Nhận định những yếu tố có thể đẩy giá vàng sụt rất sâu về dưới 1.700USD/ounce

Hiện đang có quá nhiều yếu tố có thể đẩy giá vàng hướng về ngưỡng 1.800USD/ounce, hoặc thậm chí giá vàng có thể giảm sâu hơn nữa, xuống thêm khoảng 50USD/ounce, chuyên gia nhận định.

Khi mà các số liệu mới nhất cho thấy lạm phát trên khắp các thị trường vẫn rất căng thẳng, vàng đang ở điểm thay đổi quan trọng, theo nhận định của các chuyên gia phân tích vốn không loại bỏ khả năng sẽ có các đợt bán tháo sau khi giá vàng rơi xuống dưới 1.800USD/ounce.

Yếu tố gây ngạc nhiên lớn nhất của tuần chính là biên bản cuộc họp gần nhất cho thấy một Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đầy “cứng rắn”. Một số thành viên thuộc Fed hiện đang hướng đến việc nâng lãi suất 50 điểm cơ bản chứ không phải 25 điểm cơ bản theo quan điểm trước đây trong lần họp vào cuối tháng 1/2022.

“Hiện đang có những tính toán lại về việc lãi suất cần phải cao đến đâu. Nhiều người đang nói đến con số 6%. Con số này đủ cao để ngăn cản đà phục hồi của giá vàng”, chuyên gia phân tích tại quỹ OANDA – ông Edward Moya nói với Kitco News.

Hiện đang có quá nhiều yếu tố có thể đẩy giá vàng hướng về ngưỡng 1.800USD/ounce, hoặc thậm chí giá vàng có thể giảm sâu hơn nữa, xuống thêm khoảng 50USD/ounce, ông Moya nói thêm.

Ở thời điểm hiện tại, giá vàng giao hợp đồng tương lai tháng 4/2020 giao dịch ở ngưỡng 1.816,6USD/ounce, giảm đến tuần thứ 5 liên tiếp.

“Hiện đang có điểm điều chỉnh ở đây. Nếu như chúng ta có mức đóng cửa tuần ở mốc 1.807-1.805USD/ounce, bạn chứng kiến sự sụt giảm lớn và bạn có thể dự báo về ngưỡng khoảng 1.750USD/ounce”, chiến lược gia kỹ thuật tại Forex.com – ông Michael Boutros nói với Kitco News.

Bối cảnh kinh tế vĩ mô đang gây sức ép đến giá vàng. Vào tháng 1/2022, giá vàng tăng bởi quan điểm cho rằng Fed có thể hạ lãi suất ở thời điểm cuối năm 2023.

Giờ đây, thực tế đang bắt đầu thay đổi, ông Boutros giải thích. Con số lạm phát mà thị trường chứng kiến đang cho thấy sẽ khó có thể hạ được lãi suất từ cuối năm 2023, và thị trường lập tức chịu tác động.

Thông tin tốt đối với vàng chính là quá trình điều chỉnh giá của vàng cũng đang ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Nếu chỉ số S&P 500 và Dow Jones tiếp tục sụt giảm, sẽ có những dòng vốn nhất định tìm đến vàng”, ông Boustros nói. Chính vì vậy giá vàng cũng sẽ có yếu tố hỗ trợ nhất định.

Căng thẳng địa chính trị cũng đang không hạ nhiệt, nó ảnh hưởng đến vàng xét đến phương diện lập ra mức đáy trong xu thế suy giảm hiện nay.

Quảng cáo

Biến động trên thị trường vàng còn lâu mới qua đi, bởi giá vàng có thể giảm nhanh như khi nó hồi phục, chuyên gia về thị trường kim loại quý tại quỹ Everett Millman – ông Gainesville Coins phân tích.

“Xét đến bản chất của vàng dễ có những đợt bán tháo và hồi phục nhanh trong bối cảnh thị trường có nhiều hoảng sợ, hiện tại giá vàng đang không có một cái nền hỗ trợ hấp dẫn. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu vàng rơi xuống dưới ngưỡng 1.700USD/ounce với kỳ vọng rằng giá vàng sẽ hồi phục trở lại nhanh chóng nếu có khả năng căng thẳng Nga – Ukraine leo thang trở lại”, ông Millman nói với Kitco News.

Khi mà thị trường đang nhận ra khó khăn của việc đưa lạm phát xuống dưới ngưỡng mục tiêu 2% của Fed, giá vàng vẫn dễ chịu tổn thương trong ngắn hạn.

“Có ngưỡng hỗ trợ nhất định ở mốc 1.750USD/ounce, tuy nhiên nếu thị trường không có gì đột biến, giá vàng có thể về mốc 1.730USD/ounce, tâm lý thị trường phần nào đã thay đổi rồi”, ông Moya nói.

Giới chuyên gia phân tích sẽ theo dõi số liệu vĩ mô dự kiến được công bố tuần sau để theo dõi dấu hiệu thị trường suy yếu sau khi có khoảng thời gian khởi đầu đầy ấn tượng vào đầu năm.

“Chúng tôi nhấn mạnh đến diễn biến trái chiều về thời tiết giữa mùa đông lạnh giá tháng 12 và tháng 1 tiết trời đã ấm áp. Diễn biến này không khỏi ảnh hưởng đến dữ liệu. Trong tuần tới, chúng ta sẽ có được phép thử đầu tiên liên quan đến từ chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất và dịch vụ Mỹ tháng 2/2023”, chuyên gia kinh tế trưởng tại ING – ông James Knightley khẳng định.

Lịch công bố các thông tin kinh tế Mỹ trong tuần này như sau:

Ngày thứ Hai: Số lượng đơn đặt hàng tiêu dùng bền, doanh số nhà chờ bán tại Mỹ

Ngày thứ Ba: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng

Ngày thứ Tư: Chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất Mỹ

Ngày thứ Năm: Số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu

Ngày thứ Sáu: Chỉ số ISM của lĩnh vực phi sản xuất tại Mỹ

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt