Tác động của đại dịch COVID-19 đến lao động ngành Dệt may, Da giày

Đại dịch COVID-19 đặt ra nhiều vấn đề mới cho lao động ngành Dệt may và Da giày, các lựa chọn thay thế việc làm tốt bị hạn chế; phụ nữ phải đối mặt với gánh nặng gia tăng trong công việc, quan hệ gia đình; các vấn đề về tâm lý và sức khỏe tâm thần, bạo lự

Một số nghiên cứu gần đây đã làm rõ hơn những tác động của đại dịch đến người lao động ngành Dệt may và Da giày.

Đối mặt với tình trạng việc làm không ổn định, mất việc làm

Đối mặt với tình trạng việc làm không ổn định, mất việc làm tỏa (chiếm 49,6%); do chính bản thân người lao động thuộc các đối tượng F0, F1, F2 phải thực hiện cách ly y tế (chiếm 5,9%). Mặc dù một số doanh nghiệp áp dụng phương án sản xuất an toàn nhưng cũng chỉ đảm bảo cho 27,3% người lao động có việc làm trong thời gian dịch bệnh, song, do chi phí cao nên các phương án này cũng không duy trì được trong thời gian dài.

Những người có việc làm trong thời gian dịch bệnh bùng phát cũng không đảm bảo đủ thời gian làm việc theo tiêu chuẩn, phần lớn người lao động bị cắt giảm giờ làm hoặc ngày làm việc, chỉ làm 4 đến 7 tiếng/1 ngày hoặc 3 đến 4 ngày/1 tuần. Thời gian cắt giảm giờ làm, ngày làm việc trung bình khoảng 6 tuần, có một số công ty cắt giảm liên tục trong khoảng 10 đến 30 tuần.

tac-dong-cua-dai-dich-covid-19-den-lao-dong-nganh-det-may-va-da-giay-2491.jpg

Tình trạng việc làm của người lao động trong thời gian dịch bệnh bùng phát

Bối cảnh đại dịch COVID-19, người lao động còn bị chịu nhiều thiệt thòi trong việc tham gia và hưởng các quyền lợi từ các loại bảo hiểm. Khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam năm 2021 cho thấy, có 13,7% người lao động cho biết việc tham gia BHXH của họ bị dừng/bị cắt hẳn hoặc bị gián đoạn một thời gian. Tình trạng tương tự xảy ra với BHYT (11,1%), bảo hiểm thất nghiệp (11,9%) và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (11,2%).

tac-dong-cua-dai-dich-covid-19-den-lao-dong-nganh-det-may-va-da-giay-1-5.png

Tỷ lệ người lao động bị gián đoạn hoặc ngừng tham gia cáo loại bảo hiểm do tác động của dịch COVID-19

Khó khăn trong cuộc sống do thu nhập giảm, chi phí tăng

Trong bối cảnh COVID-19, tỷ lệ người lao động bị giãn việc, ngừng việc cao, số người vẫn đang làm việc lại không làm đủ số giờ tiêu chuẩn dẫn đến tình trạng người lao động bị giảm thu nhập hoặc mất thu nhập.

Quảng cáo

Đối với những người làm việc luân phiên, họ chỉ được trả lương cơ bản theo giờ hoặc ngày làm việc, không làm tăng ca, đồng thời cũng bị cắt giảm các khoản phụ cấp.

Cuộc sống của người lao động vốn đã rất khó khăn, với đồng lương ít ỏi có được từ làm tăng ca, thêm giờ, họ phải chật vật để xoay sở chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, thu nhập của họ bị giảm, trong khi chi phí lại có xu hướng tăng lên, đặc biệt là đối với lao động di cư, lao động có gia đình.

Để ứng phó với hoàn cảnh đó, người lao động sử dụng mọi cách có thể để xoay sở bù đắp thu nhập như: cắt giảm chi phí cho thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác; cắt giảm hoặc không thể gửi tiền về nhà cho gia đình ở quê;... Nhiều lao động phải sử dụng đến tiền tiết kiệm; phải vay mượn người thân/ngân hàng. Đặc biệt, có người phải vay “tín dụng đen” với lãi suất cao để trang trải cuộc sống.

Bức tranh việc làm và thu nhập của nhóm người lao động đã nghỉ việc trong nhà máy dệt may và da giày tại các địa phương bùng phát dịch bệnh còn u ám hơn. Họ gặp rất nhiều khó khăn trong tìm kiếm công việc và nguồn thu nhập mới. Nhiều người lao động và gia đình của họ đã bị đẩy vào tình trạng “nghèo thu nhập tạm thời” trong thời gian dịch bệnh bùng phát và có nguy cơ ảnh hưởng lâu dài đến người lao động.

tac-dong-cua-dai-dich-covid-19-den-lao-dong-nganh-det-may-va-da-giay-2-9378.png

Tỷ lệ người lao động đang đi làm bị giảm tiền lương, phụ cấp,… trong thời gian dịch bệnh bùng phát.

Những vấn đề tâm lý của người lao động

Một nghiên cứu trong ngành Dệt may và Da giày ở Việt Nam đã chỉ ra rằng, lo lắng, hoang mang và bất an là cảm xúc chủ đạo, kéo dài ở người lao động trong giai đoạn đại dịch. Các nguyên nhân chính dẫn đến những lo lắng và bất an của người lao động liên quan đến công việc, thu nhập... Dù chỉ là kết quả rút ra từ một nghiên cứu nhỏ nhưng có thể là vấn đề chung của người lao động ngành Dệt may, Da giày.

Phần lớn người lao động hoang mang về tình trạng việc làm và thu nhập hiện tại cũng như tương lai của mình, do công việc của họ phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi họ lại không nắm được các thông tin về doanh nghiệp để có thể chủ động ứng phó.

Trước tác động của COVID-19, những dự định trong tương lai củangười lao động cũng khó thực hiện hơn, người lao động lo sợ những dự định của mình không thực hiện được như: đầu tư học hành cho con cái trong tương lai, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho bản thân và gia đình, không có tiền tiết kiệm, không có điều kiện học tập nâng cao trình độ cho bản thân,…

Với đặc điểm lao động nữ chiếm 70% đền 80%, nên vấn đề bạo lực gia đình của người lao động ngành Dệt may, Da giày cũng có xu hướng cao hơn các ngành khác. Trong khi nhiều ý kiến cho rằng “COVID-19 giúp mọi người ở nhà nhiều hơn, giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình tăng lên và khiến cho mọi người gần gũi nhau hơn”, thì thực tế cũng có nhiều trường hợp cho biết “các thành viên trong gia đình tỏ ra bất an và lo lắng nhiều hơn”, “căng thẳng trong gia đình xảy ra thường xuyên hơn”. Đặc biệt, những hộ gia đình có sự lệ thuộc về kinh tế của vợ hay chồng thì tình trạng căng thẳng trong gia đình cũng cao hơn.

Nhìn chung, tình cảnh của người lao động trong ngành Dệt may, Da giày do tác động của đại dịch COVID-19 cũng giống như những ngành nghề khác, đều phải đối mặt với vấn đề giảm việc, mất việc làm, các quyền lợi, chế độ không được đảm bảo, nhất là việc tham gia các loại bảo hiểm. Những thay đổi này có thể đặt ra nhiều vấn đề xây dựng quan hệ lao động, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Trước hoàn cảnh khó khăn của người lao động, Đảng, Nhà nước, tổ chức Công đoàn và doanh nghiệp đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn. Cùng với mục tiêu vừa kiểm soát dịch vừa phát triển kinh tế, các doanh nghiệp dệt may, da giày cần có những giải pháp nhằm đảm bảo môi trường an toàn, phòng chống lây nhiễm; đảm bảo ổn định công việc và thu nhập, đời sống của người lao động; thu hút người lao động quay trở lại làm việc; ổn định tinh thần để người lao động yên tâm sản xuất; ổn định và mở rộng đơn hàng; đảm bảo chi phí sản xuất từ phía khách hàng và ứng phó trong trường hợp xuất hiện đợt dịch mới để thu hút người lao động quay lại doanh nghiệp làm việc.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Việc làm

Nghịch lý thị trường việc làm tại Mỹ hậu đại dịch

Tình trạng cắt giảm việc làm vẫn tiếp tục tại một số tập đoàn lớn nhất của Mỹ, nhưng số khác vẫn đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, do những tác động của đại dịch.

ChatGPT sẽ trở thành đối thủ hay trợ thủ đắc lực của người lao động? Các hãng công nghệ lớn đối mặt với quy định khắt khe hơn của EU "Đại nghỉ việc" trong kỷ nguyên hậu COVID-19