Các ngân hàng còn cách "vạch đích" bao xa?

Dù bối cảnh kinh tế còn không ít khó khăn, tín dụng tăng trưởng chậm, tuy nhiên nhiều ngân hàng vẫn nỗ lực vượt 50% kế hoạch cả năm sau 6 tháng.

Các ngân hàng còn cách
Ảnh minh họa

Năm 2024 tiếp tục là một năm có nhiều thách thức với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Dù vậy, báo cáo kết quả kinh doanh mới công bố cho thấy, khá nhiều thành viên đã hoàn thành trên 50% kế hoạch năm sau 6 tháng đầu năm.

BVBank là một ví dụ. Kết quả kinh doanh quý II/2024 cho thấy, 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của BVBank đạt hơn đạt 153 tỷ đồng, tăng 3,8 lần so với cùng kỳ. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay ở mức 200 tỷ đồng, vì vậy, mới chỉ qua 6 tháng nhưng ngân hàng đã hoàn thành 76% kế hoạch. Đây cũng là ngân hàng bám gần vạch đích nhất.

Trong khi đó, Kienlongbank cũng đã hoàn thành được 69% kế hoạch năm sau 6 tháng với lợi nhuận trước thuế đạt 552 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ.

Vietinbank cũng là một trong những nhà băng hoàn thành trên một nửa chỉ tiêu năm sau 6 tháng. Theo đó, Vietinbank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 12.960 tỷ đồng, tăng 3,4%, đạt 61,9% kế hoạch.

Tương tự, nhiều ngân hàng khác như SHB, ABBank, Techcombank, LPBank, Nam A Bank, SeABank, VietABank, HDBank hay BIDV cũng hoàn thành được trên 50% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Ở chiều ngược lại, một số ngân hàng vẫn chưa đi được một nửa quãng đường như Eximbank (mới hoàn thành 28,5% kế hoạch), OCB (30,7%), VPBank (37,1%), VIB (38%), VietBank (39%)…

 

Xét về con số tuyệt đối, Vietcombank tiếp tục duy trì vị trí đầu bảng với khoản lãi trước thuế 6 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 20.800 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023.  Tuy nhiên nhà băng này mới hoàn thành được gần 50% kế hoạch cả năm.

Trong khi đó, Techcombank tiếp tục giữ vị trí “á quân” khi có lợi nhuận cao thứ 2 hệ thống sau 6 tháng, với 15.628 tỷ đồng, tăng trưởng 38,6% so với cùng kỳ và hoàn thành 57,7% kế hoạch năm.

Quảng cáo

BIDV đứng thứ ba với lợi nhuận trước thuế đạt 15.549 tỷ đồng,tăng trưởng 12,1% so với cùng kỳ, hoàn thành 51,2% kế hoạch.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, nhìn chung, so với cùng kỳ các năm trước, lợi nhuận của các nhà băng có sự phân hóa nhất định.

Các ngân hàng có chiến lược kinh doanh tốt, nguồn vốn dồi dào và đa dạng hóa được các nguồn thu phí sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng và giữ được mức lợi nhuận tốt dù chịu nhiều áp lực từ thị trường. Ngược lại, chắc chắn sẽ có những ngân hàng sẽ phải tiếp tục tìm các giải pháp tái cấu trúc để vượt khó, xử lý các vấn đề rủi ro nợ xấu và biên độ lợi nhuận có xu hướng ngày càng thu hẹp.

Mới đây, Công ty chứng khoán VPBankS dự báo lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng năm 2024 sẽ tăng trưởng ở mức 15% so với cùng kỳ, tương đương đạt 293.650 tỷ đồng với giả định Ngân hàng Nhà nước không tăng lãi suất trong năm 2024 và các ngân hàng lớn đẩy được 90% room tín dụng được giao từ đầu năm.

Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) thì tiếp tục duy trì dự báo lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng với mức tăng trưởng khoảng 10% trong năm 2024 và có sự phân hóa về triển vọng lợi nhuận giữa các nhóm ngân hàng.

VCBS cho rằng động lực tăng trưởng lợi nhuận của hệ thống ngân hàng sẽ đến từ các ngân hàng với tiềm năng đến từ việc tối ưu hóa chi phí vốn, tập trung cải thiện/gia tăng thu nhập ngoài lãi, các nguồn thu từ phí.

Một số ngân hàng có thể ghi nhận các khoản thu nhập bất thường từ việc bán các công ty con, hay thu hồi các khoản nợ xấu đã xóa.

Đồng thời, các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường hiệu quả quản trị, tiết giảm chi phí hoạt động để duy trì lợi nhuận. Tuy nhiên chi phí đầu tư cho công nghệ vẫn đang trong chu kỳ tăng mạnh nhằm tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng các quy định mới chặt chẽ hơn về an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.

Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), năm 2024, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trung bình của các ngân hàng sẽ đạt 18% so với cùng kỳ, với thu nhập lãi tăng trưởng 19%.

Lợi nhuận ngân hàng được dự báo sẽ khả quan nhờ tín dụng tăng trưởng tốt hơn từ quý II, khi lãi suất cho vay hợp lý hơn và nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kéo theo nhu cầu vay sản xuất - kinh doanh, tiêu dùng tăng lên. Lãi suất huy động có tăng nhưng vẫn ở mức khá thấp nên NIM toàn ngành sẽ phục hồi nhẹ và góp phần vào tăng trưởng thu nhập lãi thuần.

Với tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động phục hồi, VDSC cho rằng, ngân hàng sẽ có cơ sở để tăng trích dự phòng nhằm nâng cao khả năng xử lý nợ xấu, kiểm soát chất lượng tài sản.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Bí kíp đưa NCB thành "điểm đến mới" của nhân sự ngành Ngân hàng

Nhiều thay đổi đột phá trong công tác nhân sự thời gian qua đã giúp Ngân hàng NCB thu hút, giữ chân nhiều nhân tài và trở thành một trong những “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”.

Ngân hàng NCB chính thức triển khai Nền tảng Quản lý Quan hệ Khách hàng với Zoho Corporation NCB quyết liệt tái cơ cấu theo đúng lộ trình

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề: Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi vay cho khách hàng bị ảnh hưởng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng đánh giá thiệt hại cơn bão số 3 gây ra cho khách hàng vay vốn để triển khai hỗ trợ miễn, giảm lãi trước ngày 20/9…

Hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng để 5 địa phương khắc phục thiệt hại do cơn bão Yagi gây ra Giá dầu thế giới tăng hơn 1% do lo ngại bão đổ bộ

FBI: Các vụ lừa đảo liên quan đến tiền kỹ thuật số gây thiệt hại 5,6 tỷ USD

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 9/9 cho biết thiệt hại từ các vụ gian lận và lừa đảo liên quan đến tiền kỹ thuật số trong năm 2023 tăng 45% so với năm 2022 lên hơn 5,6 tỷ USD.

Bitcoin tăng giá, số lượng triệu phú tiền số tăng tới 95% 10 quỹ hoán đổi danh mục bitcoin thu hút 52 tỷ USD vốn đầu tư

Hiệu suất nhiều quỹ mở vượt trội hoàn toàn so với VN-Index sau 8 tháng đầu năm

Top 5 quỹ mở có hiệu suất tăng trên 23% thuộc về VMEEF, SSISCA, VLGF, BVPF và VCBF-BCF. Trong đó, dẫn đầu là quỹ VMEEF của VinaCapital với hiệu suất tăng đến 32,84%, dù quỹ mới thành lập vào tháng 5/2023.

Ba rủi ro khiến VN-Index có thể giảm điểm tiếp Hiệu suất Pyn Elite Fund “chiến thắng” VN-Index nhờ đâu?