Kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào, vì sao chính phủ nước này vẫn "bình chân như vại"?

Tăng trưởng yếu hơn nhiều so với dự đoán, trong khi nguy cơ giảm phát cận kề.

Kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào, vì sao chính phủ nước này vẫn "bình chân như vại"?

Khi Janet Yellen tới thăm Bắc Kinh cách đây ít ngày, bà đã có dịp lui tới một số nhà hàng địa phương. Bộ trưởng Tài chính Mỹ ăn tối ở 1 nhà hàng nổi tiếng với các đặc sản Vân Nam, nơi trên thực đơn xuất hiện món có tên gọi “thần tài” để tỏ lòng ngưỡng mộ bà. Ngoài ra bà còn có dịp dùng bữa trưa với các nữ doanh nhân và chuyên kinh tế.

Mặc dù các nhà hàng ở Trung Quốc đã sôi động trở lại sau khi Trung Quốc dỡ bỏ chính sách Zero Covid từ cuối năm ngoái, có thể nói “thần tài” vẫn chưa gõ cửa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nếu nhìn vào số liệu GDP vừa được công bố hôm qua (17/7).

Theo đó, GDP quý II của Trung Quốc tăng trưởng 6,3% so với 1 năm trước. Đây là con số ấn tượng nhưng vẫn chậm hơn so với dự báo. Hơn nữa, quý II năm ngoái Thượng Hải và nhiều thành phố lớn khác vẫn bị phong tỏa nghiêm ngặt khiến nền kinh tế gần như đóng băng. Nếu so với quý I, mức độ tăng trưởng là rất khiêm tốn – 0,8%.

Các rào cản chặn đường kinh tế Trung Quốc đến từ cả trong và ngoài nước. Ví dụ, trong tháng 6, kim ngạch xuất khẩu tính bằng USD đã giảm hơn 12% so với 1 năm trước – mạnh nhất kể từ tháng 2/2020, khi đại dịch lên đến đỉnh điểm.

Đà hồi phục của thị trường bất động sản Trung Quốc đã biến mất. Trong tháng 6, số căn hộ được bán ra sụt giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tăng trưởng GDP “danh nghĩa” (tức trước khi điều chỉnh theo lạm phát) cũng yếu hơn cả sau khi điều chỉnh – hiện tượng chỉ từng xảy ra 4 lần trong 40 quý gần nhất. Điều này cho thấy giá hàng hóa và dịch vụ ở trung Quốc đang giảm. Thậm chí GDP danh nghĩa giảm 1,4% trong 6 tháng đầu năm, mức giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Quảng cáo

Trong khi đó tỷ lệ lạm phát tháng 6 là 0%. Chỉ số giá sản xuất giảm 5,4%. Các nhà thống kê đưa ra nguyên nhân là giá hàng hóa, ví dụ như giá dầu giảm mạnh.

Nhưng lý do đó chưa thuyết phục để giải thích về tăng trưởng GDP danh nghĩa, vì GDP sẽ không tính đến giá trị của các hàng hóa nhập khẩu. Có lẽ áp lực giảm phát đang lan tỏa ra toàn bộ nền kinh tế.

Một bộ phận người dân Trung Quốc đang cảm thấy trên thực tế nền kinh tế còn diễn biến tệ hơn so với con số thống kê chính thức. Đó là “sự khác biệt về nhiệt độ” giữa các số liệu vĩ mô và “cảm xúc vi mô”. Đáp lại, 1 lãnh đạo của Tổng cục Thống kê Trung Quốc nói rằng các số liệu vĩ mô phức tạp hơn và đáng tin cậy hơn.

Trong khi đó, “cảm xúc” của các nhà hoạch định chính sách trước diễn biến của nền kinh tế thực sự khó đoán. Trong suốt khủng hoảng tài chính toàn cầu, sau khi hoạt động thương mại quốc tế lao dốc mạnh, chính phủ Trung Quốc đã tung ra các gói kích thích khổng lồ, tạo ra tăng trưởng và gần như cũng đã cứu cả kinh tế thế giới.

Nhưng ngày nay dường như họ không hề vội vã. NHTW Trung Quốc hạ lãi suất rất nhỏ giọt, bên cạnh đó là gia hạn ưu đãi thuế cho những người mua xe điện. Thị trường đã hoàn toàn thất vọng khi cuộc họp Hội đồng nhà nước ngày 14/7 kết thúc mà không có kế hoạch kích thích tài khóa chi tiết nào được đưa ra.

Điều này phản ánh có lẽ chính phủ Trung Quốc vẫn hoàn toàn tự tin vào đà hồi phục của nền kinh tế. Họ tin rằng vẫn có đủ lực để đạt được các mục tiêu của năm 2023, trong đó có GDP tăng trưởng 5%. Hơn nữa, các nhà hoạch định chính sách cũng không muốn làn sóng cho vay và chi tiêu mạnh tay ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng quốc doanh hay phá hỏng kỷ luật tài chính của các chính quyền địa phương.

Cho đến nay, dịch vụ vẫn là ngành dẫn đầu nỗ lực tái mở cửa nền kinh tế Trung Quốc. Đây là ngành sử dụng rất nhiều lao động. Các thành phố đã có thêm 6,8 triệu việc làm trong 6 tháng đầu năm, bằng hơn một nửa mục tiêu 12 triệu mà chính phủ đặt ra. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ ở thành thị lập kỷ lục ở mức 21,3% trong tháng 6, tỷ lệ thất nghiệp chung vẫn là 5,2%, thấp hơn mục tiêu 5,5%.

Tuy nhiên, thị trường lao động sẽ có độ trễ. Nếu tăng trưởng vẫn còn yếu thì cuối cùng tỷ lệ thất nghiệp chắc chắn sẽ tăng lên. Trong kịch bản này, chính phủ Trung Quốc sẽ phải hành động mạnh mẽ hơn. Các nhà lãnh đạo có thể bỏ qua sự chênh lệch giữa số liệu và cảm giác của người dân, nhưng không thể bỏ qua sự khác biệt giữa diễn biến thực tế và các mục tiêu đã đề ra.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc