Thay kiểm toán, tình hình Hòa Bình vẫn xấu đi

Báo cáo kiểm toán của Hòa Bình với đơn vị kiểm toán mới, xuất hiện thêm một loạt ý kiến ngoại trừ, cùng với việc lỗ thêm 40% so với báo cáo công ty tự lập.

Dự án Ha Noi Hilton West do Hòa Bình là tổng thầu thi công gói thầu Kết cấu phần thô công trình (Ảnh: HBC)
Dự án Ha Noi Hilton West do Hòa Bình là tổng thầu thi công gói thầu Kết cấu phần thô công trình (Ảnh: HBC)

Nội dung chính:

- Báo cáo kiểm toán của Xây dựng Hòa Bình ghi nhận khoản lỗ 1.115 tỷ đồng sau thuế, tăng tới 40% so với khoản lỗ trong báo cáo công ty tự lập.

- Kiểm toán đưa ý kiến ngoại trừ về các khoản phải thu nghìn tỷ cũng như về doanh thu của Hòa Bình trong năm 2023.

- Đây là báo cáo đầu tiên của Hòa Bình do công ty AASC kiểm toán. Trước đó, EY kiểm toán và soát xét các báo cáo của Hòa Bình và không đưa ra ý kiến ngoại trừ.

Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2023 do AASC kiểm toán. Đây là công ty kiểm toán thay EY - công ty kiểm toán đã gắn bó với Hòa Bình suốt 12 năm.

Việc thay công ty kiểm toán không giúp báo cáo tài chính của Hòa Bình “sáng sủa” hơn.

Lỗ thêm 40%

Báo cáo kiểm toán của Hòa Bình cho biết công ty lỗ 1.115 tỷ đồng sau thuế, tăng 40% so với khoản lỗ trong báo cáo công ty tự lập.

Nguyên nhân chính dẫn đến chênh lệch kết quả kinh doanh trên báo cáo tài chính của Hòa Bình tiếp tục do khoản trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến Hòa Bình đã lỗ sâu trong báo cáo tài chính năm 2022 do EY kiểm toán.

Quảng cáo

Cụ thể, trong báo cáo tự lập, Hòa Bình chỉ trích lập dự phòng 133 tỷ đồng. Trong riêng quý IV/2023, công ty hoàn nhập dự phòng (ghi nhận như một khoản doanh thu) tới 310 tỷ đồng, giúp Hòa Bình có lãi trong quý IV.

Báo cáo kiểm toán của Hòa Bình đã gần như “xóa sổ” toàn bộ khoản hoàn nhập nói trên, và ghi nhận dự phòng tới 417 tỷ đồng - như một khoản chi phí trong năm 2023.

Việc ghi nhận khác nhau về các khoản nợ phải thu khó đòi cho thấy quan điểm khác nhau giữa Hòa Bình và kiểm toán AASC về khả năng thu hồi các khoản nợ này.

Trong lúc AASC đánh giá các khoản nợ đã trở thành nợ xấu, và phải dự phòng theo chuẩn mực kế toán, Hòa Bình có thể có quan điểm dễ dàng hơn. Trong năm vừa qua, Hòa Bình cũng nhiều lần công bố thông tin tới các cổ đông về việc đã thu hồi được các khoản nợ từ các đối tác, khách hàng.

Một loạt ý kiến ngoại trừ

Ý kiến ngoại trừ đáng chú ý nhất trong báo cáo kiểm toán của Hòa Bình là việc ghi nhận doanh thu của công ty.

Kiểm toán cho biết Hòa Bình đang ghi nhận doanh thu hoạt động xây lắp (là hoạt động chính) của công ty căn cứ theo khối lượng do giám sát của chủ đầu tư xác nhận và đơn giá hợp đồng. Hòa Bình cho rằng doanh thu này được ước tính một cách đáng tin cậy.

Tuy nhiên, trên thực tế các hợp đồng xây dựng của Hòa Bình quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện do khách hàng xác nhận. Theo chuẩn mực kế toán, doanh thu của doanh nghiệp chỉ được xác nhận qua các chứng chỉ thanh toán, hóa đơn tài chính.

Ý kiến ngoại trừ được đưa ra khi kiểm toán chưa có đủ bằng chứng ghi nhận các khoản mục trong báo cáo tài chính.

Ngoài ra, kiểm toán cũng cho biết một loạt khoản phải thu, phải trả trị giá hàng nghìn tỷ đồng trong báo cáo tài chính của Hòa Bình. Trong đó có các khoản phải thu gần 3.000 tỷ đồng, phải trả người bán gần 1.700 tỷ đồng, hay người mua trả tiền trước gần 1.300 tỷ đồng. Các khoản mục này chưa được thu thập đầy đủ các bằng chứng đánh giá tính hiện hữu - kiểm toán cho biết.

Như vậy việc thay công ty kiểm toán từ EY sang AASC không giúp báo cáo tài chính của Hòa Bình “đẹp hơn”, nếu không muốn nói là xấu đi. AASC không những ghi giảm lợi nhuận (tăng khoản lỗ thêm 40%) mà còn đưa ra hàng loạt ý kiến ngoại trừ.

Trong báo cáo kiểm toán cuối cùng của EY với Hòa Bình (năm 2022), mặc dù công ty buộc phải ghi nhận lỗ sâu thêm, nhưng báo cáo được chấp nhận toàn phần.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Cổ phiếu HQC, HAG, ANV tăng trần 2 phiên liên tiếp khi lãnh đạo chưa kịp vào “bắt đáy”

Giữa lúc giá cổ phiếu giảm sâu trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ thông tin về chính sách thuế quan mới của Mỹ, lãnh đạo và người có liên quan của HQC, ANV, HAG đã đăng ký mua vào hàng triệu cổ phiếu.

Bắt đáy đúng cổ phiếu bluechip khỏe nhất thị trường, hoa hậu Mai Phương Thúy lãi ngay 2 cây trần, kiếm hơn 3 tỷ sau 2 ngày Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Hòa Phát bắt tay với tập đoàn Anh đầu tư dây chuyền đúc, cán thép chất lượng cao, tự tin tham gia làm đường sắt cao tốc

Hòa Phát tự tin sản xuất được các loại thép phục vụ ngành công nghiệp đường sắt, trục bánh xe tàu hỏa, tàu cao tốc theo đặt hàng của Chính phủ, cũng như các loại thép chất lượng cao phục vụ cho các dự án trọng điểm quốc gia và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Hòa Phát ra mắt bộ sưu tập máy làm mát mới “Bền khỏe trao gió mát” Hòa Phát thay đổi phương án chi trả cổ tức năm 2024, dừng chia tiền mặt

Hòa Phát thay đổi phương án chi trả cổ tức năm 2024, dừng chia tiền mặt

Hòa Phát sẽ trả cổ tức năm 2024 hoàn toàn bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%, thay vì 15% cổ phiếu và 5% tiền mặt như kế hoạch trước đó trong tài liệu họp cổ đông thường niên.

Hòa Phát đặt mục tiêu lãi sau thuế 15.000 tỷ đồng năm 2025, chia cổ tức tỷ lệ 20% Mỹ kết luận sơ bộ tỷ lệ bán phá giá tôn mạ Việt Nam: Hòa Phát, Pomina, Nam Kim cùng 49,42%, Hoa Sen 59%

Nhận định khó khăn, MWG vẫn kiên định với mục tiêu doanh thu 150.000 tỷ đồng, lợi nhuận 4.850 tỷ đồng

“Với nền tảng nội lực vững chắc, tập đoàn sẵn sàng thích ứng với những biến động của thị trường, có sức mạnh để hiện thực hóa mục tiêu 150.000 tỷ đồng doanh thu và 4.850 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế”, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch MWG cho biết.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Cổ phiếu FPT, MWG, PNJ mất phong độ, bộ chỉ số kim cương thua xa VN-Index

Ba triệu trái phiếu của DNSE chính thức giao dịch trên sàn HNX

Trái phiếu DSEH2426001 của Công ty CP Chứng khoán DNSE chính thức niêm yết và được giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từ ngày 8/4/2025 với mã chứng khoán DSE125004, theo thông báo số 1346/TB-SGDHN ngày 01/04/2025 của Sở Giao dịch Chứng k

ĐHĐCĐ Chứng khoán DNSE: Điểm sáng nổi bật đến từ chứng khoán phái sinh DNSE vươn lên 16,7 % thị phần chứng khoán phái sinh quý I/2025