“Quan trọng dòng tiền được tuần hoàn, doanh nghiệp bất động sản có thể sống được”

Theo chuyên gia, trước mắt là doanh nghiệp bất động sản sống được. Với một lượng trái phiếu đáo hạn lớn, bắt buộc phải có sự can thiệp của cơ quan nhà nước, NHNN, Bộ Tài chính hoặc có thể có giải pháp nào đó cân bằng lại thị trường trái phiếu...
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Gần đây, các cơ quan quản lý có một số giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp như khuyến khích ngân hàng còn room giải ngân, tăng 2% room tín dụng cho các ngân hàng có vốn nhà nước…

Đánh giá những giải pháp này tác động ra sao đến hoạt động doanh nghiệp trong talkshow do báo Đầu tư tổ chức, ông Quản Trọng Thành, Giám đốc Phân tích, CTCK Maybank Invesment Bank (MSVN) cho rằng, doanh nghiệp đang phải đối mặt với hai vấn đề, thứ nhất là thanh khoản, thứ hai là chi phí vốn.

Về thanh khoản, chúng ta đang gặp biến động thị trường trái phiếu trong giai đoạn 9 tháng vừa rồi, đặc biệt trong tháng 10 làm thanh khoản trong trái phiếu và trên tổng nền kinh tế bị siết chặt lại. Trong khi chúng ta có thể nhìn lãi suất trái phiếu đang tăng lên đến 25%, có những trái phiếu tăng đến 50 – 80% - đó là biểu hiện gián đoạn về thanh khoản.

Chuyên gia này nêu, trong một nền kinh tế, thanh khoản đến từ thị trường trái phiếu, cổ phiếu, nhưng hai thị trường này của Việt Nam, đặc biệt cổ phiếu chưa phải thị trường quan trọng và liên tục của doanh nghiệp. Trái phiếu là kênh dẫn vốn rất quan trọng của các thị trường, nhưng chúng ta mới phát triển thời gian gần đây. Do phát triển về chính sách và động thái khiến thị trường bị gián đoạn nên chúng ta phải dựa vào kênh ngân hàng.

“Việc cơ quan quản lý có sự chỉ đạo ngân hàng hỗ trợ, đẩy tín dụng cho doanh nghiệp là việc cần thiết. Còn các ngân hàng tiến hành như thế nào thì cần phải đợi có sự điều chỉnh một cách rõ ràng, mạch lạc về chỉ tiêu an toàn cho vận hành ngành ngân hàng”, ông Thành cho biết.

Cụ thể, chuyên gia này cho rằng, cho vay theo huy động LDR theo ngành, hiện tại LDR nếu nhìn nhận khác nhau thì sẽ đánh giá khác nhau. Nếu chúng ta nhìn đơn thuần vào tỷ lệ cho vay khách hàng trên huy động khách hàng, thì tỷ lệ là rất cao. Nhưng ngành ngân hàng có nguồn vốn khác, nên tính cả nguồn vốn khác vào ngành ngân hàng thì tỷ lệ LDR không quá cao. Nên việc để ngân hàng thực sự bơm vốn ra cho nền kinh tế, ngay cả việc chúng ta quản lý chỉ số vận hành này làm sao minh bạch và có tính thống nhất để ngân hàng biết cách, có triển vọng như thế nào để họ bơm vốn ra.

“Theo quan điểm của tôi, chỉ đạo ngân hàng nới room hay yêu cầu các ngân hàng sử dụng nốt phần room còn lại là cần thiết. Nhưng tiền thực sự chảy ra thì chúng ta cần phải có những động thái cụ thể trong chỉ số vận hành cho các ngân hàng yên tâm bơm vốn ra”, ông Thành nhắc lại.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Duy Anh, Trưởng phòng Quản lý danh mục đầu tư, Công ty Quản lý quỹ Vietcombank (VCBS) cho rằng, những yếu tố liên quan đến hỗ trợ thanh khoản là cần thiết trong giai đoạn này - giai đoạn này khá nhạy cảm, chỉ còn một tháng nữa là hết năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải cân nhắc xem có nới room hay không vì chỉ còn một tháng sẽ có room mới của năm 2023.

“Gần đây yếu tố thanh khoản rất khó khăn trên thị trường, không chỉ đối với doanh nghiệp mà thanh khoản liên ngân hàng cũng khá căng thẳng. Gần như sau giai đoạn liên quan đến trái phiếu, Vạn Thịnh Phát… thanh khoản liên ngân hàng bị dừng lại. Mấu chốt vấn đề ở đây là niềm tin. Tiền trong hệ thống ngân hàng nếu nói thiếu thì cũng không phải thiếu hụt mà là lòng tin giữa các ngân hàng không còn nữa. Ngân hàng nào có tiền sẽ muốn giữ an toàn nhất có thể nên đặt mục đích an toàn vốn lên trên mục đích sinh lời”, ông Duy Anh đánh giá.

Vị này nêu, gần đây các ngân hàng nhỏ mà trước đây phụ thuộc vốn liên ngân hàng (vì rẻ) do huy động từ các “ông lớn”, nay các “ông lớn” bị dừng lại thì vốn liên ngân hàng cũng dừng lại. Bây giờ quan trọng nhất là giải quyết vấn đề lòng tin giữa các ngân hàng để ngân hàng nào có tiền sẵn sàng cho vay một phần bơm dần dần tiền ra và sẽ giải quyết được một phần câu hỏi thanh khoản từ đâu ra.

Giải pháp thanh khoản?

Về câu chuyện thanh khoản, ông Thành đánh giá, trong khoảng 1 tháng tới, các doanh nghiệp cần tự cân nguồn, nhất là các doanh nghiệp bất động sản. Chúng ta đã thấy có những động thái họ sẽ phải tìm cách như bán tài sản để đáp ứng thanh khoản trong ngắn hạn hoặc ngồi xuống với chủ nợ trong việc tái cơ cấu phần thanh toán.

Giải pháp trung hạn trong 3 – 6 tháng, bước sang năm mới, chúng ta sẽ có room tín dụng năm mới, các ngân hàng sẽ sẵn sàng cho vay hơn.

Giải pháp trong 6 – 9 tháng, hoặc cả năm 2023, thị trường trái phiếu chưa thể phục hồi một cách bình thường, ngân hàng sẽ phải đóng vai trò chính trong việc cung cấp thanh khoản cho thị trường.

“Tôi kỳ vọng giải pháp đầu tiên, NHNN tiếp tục giữ mục tiêu tăng trưởng tín dụng, ít nhất là 14%. Nếu tốt chúng ta có thể nâng room tín dụng lên 14 – 16% là mức cần thiết khi thị trường trái phiếu chưa kịp phục hồi”, Giám đốc Phân tích MSVN chia sẻ.

Bên cạnh đó, chuyên gia kỳ vọng NHNN có thể điều chỉnh một số chính sách để ngân hàng có vai trò giống như người tạo lập thị trường, như Thông tư 16 hạn chế ngân hàng tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp rất nhiều. Có một số điều khoản như không được phép mua TPDN nào có nợ xấu trong vòng 12 tháng tại các ngân hàng trước khi phát hành.

“Điều khoản này hơi hạn chế, đối với các doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu, có doanh nghiệp hạng A, không có nợ xấu, có doanh nghiệp hạng B, C gặp khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn này là khó khăn về thanh khoản, giống như giai đoạn COVID, ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp, cả doanh nghiệp tốt hay không tốt. Nếu ngân hàng đánh giá họ là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh ổn định, chỉ gặp khó khăn thanh khoản, có khả năng phục hồi thì hãy để ngân hàng được phép tham gia, đánh giá rủi ro để quyết định mua TPDN hay không”, ông Thành đề cập.

Hay những quy định về ngân hàng không được mua trái phiếu của những doanh nghiệp có mục tiêu là tái cơ cấu nợ. Theo vị này, Nghị định 65 về trái phiếu vừa rồi có quy định cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu để tái cơ cấu nợ, vậy tại sao trong nghị định ngân hàng lại có sự lệch pha, làm ngân hàng rất khó mua TPDN với mục tiêu tái cơ cấu nợ. Điều khoản này cần phải thay đổi để làm sao để ngân hàng tham gia vào việc mua TPDN tạo lập thị trường tốt hơn.

Đánh giá phân tích của ông Thành là chuẩn xác, ông Nguyễn Duy Anh cho rằng, quan trọng nhất trong lúc này là làm sao để các doanh nghiệp bất động sản tồn tại được đã. Điều này liên quan đến hỗ trợ vốn cho họ như thế nào. Vốn của họ trước đây đến từ hai nguồn là ngân hàng và trái phiếu. Một vài năm trước kênh trái phiếu rất hiệu quả, thời điểm đó chúng ta tính rằng phần nhiều trái phiếu bất động sản sẽ đáo hạn vào năm 2023, 2024.

“Như vậy chưa tính đến việc họ không vay được vốn mới, chỉ riêng trách nhiệm trả nợ gốc và lãi trái phiếu cũ đã là áp lực. Bên cạnh đó, đầu ra của doanh nghiệp bây giờ ngân hàng đang siết room tín dụng, người mua nhà cũng không vay được tiền để mua. Doanh nghiệp bất động sản bị khó khăn hai đầu, đầu vào thì không vay được tiền, đầu ra thì không bán được hàng”, ông Duy Anh cho biết.

Theo vị này, quan trọng bây giờ là làm sao để nguồn vốn được khơi thông, dòng tiền được tuần hoàn và doanh nghiệp bất động sản có thể sống được. Năm sau có thể dễ thở hơn khi người mua nhà có thể vay được tiền để mua.

Để giải quyết khó khăn về vốn, ông Duy Anh cho rằng, đúng như ông Thành đề cập ở trên, với một lượng trái phiếu đáo hạn lớn như vậy, bắt buộc phải có sự can thiệp của cơ quan nhà nước, NHNN, Bộ Tài chính hoặc có thể có giải pháp nào đó cân bằng lại thị trường trái phiếu, ngân hàng hoặc cơ quan nhà nước nào đó có thể quản lý số trái phiếu đó.

“Như vậy mới có đủ nguồn vốn cho doanh nghiệp bất động sản. Hiện trông chờ nhà đầu tư cá nhân bỏ tiền vào mua trái phiếu mới phát hành của doanh nghiệp bất động sản chắc là khó. Cho rằng 1-2 năm nữa kênh trái phiếu mới quay trở lại như trước nghe có vẻ tích cực, tôi thậm chí còn nghĩ có khi phải đến 5-10 năm nữa nhà đầu tư cá nhân mới dám quay lại. Sang năm sự quan tâm của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường trái phiếu là điều hết sức cần thiết”, chuyên gia VCBS đánh giá.

Cuối cùng, lý giải cho nhận định nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng vì sao không thiếu. Ông Duy Anh nêu, hiện nay tiền gửi Kho bạc Nhà nước của các ngân hàng lớn lên đến 600 nghìn tỷ đồng. Đấy là một nguồn có thể hỗ trợ tốt cho thanh khoản thị trường khi niềm tin quay trở lại.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ưu đãi Grab không giới hạn dành riêng cho các khách hàng VietinBank

Ưu đãi Grab không giới hạn dành riêng cho các khách hàng VietinBank

Nhằm gia tăng ưu đãi cho các khách hàng thân thiết, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) hợp tác cùng Grab tung ra hàng loạt voucher độc quyền lên đến 440.000 VND/khách hàng sử dụng GrabCar/ GrabBike và 4 tháng miễn phí gói hội viên GrabUnlimited dành riêng cho các khách hàng thanh toán bằng thẻ VietinBank.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Nhờ thị trường tích cực trong quý I/2024, lợi nhuận của các CTCK đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 quý trở lại cùng với mức dư nợ cho vay margin và phải thu lớn nhất lịch sử. Tuy nhiên, tham vọng của các CTCK vẫn còn rất lớn với nhiều CTCK đầu ngành hướng đến mốc cho vay 20.000 tỷ đồng giai đoạn cuối năm 2024.

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Chat với BizLIVE