Sửa Luật các tổ chức tín dụng: Nhiều vấn đề “nóng” cần cân nhắc

Các vấn đề liên quan tới quy trình xét duyệt cho vay tiêu dùng, các biện pháp nâng cao khả năng thu hồi vốn, xử lý tài sản đảm bảo là những vấn đề đang được nhiều tổ chức tín dụng quan tâm.

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi. Hình minh họa, nguồn: Internet.
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi. Hình minh họa, nguồn: Internet.

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi.

Dự thảo lần này bổ sung một loạt các quy định liên quan đến tổ chức quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng, các quy định liên quan đến hoạt động và hạn chế bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, các quy định liên quan đến cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém; các quy định liên quan xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu…

Đề xuất bỏ quy định khách hàng phải cung cấp tài liệu chứng minh khả năng tài chính với khoản vay tiêu dùng nhỏ

Tại Tọa đàm góp ý dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) do Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) tổ chức mới đây, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký VNBA đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung Luật Các TCTD là hết sức cần thiết nhằm bảo đảm cho hoạt động của các TCTD phát triển an toàn, bền vững thông qua việc lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD.

Về nội dung dự thảo, Tổng Thư ký VNBA cho rằng, quy định mới cần xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo, nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD, nâng cao chất lượng hoạt động của TCTD.

Đồng thời, tạo lập nền tảng pháp lý cho hoạt động chuyển đổi số của TCTD, đặc biệt, trong bối cảnh Nghị quyết 42/2017/QH 14 sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2023, việc luật hóa các chính sách xử lý nợ xấu có ý nghĩa quan trọng, qua đó, tạo được khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu của TCTD một cách đồng bộ, có hiệu lực pháp lý cao, áp dụng ổn định, lâu dài.

Liên quan đến quy định xét duyệt cấp tín dụng đối với các khoản cho vay tiêu dùng (Khoản 2, Điều 92 Dự thảo), bà Tôn Thị Hải Yến, Phó tổng giám đốc Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance) cho biết, đặc điểm các khoản cho vay tiêu dùng của công ty tài chính là các khoản vay nhỏ và quy trình vay nhanh gọn nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp bách trong cuộc sống của khách hàng.

Đại EVNFinance cho rằng, nhiều đối tượng khách hàng như sinh viên, người lao động tự do khó có khả năng chứng minh tài chính nên việc yêu cầu khách hàng phải cung cấp tài liệu và dữ liệu chứng minh khả năng tài chính sẽ kéo dài thời gian tiếp cận vốn của khách hàng, dẫn đến khả năng phải tìm tới nguồn vay từ các kênh không chính thống (tín dụng đen), đi ngược với chủ trương ngành ngân hàng góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”, phát triển tín dụng khu vực nông thôn.

Theo đó, đại diện EVNFinance đề xuất Ban soạn thảo xem xét quy định đối với các khoản cho vay tiêu dùng có giá trị nhỏ của công ty tài chính chỉ cần yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin về khả năng tài chính của khách hàng thay vì cung cấp tài liệu, dữ liệu chứng minh khả năng tài chính.

Quảng cáo

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Vân Hoài, Giám đốc cao cấp quản trị quan hệ công, Techcombank cho rằng, trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm giữ vai trò đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm khả năng thu hồi vốn của tổ chức tín dụng.

Do vậy, cần thiết phải có một hành lang pháp lý rõ ràng và minh bạch để bảo vệ bên cho vay/bên nhận bảo đảm trong các trường hợp bên vay không có khả năng trả nợ hoặc chây ì không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho các tổ chức tín dụng.

Nhiều vướng mắc liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo

Liên quan đến quy định thu giữ tài sản đảm bảo là bất động sản, bà Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Ban Pháp chế BIDV góp ý, Dự thảo Luật Các TCTD (sửa đổi) vẫn giữ nguyên nội dung tại Điều 132 của Luật các TCTD hiện hành, tuy nhiên, nếu áp dụng thì quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc.

Nguyên nhân là do chưa làm rõ được khái niệm "nắm giữ bất động sản" (là việc TCTD nhận bàn giao tài sản từ khách hàng/bên bảo đảm/bên thứ ba/cơ quan có thẩm quyền hay kể từ thời điểm TCTD ra quyết định xử lý).

Bên cạnh đó, theo bà Phương, theo tinh thần của điều Luật có thể được hiểu trong trường hợp này TCTD đã nắm giữ bất động sản để xử lý thu hồi nợ nhưng chưa thực hiện chuyển quyền sở hữu sang tên cho ngân hàng.

Theo đại diện BIDV, thực tế cho thấy, kể từ thời điểm ngân hàng thu giữ, nhận bàn giao tài sản bảo đảm cho đến khi xử lý xong thường kéo dài. Chưa kể nhiều trường hợp sau đó phát sinh tranh chấp khiến việc xử lý bất động sản không thực hiện được.

Do vậy, đại diện BIDV cho rằng, việc quy định TCTD chỉ nắm giữ bất động sản để xử lý trong thời hạn 3 năm là chưa khả thi. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy TCTD nắm giữ bất động sản trong trường hợp này cũng khó thực hiện được việc kinh doanh bất động sản do về pháp lý bất động sản chưa được chuyển quyền sở hữu cho TCTD nên TCTD chưa có đầy đủ quyền sở hữu để kinh doanh, khai thác.

Mặt khác, kể cả một số trường hợp thực hiện được việc khai thác, sử dụng tài sản trong thời gian chờ xử lý thì cũng là với mục đích chủ yếu là để thu hồi, tận thu nợ đối với khách hàng mà không phải là với mục đích kinh doanh bất động sản.

Đại diện BIDV kiến nghị, để tạo điều kiện cho các TCTD sử dụng được nhiều nguồn lực, phương thức để xử lý nợ, thu hồi vốn, nhưng đồng thời vẫn bảo đảm quản lý Nhà nước trong việc hạn chế các TCTD thực hiện kinh doanh bất động sản, đề xuất sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 132 Luật Các TCTD 2010 theo hướng quy định nắm giữ bất động sản là việc TCTD nhận tài sản là bất động sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ của khách hàng tại TCTD.

Trong thời hạn 5 năm (hoặc một thời điểm cụ thể mà NHNN đánh giá là phù hợp) kể từ ngày TCTD nhận bất động sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, tổ chức tín dụng phải bán, chuyển nhượng; hoặc quyết định làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của TCTD, bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định quy định tại Điều 140 của Luật này.

Bên cạnh đó, cần có hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng đối với bất động sản khi TCTD nhận tài sản là bất động sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Nhóm ngân hàng chiếm hơn 72% lượng trái phiếu phát hành trong 8 tháng

8 tháng đầu năm 2024, có 227 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 215.583 tỷ đồng và 13 đợt phát hành ra công chúng trị giá 22.773 tỷ đồng. Trong đó, trái phiếu do nhóm ngân hàng phát hành chiếm hơn 72%, tiếp đến là bất động sản với gần 19%.

Số tiền thanh toán lãi trái phiếu nửa đầu năm 2024 của Xi măng Xuân Thành gấp gần 13 lần lãi ròng Nhiều ngân hàng tăng cường phát hành trái phiếu

Bí kíp đưa NCB thành "điểm đến mới" của nhân sự ngành Ngân hàng

Nhiều thay đổi đột phá trong công tác nhân sự thời gian qua đã giúp Ngân hàng NCB thu hút, giữ chân nhiều nhân tài và trở thành một trong những “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”.

Ngân hàng NCB chính thức triển khai Nền tảng Quản lý Quan hệ Khách hàng với Zoho Corporation NCB quyết liệt tái cơ cấu theo đúng lộ trình

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề: Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng đánh giá thiệt hại cơn bão số 3 gây ra cho khách hàng vay vốn để triển khai hỗ trợ miễn, giảm lãi trước ngày 20/9…

Hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng để 5 địa phương khắc phục thiệt hại do cơn bão Yagi gây ra Giá dầu thế giới tăng hơn 1% do lo ngại bão đổ bộ

Ngân hàng Nhà nước: tỷ giá diễn biến linh hoạt, phù hợp điều kiện thị trường

Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm, phù hợp với điều kiện thị trường. Trong nhiều giai đoạn, VND diễn biến ổn định hơn nhiều đồng tiền khác.

Tỷ giá biến động trái chiều, giá vàng SJC vẫn đứng im sau kỳ nghỉ lễ Tỷ giá đột ngột giảm sâu dưới mốc 25.000 VND/USD

Ngân hàng Nhà nước trả lời kiến nghị cử tri về gỡ khó cho ngư dân đóng "tàu 67"

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho cả ngư dân và ngân hàng thương mại cần phải có sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ.

"Điểm danh" các ngân hàng có thể được nới room tín dụng Trái ngược tăng trưởng tín dụng tại hai “đầu tàu” kinh tế