Thị trường lao động Mỹ và bài toán khó của Fed

Chừng nào thị trường lao động Mỹ vẫn tăng trưởng tốt, lạm phát khó hạ nhiệt và vì vậy Fed khó chuyển hướng chính sách tiền tệ.

Thị trường lao động Mỹ hiện vẫn đang tăng trưởng tốt. Hạ cánh mềm?

Sau nhiều tháng tuyển dụng ở tốc độ vừa phải, ổn định, giới chủ Mỹ bất ngờ tuyển dụng mạnh tay trong tháng 1/2023. Số người lao động được tuyển mới đạt 517.000 nếu tính cả các yếu tố thời vụ, theo Bộ Lao động Mỹ công bố trong ngày thứ Sáu.

Mức tăng của số lượng lao động được tuyển dụng như trên cao nhất tính từ tháng 7/2022, đồng thời nó khiến cho nhiều chuyên gia kinh tế phải tính toán lại dự báo của họ về thị trường lao động sau nhiều tháng họ cho rằng sẽ có một sự hạ nhiệt.

“Quá mức cho một sự hạ nhiệt. Chúng tôi không hề dự báo về mức tăng trưởng nóng như vậy lần này”, chuyên gia kinh tế trưởng tại S&P Global Ratings - ông Beth Ann Bovino nhận định.

Một yếu tố quan trọng cho thấy sự vững vàng của thị trường lao động chính là việc tỷ lệ thất nghiệp rơi xuống mức 3,4% - thấp nhất tính từ năm 1969.

Tuy nhiên, ngay cả khi mà các doanh nghiệp Mỹ tăng cường tuyển dụng trong tháng 1, hoặc ít nhất là sa thải ít nhất trong nhiều năm, tăng trưởng mức lương vẫn ở thấp. Mức lương theo giờ tháng 1/2023 tăng chỉ 0,3% so với tháng 12/2022, và tăng 4,4% trong năm vừa qua, chỉ báo cho thấy rằng một trong số những áp lực tăng lương của giới chủ có thể đã hạ nhiệt.

Quảng cáo

Hoạt động tuyển dụng tăng trưởng mạnh cho thấy những thách thức mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang đối mặt, đó chính là hạ nhiệt thị trường lao động cùng lúc với kiềm chế lạm phát. Khi nâng lãi suất vào ngày thứ Tư, Fed như vậy đã điều chỉnh lãi suất lần thứ 8 trong vòng 1 năm. Các nhà hoạch định chính sách hy vọng sẽ khiến cho các doanh nghiệp rút đi kế hoạch chi tiêu, trong đó có tuyển dụng.

Loạt động thái mới nhất từ Fed dường như đã hạ nhiệt thị trường lao động mà không gây ra quá nhiều tổn thất cho người lao động. Từ mùa hè năm nay, tăng trưởng việc làm đã hạ nhiệt, tuy nhiên vẫn trên mức 250.000 việc làm/tháng, số lượng người bị sa thải rất thấp, đó là chưa nói đến các đợt sa thải của loạt doanh nghiệp công nghệ.

Một số biện pháp được áp dụng gần đây khiến cho nhiều người có lý do để tin nền kinh tế đã qua giai đoạn tăng trưởng sốc. Ở thời điểm cuối năm ngoái, tiêu dùng người dân giảm, dấu hiệu cho thấy người Mỹ cuối cùng đang trở nên thận trọng hơn trong bối cảnh giá cả tăng cao, tiết kiệm suy giảm và nỗi sợ suy thoái kinh tế. Thị trường nhà đất Mỹ dường như đang chững lại, lãi suất thế chấp cao khiến cho việc mua hàng trở nên quá đắt đỏ với nhiều người mua nhà, dù rằng đến thời gian gần đây đã có những sự hạ nhiệt.

Các con số tuyển dụng của tháng 1/2022 tại Mỹ cho thấy giới chức Mỹ có thể cần thêm chính sách để có thể giảm được động lực tăng trưởng của thị trường lao động và giúp cho nền kinh tế cân bằng hơn.

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng tăng trưởng trên thị trường việc làm diễn ra trên diện rộng, nó ảnh hưởng đến cả những ngành từng được kỳ vọng sẽ chững lại khi mà tác động của những đợt nâng lãi suất của Fed ảnh hưởng đến thị trường lao động. Dẫn đầu các đợt tuyển dụng chính là ngành giải trí và dịch vụ, trong đó bao gồm các nhà hàng, quán bar và khách sạn có thêm 128.000 việc làm mới, còn ngành y tế có thêm 50.000 việc làm mới, cả hai lĩnh vực này từng có nhiều xáo trộn trong đại dịch COVID-19. Các ngành dịch vụ chuyên nghiệp cũng tăng cường hoạt động tuyển dụng.

Số lượng việc làm trong các cơ quan chính phủ đồng thời tăng, dù rằng nó có một số lý đo đặc thù.

Tình hình trên thị trường việc làm Mỹ hiện còn đang khó xét đoán thực tế hơn bởi có những yếu tố phát đi thông điệp về việc thị trường chững lại giờ đang thay đổi. Số giờ làm việc trong nhiều ngành tăng, trong đó đặc biệt phải kể đến trong ngành sản xuất và xây dựng. Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động không thay đổi ở mức khoảng 62,4%, yếu tố này có thể tiếp tục khiến cho mức lương tăng cao hơn và lạm phát khó hạ nhiệt.

Theo Lao động và Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc