Nghịch lý thị trường việc làm tại Mỹ hậu đại dịch

Tình trạng cắt giảm việc làm vẫn tiếp tục tại một số tập đoàn lớn nhất của Mỹ, nhưng số khác vẫn đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, do những tác động của đại dịch.

Tình trạng cắt giảm việc làm vẫn tiếp tục tại một số tập đoàn lớn nhất của Mỹ, nhưng số khác vẫn đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, do những tác động của đại dịch.

Các tập đoàn công nghệ Meta, Amazon và Microsoft, cùng với các công ty, từ Disney tới Zoom, đã thông báo cắt giảm lao động trong vài tuần qua.

Theo một báo cáo của công ty hỗ trợ tìm việc Challenger, Gray & Christmas, các công ty tại Mỹ đã cắt giảm tổng cộng gần 103.000 việc làm trong tháng Một, nhiều nhất kể từ tháng 9/2020.

Amazon trong tháng trước thông báo sẽ cắt giảm 18.000 việc làm. Lực lượng lao động của tập đoàn này là 1,54 triệu người vào cuối năm 2022, gần gấp đôi con số vào cuối năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch bùng phát.

Trong khi đó, Microsoft cho biết sẽ cho nghỉ việc 10.000 người, tương đương 5% lực lượng lao động. Tập đoàn này có 220.000 lao động tính đến cuối tháng 6/2022, so với mức 144.000 người trước đại dịch.

Quảng cáo

Trong khi đó, các công ty tuyển dụng 517.000 việc làm trong tháng trước, gần gấp ba lần con số mà các nhà phân tích nhận định.

Tình trạng trên khiến việc dự báo về tình hình kinh tế Mỹ trở nên khó khăn hơn. Chi tiêu tiêu dùng vẫn mạnh và gây bất ngờ cho một số nhà kinh tế, dù vẫn có những trở ngại như lãi suất tăng và lạm phát vẫn cao.

Người phụ trách chiến lược toàn cầu tại J.P. Morgan Asset Management, David Kelly, cho rằng đó là một phần tác động khó lý giải của đại dịch.

Cục Thống kê Lao động Mỹ dự kiến công bố báo cáo việc làm tháng 2/2023 vào ngày 3/3.

Một số nhà phân tích và kinh tế cảnh báo việc một số lĩnh vực vẫn yếu, tình hình tài chính của các gia đình khó khăn, tiền tiết kiệm giảm và lãi suất cao có thể khiến tình trạng cắt giảm lao động diễn ra ở các lĩnh vực khác, nhất là khi lương không theo kịp lạm phát.

Theo số liệu mới nhất của Cục Thống kê Lao động Mỹ, lương của người lao động trong lĩnh vực giải trí và khách sạn tăng lên 20,78 USD/giờ trong tháng Một, so với mức 19,42 USD của cùng kỳ năm ngoái.

Theo www.vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?

Những yếu tố làm thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu

Trước những biến động lớn của kinh tế toàn cầu, các quốc gia đang tìm cách nâng cao khả năng thích ứng nhằm đảm bảo ổn định và phát triển trong giai đoạn tái cấu trúc toàn cầu sắp tới.

Giá vàng châu Á tăng do lo ngại nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Trong phiên giao dịch thưa thớt ngày 18/4, các thị trường châu Á biến động trái chiều, khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán thuế quan giữa nhiều quốc gia với Mỹ.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Tổng thống Mỹ cân nhắc miễn thuế ô tô

Lợi nhuận quý I/2025 của Netflix đạt 2,9 tỷ USD

“Gã khổng lồ” truyền phát trực tuyến (streaming) Netflix vừa công bố lợi nhuận quý I/2025 đạt 2,9 tỷ USD phần lớn nhờ vào việc tăng giá các gói thuê bao gần đây.

Trung - Mỹ đại chiến truyền hình tại Đông Nam Á: Khi Netflix phải đối đầu Baidu và Tencent để chiếm sóng người xem Netflix và các đối thủ khởi động cuộc chiến pháp lý tại Xứ sở Lá phong