào ngày 18/12.

Trước đó, ông Hoàng Văn Thuật từng bán ra hơn 4,2 triệu cổ phiếu HNM trong phiên ngày 10/12 để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân, giảm tỷ lệ sở hữu tại đây từ 24,13% (10,71 triệu cổ phiếu) xuống còn 14,66% (6,51 triệu cổ phiếu). Đến ngày 18/12, ông Thuật tiếp tục bán nốt số cổ phiếu còn lại và không còn là cổ đông của HNM.

Ở chiều ngược lại, bà Nguyễn Thị Mạc báo cáo đã mua hơn 6,4 triệu cổ phiếu HNM, tăng tỷ lệ sở hữu tại đây từ 4,69% (2,1 triệu cổ phiếu) lên mức 19,19% (8 ,5 triệu cổ phiếu), qua đó chính thức trở thành cổ đông lớn của Hanoimilk từ ngày 18/12/2024.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

CTG phá kỷ lục giá, thị trường nhanh chóng "vá" đường xu hướng dài hạn

Phiên "gỡ điểm" đã xuất hiện nhanh chóng sau khi thị trường mất khá nhiều điểm số trước đó. Nhiều nhóm cổ phiếu như Ngân hàng, Chứng khoán, Đầu tư công đã góp mặt giúp bức tranh khởi sắc. Nổi bật nhất là CTG đã có giá đóng cửa kỷ lục.

Cải thiện nội tại, thị trường chứng khoán non trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới Thị trường giảm hơn 10 điểm ngay phiên đầu xuân Ất Tỵ

Khởi đầu sóng gió cho TTCK châu Á sau Tết Nguyên Đán

TTCK châu Á chìm trong sắc đỏ và đồng USD tăng mạnh trong chiều 3/2, sau khi Tổng thống Mỹ ban hành mức thuế cao đối với Trung Quốc, Canada và Mexico, đồng thời cảnh báo EU sẽ sớm bị ảnh hưởng.

Chứng khoán châu Á khởi sắc khi kết thúc tuần giao dịch đầy biến động Chứng khoán châu Âu khởi sắc trong tháng đầu năm 2025

Sàn chứng khoán 2025 đợi tiền ngoại quay về

Kể từ năm 2020 đến hết năm 2024, khối ngoại bán ròng khoảng 6,7 tỷ USD trên thị trường chứng khoán. Riêng trong năm 2024, khối ngoại bán ròng khoảng 3,7 tỷ USD, vượt qua mức bán ròng kỷ lục từng ghi nhận vào năm 2021.

Vốn ngoại đổ vào bất động sản tăng gần 2,4 lần so với năm 2023 Cổ phiếu nào sẽ đón đầu dòng vốn ngoại khi thị trường được nâng hạng?

"Ba chữ cái" nào sẽ giúp nhà đầu tư mệnh Kim vượt qua năm xung khắc Ất Tỵ?

Nhà đầu tư mệnh Kim, khi xây dựng danh mục cổ phiếu đầu tư trong năm Ất Tỵ cần đặt mục tiêu an toàn lên hàng đầu, chỉ nên lựa chọn các mã hợp hành Kim là hành Thổ và có yếu tố cơ bản vững vàng.

Tồn kho của các “ông lớn” ngành thép HPG, HSG, NKG bao nhiêu? Quỹ ETF ngoại quy mô 11.000 tỷ thêm mới duy nhất SIP, dự kiến mua lượng lớn một cổ phiếu chứng khoán nhưng sẽ bán bớt HPG, VND, NVL, SHB

Chứng khoán châu Á khởi sắc khi kết thúc tuần giao dịch đầy biến động

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng nhẹ trong phiên 31/1, kết thúc một tuần đầy biến động sau khi DeepSeek của Trung Quốc ra mắt chatbot đột phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Cải thiện nội tại, thị trường chứng khoán non trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm nhờ báo cáo doanh nghiệp lạc quan