Thị trường bất động sản 2023 sẽ diễn biến theo xu hướng nào?

Có 2 kịch bản xảy ra với thị trường bất động sản: Sau Tết Quý Mão, Chính phủ sẽ có một số chính sách điều chỉnh, thị trường sẽ dần ấm lên, ổn định đến cuối năm và thị trường năm 2023 khả năng vẫn còn khó bởi dòng vốn chưa được khơi thông.

Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tại một hội thảo được tổ chức chiều hôm qua, ngày 13/12.

Theo đó, chia sẻ tại hội thảo trên, ông Nguyễn Văn Đính cho biết, trong 5 năm gần đây, nguồn cung thị trường bất động sản (BĐS) có xu hướng giảm rõ rệt, chủ yếu là sản phẩm cao cấp, giá trị lớn.

Tổng cung 9 tháng năm 2022 đạt 41.886 sản phẩm, tương đương 24% so với năm 2018. Tỷ lệ hấp thụ trong quý 3/2022 chỉ đạt 33,5%, giảm mạnh so với giai đoạn nửa đầu năm; lượng giao dịch giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tỷ lệ hấp thụ trung bình chỉ đạt 43%. Riêng quý 3/2022, giảm mạnh so với quý 1 + 2, chỉ đạt 33,5%; lượng giao dịch giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ông Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, biến động giá thị trường trong thời gian qua cho thấy, giá bất động sản đangbị đẩy quá cao, không phù hợp nhu cầu người dân.

“Áp lực tăng giá đầu vào như vật liệu xây dựng, thiết bị, máy móc, nhân công, giá đất, chi phí vốn,... và lạm phát tăng cao đã gây áp lực lên giá thành bất động sản”, ông nhận định.

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, trong những tháng cuối năm 2022, giá bất động sản có giảm nhưng vẫn gấp nhiều lần so với thời điểm 2018.

Hiện các doanh nghiệp phát triển dự án và các nhà đầu tư, khách hàng rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng không thuận lợi, tỷ lệ phát hành thành công rất nhỏ. Nhiều dự án bất động sản phải tạm dừng hoạt động, xuất hiện nhiều hơn hiện tượng chào mới, chuyển nhượng dự án nhưng tỷ lệ quan tâm và giao dịch cũng không đáng kể. Hầu hết các doanh nghiệp BĐS và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ BĐS phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh và cắt giảm bộ máy nhân sư.

Quảng cáo

Nguyên nhân của thực trạng trên là hệ thống pháp luật có dấu hiệu không còn phù hợp, không theo kịp tốc độ phát triển, vô tình tạo thành những điểm nghẽn, gây khó khăn cho quá trình giải quyết hồ sơ, thủ tục đầu tư. Do đó, các dự án bất động sản chậm nhịp tham gia thị trường, tạo sự khan hiếm nguồn cung nhất thời ở giai đoạn này.

Mặt khác, do khan hiếm nguồn cung, trong tình trạng cầu cao và ổn định (tăng trưởng kinh tế ổn định, đô thị hóa tăng trưởng nhanh đầu tư công tăng mạnh) cộng với áp lực tăng giá đầu vào (lạm phát thế giới, lãi suất ngân hàng, giá nguyên vật liệu, giá đất,... tăng) nên giá BĐS bị đẩy lên cao bất thường, vượt khả năng chi mua, dẫn đến tính thanh khoản thị trường yếu.

Cơ cấu nguồn cung trên thị trường không hợp lý. Nguồn tồn kho hầu hết là sản phẩm cao cấp, phục vụ đầu tư. Rất hiếm sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực như nhà ở bình dân, giá rẻ, nhà cho công nhân, cho thuê, nhà ở xã hội,... nên dưới tình trạng thắt chặt tiền tệ, rất khó hấp thụ.

Hơn nữa, sau một giai đoạn dòng tiền dễ (đầu năm 2022) được bơm vào thị trường, không được kiểm soát tốt, dòng tiền hướng vào hoạt động đầu tư, đầu cơ, tạo sốt đất, bong bóng ở một số khu vực.

Thêm vào đó, việc Ngân hàng Nhà nước lại đột ngột đạp phanh, tạo hiện tượng dừng lại mọi hoạt động đầu tư trên thị trường, khiến doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp BĐS bị ảnh hưởng mạnh.

Hoạt động phát hành trái phiếu thực hiện theo Nghị định 65 rất chặt chẽ và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thực tế các nhà đầu tư trái phiếu ở Việt Nam chỉ có thể đáp ứng 10-20% điều kiện của quy định mới này nên phát hành trái phiếu của nghiệp vẫn chưa đạt hiệu quả, dẫn đến tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn bị hạn chế.

Đề cập đến triển vọng thị trường bất động sản năm 2023, ông Nguyễn Văn Đính cho biết, có 2 kịch bản xảy ra với thị trường BĐS Việt Nam: Sau Tết Quý Mão, Chính phủ sẽ có một số chính sách điều chỉnh, thị trường sẽ dần ấm lên, ổn định đến cuối năm và thị trường BĐS năm 2023 khả năng vẫn còn khó bởi dòng vốn chưa được khơi thông.

Trước 2 kịch bản trên, ông Nguyễn Văn Đính dự báo khả năng xảy ra theo kịch bản 1.

“Để thích ứng với tình hinh mới, doanh nghiệp bất động sản sẽ phải chủ động cơ cấu lại sản phẩm tại các dự án đang phát triển theo hướng phù hợp hơn với nhu cầu thị trường. Đồng thời, tập trung phát triển nhiều hơn các sản phẩm bất động sản có giá phù hợp tại các dự án mới khi đó thị trường sẽ lưu thông và thanh khoản tốt hơn.

Chuyển đổi số được các doanh nghiệp lựa chọn, ứng dụng tích cực vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cung cấp thông tin, dữ liệu về thị trường, giúp thị trường bất động sản minh bạch, phát triển bền vững, củng cố niềm tin cho nhà đầu tư”, ông Đính nhấn mạnh.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Thứ trưởng Bộ Xây dựng nêu chế tài xử lý hành vi “thổi giá” bất động sản

Về xử lý hành vi thao túng thị trường, thổi giá, Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Cạnh tranh, Luật Đất đai và đặc biệt Luật Kinh doanh bất động sản 2023… đã có quy định rất rõ ràng.

Tây Hà Nội đăng ký xây khu dân cư hơn 2.200 tỷ đồng ở Hoà Bình Thủ tướng: Nhiệm vụ của quý IV còn rất nặng nề, cần nỗ lực hơn để đạt GDP trên 7%

Giá chung cư Hà Nội thiết lập mức đỉnh mới, xấp xỉ 70 triệu đồng/m2

Theo số liệu của Savills, giá căn hộ sơ cấp tại Hà Nội đạt 69 triệu đồng/m2, tăng 6% theo quý và 28% theo năm. Giá thứ cấp trung bình đạt 51 triệu đồng/m2, tăng 10% theo quý và 41% theo năm.

Hà Nội đón thêm hàng nghìn căn hộ chung cư đủ điều kiện mở bán Giá nhiều chung cư tăng thêm tới 15% sau khi các tuyến metro đi vào hoạt động

Giá chung cư ở TP. Hồ Chí Minh bất ngờ quay đầu giảm

Sự thay đổi về cơ cấu nguồn cung trong quý đã góp phần làm thay đổi giá bán sơ cấp trung bình của toàn thị trường. Hết quý III/2024, giá trung bình nguồn cung sơ cấp (bao gồm cả hàng tồn kho & nguồn cung mới) toàn TP. Hồ Chí Minh đạt 68 triệu đồng/m2 thông thủy.

Sẽ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội ngay trong tháng 10 Siêu cảng 55.000 tỷ đồng của Việt Nam sẽ sở hữu cầu vượt biển dài gần 18km, gấp 3 lần cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á

Thêm 54 thửa đất ở huyện vùng ven Hà Nội chuẩn bị được mang ra đấu giá

Công ty Đấu giá hợp danh Số 5 - Quốc gia vừa thông báo, vào ngày 13/10 sẽ phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Quốc Oai tổ chức đấu giá 54 thửa đất tại khu đất đấu giá thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn.

Tại sao dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm 2.129 tỷ đồng vốn đầu tư? 70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng

70% căn hộ chung cư bán được ở Hà Nội có giá trên 4 tỷ đồng

9 tháng đầu năm 2024, các căn hộ trên 4 tỷ đồng chiếm 70% số lượng căn bán được, tăng mạnh từ mức 2% trong năm 2020. Các căn hộ từ 2 - 4 tỷ đồng chiếm 29% thị phần và chỉ 1% số căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng.

Từ ngày 7/10 tới đây, Hà Nội áp dụng quy định mới về tách thửa, giá nhà đất có tăng cao? Siêu dự án 12 tỷ USD ngoài khơi của Việt Nam tăng tốc, “đại gia” dầu khí được dự báo lãi có thể vượt xa kế hoạch

Hà Nội: Nguồn cung căn hộ mới trong quý 3 tăng mạnh nhưng giá trung bình vẫn 70 triệu đồng/m2, dự báo giá còn tiếp tục tăng

Căn hộ ở Hà Nội vẫn thu hút nhờ tổng giá trị phù hợp hơn, tính đa dụng và tiềm năng sinh lời so với các kênh đầu tư khác, nhận định của bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc Cấp Cao, Bộ Phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội.

Chung cư phía Nam bước vào cuộc đua cuối năm Giá nhiều chung cư tăng thêm tới 15% sau khi các tuyến metro đi vào hoạt động

Đề xuất loạt tiêu chí xác định giá từng thửa đất theo giá thị trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết về xây dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.

Quốc hội yêu cầu tập trung triển khai đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội Phát Đạt chốt thời gian phát hành cổ phiếu hoán đổi khoản nợ 30 triệu USD