Doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Trung Quốc chạy đua phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo

Các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc tuyên bố họ tin AI sẽ mang đến cuộc cách mạng công nghệ AI sẽ mang đến nhiều cơ hội, thậm chí có thể so sánh với việc Internet và điện thoại thông minh ra đời.

Các doanh nghiệp công nghệ lớn nhất Trung Quốc đang đặt nhiều kỳ vọng vào trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển hoạt động kinh doanh, họ tính đến phát triển những tính năng mới cho dịch vụ của họ cũng như phát triển thêm công cụ AI, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Alibaba, Tencent và Baidu vốn được biết đến với cái tên ngắn gọn BAT đều đang tập trung phát triển công nghệ AI, đó là tập hợp các trí tuệ nhân tạo với các công cụ có thể sản xuất ra đoạn văn, hình ảnh hoặc nhiều loại nội dung khác theo yêu cầu của người dùng.

Các công cụ mà nhóm doanh nghiệp công nghệ lớn của Trung Quốc phát triển như trên đang phát triển có phần giống như ChatGPT, công cụ AI phổ biến được hỗ trợ bởi Microsoft. Công cụ này đã thu hút sự quan tâm lớn từ phía các nhà đầu tư, đồng thời nó tạo ra cuộc chạy đua rất nóng giữa các doanh nghiệp trong nỗ lực tìm kiếm công nghệ và phát triển lựa chọn thay thế của riêng họ.

Trong trường hợp của các doanh nghiệp Trung Quốc, các công cụ AI dự kiến sẽ có phạm vi nội dung hạn chế hơn, hoặc sẽ có những nội dung mà người dùng không thể sử dụng được bởi chính sách đặc thù Trung Quốc.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy giới chức Trung Quốc đang có sự cởi mở hơn. Giới chức Trung Quốc cho phép phát triển những công cụ kiểu như ChatGPT và đồng thời đưa ra những quy định nhằm quản lý việc các doanh nghiệp này sẽ phát triển công cụ kiểu như vậy như thế nào.

Trong tuần trước, các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc tuyên bố họ tin AI sẽ mang đến cuộc cách mạng công nghệ AI sẽ mang đến nhiều cơ hội, thậm chí có thể so sánh với việc Internet và điện thoại thông minh ra đời, theo CEO của Baidu – ông Robin Li.

Quảng cáo

“Để có thể nắm bắt được cơ hội này, chúng ta cần tăng cường năng lực công nghệ AI cũng như kinh nghiệm của chúng ta trong lĩnh vực tìm kiếm, tích hợp tri thức và đối thoại”, ông Li nhấn mạnh.

Đại diện của Baidu cũng cho biết họ đang chờ để được chấp thuận phát triển dịch vụ chatbot có tên Ernie Bot vốn được coi như đối thủ của ChatGPT.

Trong khi đó, vào ngày thứ Tư vừa rồi, Tencent xác nhận cho sự tồn tại của mô hình nền tảng cho AI mà hãng này đang phát triển có tên HunyuanAide. Các mô hình nền tảng này là những chương trình AI lớn được nhạp rất nhiều dữ liệu để có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Chủ tịch của Tencent – ông Marin Lau khẳng định công ty này đang có nhiều bước tiến với công nghệ: “Tôi nghĩ một thế mạnh quan trọng của chúng tôi trong mảng này chính là nền tảng dữ liệu người dùng của chúng tôi đã có từ trước đó rất lớn. Chúng tôi đồng thời đang phát triển nhiều sản phẩm khác nhau dựa trên công nghệ AI”.

Alibaba cũng đang phát triển công nghệ kiểu ChatGPT có tên Tongyi Qianwen. Hãng công bố hệ thống của Alibaba có thể giúp cho người dùng nhanh chóng yêu thích sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Cho đến nay, nhu cầu của thị trường với Tongyi Qianwen đã tăng khá cao. Hơn 200.000 khách hàng doanh nghiệp đã nộp hồ sơ để được dùng thử.

“Sự phát triển của công nghệ AI mang đến cơ hội lớn cho mảng điện toán đám mây bởi các ứng dụng trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra nhu cầu lớn với mảng điện toán”, CEO của Alibaba – ông Daniel Zhang nhấn mạnh.

Hiện đang xuất hiện nhiều những lo lắng về khả năng việc chính phủ Mỹ cấm các doanh nghiệp Trung Quốc mua chip và thiết bị sản xuất chip sẽ có thể cản trở việc Trung Quốc phát triển công nghệ AI. Alibaba, Baidu và Tencent không tự sản xuất chip riêng của họ, thay vào đó mà phụ thuộc vào nhiều doanh nghiệp ví như Nvidia để có thể có được linh kiện cần thiết cho hoạt động điện toán đám mây của họ.

Cuối tuần vừa rồi, Trung Quốc cũng đã cấm doanh nghiệp nội địa mua thiết bị từ doanh nghiệp sản xuất chip của Mỹ có tên Micron nhằm đáp trả lại quy định trừng phạt của Mỹ.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?