Quốc gia giàu nhất châu Âu chính thức rơi vào suy thoái: Đâu là liều "thuốc giải"?

Đức đã rơi vào suy thoái kỹ thuật, khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế nước này suy giảm trong quý 1/2023. Điều gì đã tạo nên một cuộc suy thoái và nó sẽ kéo theo những vấn đề nào?

Quốc gia giàu nhất châu Âu chính thức rơi vào suy thoái: Đâu là liều "thuốc giải"?

Nền kinh tế của Đức đang đối mặt với giai đoạn thử thách khắc nghiệt. Đầu tiên, đại dịch COVID-19 đã giáng một cú đau và rồi xung đột tại Ukraine đẩy nền kinh tế rơi vào thế bấp bênh.

Lạm phát, giá năng lượng tăng cao và đứt gãy chuỗi cung ứng đã kết hợp với nhau, tạo nên một “cơn bão hoàn hảo” (perfect storm: thuật ngữ chỉ những điều tồi tệ nhất xảy ra cùng một lúc) đối với nền kinh tế. Theo lý thuyết của các nhà kinh tế học, cơn bão này sẽ lên xuống theo từng đợt và giữa các giai đoạn: phát triển, bùng nổ, suy thoái và khủng hoảng.

Ví dụ, một cuộc suy thoái xảy ra khi năng lực sản xuất không còn được trọng dụng do xuất khẩu giảm, nhu cầu hàng hoá và dịch vụ nội địa cũng giảm.

GDP - la bàn chỉ hướng

Thước đo ở đây chính là GDP - giá trị của tất cả các dịch vụ và hàng hoá được sản xuất trong một giai đoạn nhất định.

Nếu GDP giảm trong hai quý liên tiếp, nền kinh tế sẽ rơi vào “suy thoái kỹ thuật”. Vấn đề này vốn đã xuất hiện vào cuối năm 2021, khi GDP của Đức giảm 0,3% trong quý 4 do hậu quả từ đại dịch.

Quảng cáo

Trong 3 tháng đầu năm 2022, GDP của Đức tăng 0,2%. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi. Cả quý cuối năm 2022 và quý đầu năm nay, nền kinh tế Đức đều sụt giảm.

Nếu một cuộc suy thoái duy trì trong thời gian dài, nó có thể biến thành một cuộc khủng hoảng kinh tế hữu hình. Tỷ lệ thất nghiệp và số lượng các vụ vỡ nợ gia tăng, hàng hoá ùn ứ trong kho, khủng hoảng tài chính nổ ra, thị trường chứng khoán lao dốc và các ngân hàng phá sản tạo nên một viễn cảnh ác mộng.

59373257-605-7656.jpg

Một dây chuyền sản xuất ô tô ở Đức. Ảnh: Martin Schutt/dpa/picture alliance

Thuốc giải của suy thoái kinh tế

Do đó, nhiệm vụ của chính phủ là ngăn nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, giai đoạn xấu nhất trong chu kỳ kinh tế. Các quan chức phải cố gắng chống lại các cuộc suy thoái tiềm tàng, hoặc khiến chúng diễn ra càng ngắn càng tốt.

Chính phủ có một số công cụ như các gói cứu trợ cho doanh nghiệp và người dân, chẳng hạn như trợ cấp cho doanh nghiệp và cắt giảm thuế. Các biện pháp tương tự như những gì chính phủ Đức đã thực hiện để giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng năng lượng.

Điển hình, vào tháng 4/2022, chính phủ Đức đã phê duyệt gói cứu trợ 65 tỷ euro (khoảng 64,7 tỷ USD). Mục tiêu của họ là hỗ trợ tài chính, giảm bớt áp lực cho các gia đình trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng và lạm phát.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm