Sinh viên Việt Nam giành giải 3 cuộc thi công nghệ toàn cầu

3 sinh viên Nguyễn Quốc Hùng (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - PTIT), Trần Đức Lâm và Vũ Quang Hải (Đại học FPT) vượt qua hàng trăm đối thủ ở vòng chung kết.

Tại vòng chung kết toàn cầu cuộc thi ICT Competition 2022-2023 vừa được tổ chức tại Thâm Quyến (Trung Quốc), đội Việt Nam giành giải 3 sau màn tranh tài với 146 đội đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trước đó, đội vượt qua hơn 120.000 sinh viên đến từ hơn 2.000 trường đại học ở 74 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới để giành được tấm vé tiến vào vòng thi cuối cùng.

ICT Competition 2022-2023 được tổ chức lần thứ 7 ghi nhận quy mô tổ chức lớn nhất từ trước nay. Các sinh viên phải trải qua nhiều vòng thi cấp quốc gia và khu vực, vượt qua nhiều đối thủ để tiến vào vòng chung kết toàn cầu.

Đội Việt Nam gồm 3 sinh viên Nguyễn Quốc Hùng (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - PTIT), Trần Đức Lâm và Vũ Quang Hải (Đại học FPT) cùng sự dẫn dắt bởi Tiến sĩ Trần Tiến Công (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - PTIT) thi đấu tại vòng chung kết toàn cầu.

Quảng cáo

Vượt qua nhiều ứng viên tài năng đến từ các trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo ICT trên thế giới, đội Việt Nam giành giải ba ở hạng mục Cloud. Năm nay, vòng chung kết toàn cầu bao gồm 3 phần là Thực hành, Đổi mới và Công nghiệp. Trong đó, phần thi Thực hành có 3 hạng mục Network (Mạng), Cloud (Đám mây) và Computing (Điện toán).

Ông Trần Tiến Công bày tỏ niềm tự hào về các sinh viên chiến thắng. Ông cho rằng cuộc thi là sự kiện quan trọng trong lĩnh vực ICT, tập trung vào các công nghệ trụ cột định hướng tương lai thế giới. Sân chơi cổ vũ các tài năng trẻ và thúc đẩy phát triển các giải pháp công nghệ tiên tiến, góp phần bù đắp nhân lực cho kỷ nguyên 4.0.

Tham dự tại vòng chung kết và lễ trao giải, ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) đánh giá cao chất lượng và giá trị mà cuộc thi mang lại cho tài năng trẻ.

“ICT Competition là sân chơi thiết thực, bổ ích nhằm tìm ra và tôn vinh những tài năng ICT trẻ, đồng thời giúp họ kết nối với các doanh nghiệp thông qua chương trình cầu nối tài năng (ICT Talent Bridge). Nhiều quan chức ngành ICT, các nhà giáo dục và các tổ chức quốc tế đều đánh giá cao ý nghĩa của sự kiện”, ông Hồng cho biết.

Cuộc thi thường niên ICT Competition được tổ chức lần đầu vào năm 2015, được đánh giá là sân chơi giao lưu, cũng như nâng cao kiến thức công nghệ thông tin và khả năng thực hành cho sinh viên trên thế giới. Cuộc thi đến nay thu hút hơn 580.000 sinh viên từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Xuất khẩu phụ tùng ô tô của Hàn Quốc sang Mỹ cao kỷ lục

Theo Hiệp hội Hợp tác xã Công nghiệp Ô tô Hàn Quốc (KAICA) hôm 23/2, kim ngạch xuất khẩu phụ tùng ô tô của Hàn Quốc sang Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái.

Phó Tổng giám đốc VIB mua thành công gần 1,3 triệu cổ phiếu Cú bắt tay của các 'đại gia' BOT tại dự án cao tốc 40.000 tỷ và thương vụ CII đầu tư vào HUT: Đang lỗ hơn 60 tỷ

Microsoft gia nhập cuộc đua lượng tử với sản phẩm chip đột phá

“Gã khổng lồ” công nghệ Microsoft ngày 19/2 đã công bố một sản phẩm chip máy tính mới, được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong nhiều lĩnh vực, từ chống ô nhiễm đến phát triển tân dược.

Sự cố máy tính toàn cầu Microsoft gây tê liệt hoạt động ở nhiều lĩnh vực Sự cố máy tính toàn cầu: Khoảng 8,5 triệu thiết bị của Microsoft chịu ảnh hưởng

Hơn 1.000 sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hưởng ứng chuyển đổi số trong giáo dục nhờ Blockchain và AI

Ngày 15/2/2025, hơn 1.000 sinh viên đã tham gia Tọa đàm “Blockchain và AI trong giáo dục và đào tạo giáo viên” do Hiệp hội Blockchain Việt Nam và Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII phối hợp cùng trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức.

MobiEdu được vinh danh là sản phẩm chuyển đổi số tiêu biểu 2024 Ngân hàng Việt đang biến đổi thế nào trong “kỷ nguyên” chuyển đổi số?