Việt Nam được Fitch nâng hạng tín nhiệm

Fitch Ratings - một trong ba cơ quan xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới vừa nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ BB lên BB+ với triển vọng ổn định.

Việt Nam được Fitch nâng hạng tín nhiệm

Nội dung chính:

Việt Nam được nâng hạng tín nhiệm từ BB lên BB+ Dòng vốn FDI được đánh giá là nhân tố tích cực với tăng trưởng kinh tế Việt Nam Thị trường bất động sản ảm đạm là nguyên nhân làm nhu cầu tín dụng chậm lại, khiến hoạt động các ngân hàng gặp khó khăn.

Ngày 8/12, Fitch Ratings, một trong ba cơ quan xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới đã ra thông báo về việc nâng hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam từ mức BB lên BB+ với triển vọng ổn định.

Quảng cáo

Đánh giá về việc nâng hạng tín nhiệm này, thông báo của Fitch nêu rõ triển vọng tăng trưởng trung hạn của Việt Nam đang thuận lợi nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cơ quan này đánh giá những trở ngại kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn do căng thẳng trong lĩnh vực bất động sản, hay nhu cầu yếu từ nước ngoài, hay chậm trễ trong việc thực thi các chính sách… sẽ không ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế vĩ mô trong trung hạn.

Fitch ước tính giải ngân FDI tính đến ngày 20/12/2022 của Việt Nam ở vào khoảng 22,4 tỷ USD, tương đương 6% GDP, đồng thời tăng 13,5% so với cùng kỳ 2021. Số liệu của Fitch đưa ra khá tương đồng với dữ liệu mới nhất được công bố. Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết tính đến 20/11/2023, Việt Nam thu hút 28,85 tỷ USD vốn FDI đăng ký, tăng 14,8% so với cùng kỳ.

Về rủi ro với nền kinh tế Việt Nam, Fitch đánh giá thị trường bất động sản ảm đạm là nguyên nhân làm nhu cầu tín dụng chậm lại, khiến hoạt động các ngân hàng gặp khó khăn. Việc các ngân hàng thương mại chưa giảm đáng kể các khoản cho vay bất động sản cho thấy các tổ chức này sẽ tiếp tục cho vay các cá nhân, doanh nghiệp đủ điều kiện, tránh tình trạng thua lỗ trên diện rộng.

Tăng trưởng tín dụng năm 2023 được Fitch ước tính khoảng 11%. Tỷ lệ này sẽ tăng lên mức 14% trong năm 2024 - phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng của Chính phủ Việt Nam khi niềm tin của người tiêu dùng được cải thiện. Tỷ lệ nợ chính phủ/GDP được dự báo ổn định ở mức 38%.

Cơ quan này cũng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay đạt khoảng 4,8%, sẽ cải thiện lên mức 6,3% vào năm 2024 và tăng lên mức 6,5% vào năm 2025.

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm