Thổ Nhĩ Kỳ hạ mạnh lãi suất bất chấp lạm phát phi mã

Tính đến tháng 10/2022, lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ tăng đến 85,5% so với cùng kỳ năm trước, chi phí thực phẩm và năng lượng vẫn tiếp tục tăng vọt.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ (CBRT) vào ngày thứ Năm đã hạ lãi suất 150 điểm cơ bản xuống 9% và quyết định chấm dứt chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ bất chấp những rủi ro lạm phát leo thang, theo nội dung bài đăng mới được CNBC đăng tải.

CBRT đã không ngừng chịu nhiều áp lực từ phía Tổng thống Recep Tayyip Erdogan để tiếp tục hạ lãi suất bất chấp lạm phát leo thang. Tính đến tháng 10/2022, lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ tăng đến 85,5% so với cùng kỳ năm trước, chi phí thực phẩm và năng lượng vẫn tiếp tục tăng vọt.

“Xét đến rủi ro tăng dần trong tương quan với nhu cầu toàn cầu, ủy ban hoạch định chính sách tiền tệ đánh giá rằng mức lãi suất hiện tại là phù hợp và quyết định sẽ ngừng chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ bắt đầu từ tháng 8/2022”, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ ra tuyên bố.

Tổng thống Erdogan đã luôn giữ quan điểm rằng việc nâng lãi suất, theo xu thế chung của các ngân hàng trung ương trên thế giới, sẽ gây tổn hại đến kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, ngày một nhiều chuyên gia kinh tế nói rằng việc hạ giá mạnh đồng tiền sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá đồng lira và vì vậy đẩy lạm phát lên cao hơn nữa. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã không ngừng tuyên bố về mục tiêu sẽ đưa lãi suất về ngưỡng 1 con số trước thời điểm cuối năm nay.

“Dù rằng tác động tiêu cực từ những hạn chế trong chuỗi cung ứng tại nhiều ngành nghề, đặc biệt ngành thực phẩm cơ bản, đã có thể tránh được nhờ những chiến lược phù hợp từ Thổ Nhĩ Kỳ, xu thế chi phí giá sản xuất và giá cả tiêu dung tăng lên trên quy mô quốc tế là không thể tránh khỏi”, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh.

“Ảnh hưởng của lạm phát toàn cầu cao lên kỳ vọng lạm phát và các thị trường tài chính quốc tế được theo dõi chặt chẽ. Hơn thế nữa, ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế phát triển nhấn mạnh rằng lạm phát cao sẽ có thể kéo dài hơn so với tính toán trước đây do giá năng lượng cao trong thời gian dài, nhiều yếu tố thiếu cân bằng giữa cung và cầu đang tồn tại cũng như thị trường lao động”, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định.

Cũng theo đó, CBRT đang rà soát lại khung chính sách của cơ quan này, tập trung vào việc sẽ vẫn sử dụng tất cả những công cụ cần thiết cho đến khi có các chỉ báo cho thấy lạm phát giảm bền vững và mục tiêu lạm phát 5% đạt được.

Sự ổn định về mặt giá cả nói chung sẽ giúp củng cố cho ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính dù rằng dự trữ ngoại tệ đang trong xu thế tăng và chi phí tài chính giảm”, CBRT phân tích. Cũng theo CBRT, điều này sẽ tạo nền tảng quan trọng cho đầu tư, sản xuất và việc làm để giúp kinh tế vẫn tăng trưởng vững vàng và ổn định.

Năm 2022 đã chứng kiến một khoảnh khắc đồng thuận hiếm có về kinh tế. Đó là việc ngân hàng trung ương của các nước giàu có, đặc biệt là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), sau khi "thả cửa" lạm phát đã phải sửa lỗi bằng cách tăng mạnh lãi suất một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, theo tạp chí The Economist (Anh), khi năm 2022 đi đến hồi kết, sự đồng thuận hiếm có này đã bị phá vỡ. Bất đồng mới nhất về chính sách tiền tệ lớn đến mức như thể các ngân hàng trung ương đang đối phó với các thực tế khác nhau.

Trong khi một số chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng lãi suất hiện đã tăng hơn mức cần thiết để kiềm chế sự gia tăng của giá cả, những người khác lại cho rằng chính sách tiền tệ vẫn chưa thực sự thắt chặt.

Giống như nắm một cái vai bị trật khớp, việc phân loại vấn đề lạm phát được cho là đơn giản nhưng khó khăn. Mọi chuyên gia kinh tế đều biết câu châm ngôn, được mệnh danh là "nguyên tắc Taylor", đặt theo tên của Giáo sư John Taylor thuộc Đại học Stanford, rằng các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất nhiều hơn so với mức tăng của lạm phát.

Bất chấp nguyên tắc này là nhằm làm cho chi phí đi vay được điều chỉnh theo lạm phát giảm xuống, việc thực hiện một biện pháp kích thích khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Để tuân theo nguyên tắc này, các nhà hoạch định chính sách phải tăng lãi suất thực mỗi khi giá tăng. Nếu họ làm vậy, sớm hay muộn nền kinh tế cũng sẽ chậm lại và trật tự sẽ được tái lặp. Nguyên tắc Taylor là cần thiết để ổn định lạm phát trong các mô hình kinh tế hiện đại. Đó cũng là lẽ thường.

Tuy nhiên, ngày nay không có ngân hàng trung ương lớn nào tuân theo nguyên tắc này. Kể từ đầu năm ngoái, lạm phát đã tăng 5% ở Mỹ, 8% ở Anh và 10% ở Khu vực đồng euro (Eurozone). Các đợt tăng lãi suất của ngân hàng trung ương là nhanh so với tiêu chuẩn lịch sử. Tuy nhiên, những đợt tăng này không bắt kịp tốc độ tăng của giá cả. Và điều đó đã khiến một số nhà kinh tế rung chuông cảnh báo. Chuyên gia Jonathan Parker thuộc Viện Công nghệ Massachusetts tuyên bố rằng "Fed vẫn chưa đạp phanh" sau đợt tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm gần đây nhất vào ngày 2/11.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE