Phó thống đốc Đào Minh Tú: Sẽ có thêm một đợt giảm lãi suất

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, sắp tới sẽ có thêm một đợt giảm lãi suất từ phía các ngân hàng thương mại để giảm mặt bằng lãi suất trên thị trường.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú. Nguồn: Tuổi trẻ.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú. Nguồn: Tuổi trẻ.

Lãi suất quá cao, doanh nghiệp làm không đủ trả lãi vay

Phát biểu tại tọa đàm "Khơi thông dòng vốn vào sản xuất kinh doanh" do báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng 30/3, ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) cho biết, khảo sát của HUBA cho thấy, xuất khẩu của các ngành sản xuất chủ lực đều sụt giảm, dẫn đến tăng trưởng thành phố thấp kỷ lục.

Cụ thể, tăng trưởng ngành dệt may giảm tốc, ngành thủy sản xuất khẩu giảm 30%, ngành gỗ giảm 40%, bất động sản “đóng băng” kéo theo hệ lụy các lĩnh vực sắt thép, xi măng "đóng băng" 90%, hoạt động kinh doanh dường như khựng lại… Các doanh nghiệp đã cố gắng duy trì hoạt động trong bối cảnh khó khăn.

“Hiện nay, phải thừa nhận cầu giảm, làm ảnh hưởng hoạt động doanh nghiệp nên doanh nghiệp không có nhu cầu vay để sản xuất kinh doanh mà có nhu cầu vay để cầm cự.

Do đó, các ngân hàng cần có chính sách giãn nợ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần dòng vốn cho đầu tư dài hạn nhưng với lãi suất trên 10% thì không có doanh nghiệp nào dám vay chứ không phải ngân hàng không cho vay”, ông Hòa nói.

Theo đó, Chủ tịch HUBA đề xuất cần có chính sách sâu hơn cho dòng vốn dài hạn, phải có giải pháp kéo lãi suất xuống dưới 10% thì doanh nghiệp mới dám vay. Bên cạnh đó, cần phải tính lại thế chấp tài sản, định giá tài sản.

“Cần có sự chia sẻ, kéo giảm lãi suất, phải “mềm hóa” việc thế chấp, định giá tài sản. Hiện doanh nghiệp có đất đai nhưng thủ tục pháp lý kéo dài nên cũng khó thế chấp”, Chủ tịch HUBA nói.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ cho biết, bản thân đã có hơn 30 năm làm nông nghiệp, chăn nuôi nhưng hiện nay là thời điểm khó khăn nhất của ngành này. Chính sách nhà nước có, nhưng tới ngân hàng thì không vay được, rất khó khăn.

Quảng cáo

Cụ thể, người dân mua đất làm trang trại rất cao nhưng thế chấp vào thì ngân hàng định giá theo khung nhà nước rất thấp. Trước kia hạn mức tín dụng cho vay cá nhân 30 tỷ đồng thì từ năm 2020 giảm còn 20 tỷ đồng dù tài sản thế chấp hiện vẫn trên 30 tỷ đồng.

Ông Ngọc đề xuất ngân hàng nên cho vay với tài sản hình thành trong tương lai (công nghệ máy móc nhập khẩu, đã có hợp đồng mua bán, hóa đơn), để đầu tư đổi mới công nghệ.

Ông Lê Mai Hữu Lâm - Tổng giám đốc Công ty CP Sản xuất thiết bị điện công nghiệp Cát Vạn Lợi cho biết, thời gian vừa qua lãi suất ngân hàng ở mức rất cao, trong khi doanh nghiệp sản xuất nếu quản lý tốt lắm thì lãi ròng chỉ đạt khoảng 6-7%.

Vì vậy, "để phát triển nền công nghiệp phụ trợ, nhà nước phải là bà đỡ, từ đó xây dựng nền công nghiệp tự cường, không để doanh nghiệp tự bơi", ông Lâm nói.

Cụ thể, doanh nghiệp cần được hỗ trợ về lãi suất, cũng như mở rộng điều kiện cho vay. Chẳng hạn, bên cạnh cho vay dựa vào tài sản thế chấp là nhà xưởng, thì ngân hàng cân nhắc cho vay dựa trên hợp đồng doanh nghiệp thuê đất dài hạn 50 năm ở các khu công nghiệp để xây nhà xưởng và sản xuất kinh doanh.

Sẽ tiếp tục giảm lãi suất

Lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội, ông Đào Minh Tú - Phó thống đốc thường trực NHNN, cho biết, mục tiêu năm 2023 là tiếp tục duy trì ổn định giá trị đồng tiền, cố gắng phấn đấu kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá.

Theo Phó thống đốc, chính sách lãi suất là chính sách khó nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô, trong đó kinh tế phát triển, hài hoà nhà đầu tư, doanh nghiệp, phù hợp với nhiều lĩnh vực…

“Mặc dù hiện nay nhiều nước trên thế giới vẫn tăng lãi suất, nhưng NHNN vẫn giảm lãi suất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Vốn hiện nay đang thừa, chúng tôi khuyến khích cho vay.

Thông điệp của NHNN là giảm lãi suất, sắp tới sẽ điều hành giảm lãi suất tiếp một lần nữa. Từ cơ sở này, ngân hàng thương mại sẽ giảm lãi suất tuỳ theo năng lực tài chính của từng ngân hàng", ông Tú nói.

Bên cạnh đó, lãnh đạo NHNN cũng cho biết, việc giãn/hoãn nợ cho doanh nghiệp là việc cần thiết, sắp tới sẽ triển khai. Tuy nhiên, việc giãn/hoãn nợ phải phù thuộc vào ngành nghề, tránh trường hợp xảy ra nợ xấu, hay dẫn đến thiếu sự ổn định an toàn về tín dụng.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Techcombank mở rộng hệ sinh thái tài chính thông qua góp vốn thành lập Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ Techcom

Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ Techcom. Buổi lễ có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính, đại diện Ban lãnh đạo Techcombank và các đối tác chiến lược.

Techcombank và Manulife Việt Nam ngưng hợp tác độc quyền sau 11 năm Techcombank và Databricks: Cách mạng hóa ngân hàng cho hàng triệu khách hàng bằng AI và dữ liệu

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank

Nhằm tuân thủ Luật Căn cước 26/2023/QH15, Thông tư 17/2024/TT-NHNN về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, cùng Thông tư 18/2024/TT-NHNN về hoạt động thẻ ngân hàng, Sacombank triển khai cập nhật dữ liệu giấy tờ và thông tin sinh trắc học của khách hàng. Vi

Sacombank trao 2 ô tô BMW hơn 4 tỷ đồng đến khách hàng tại Bạc Liêu và Vĩnh Long Sacombank là thương hiệu mạnh Việt Nam 13 năm liên tiếp

Ủy ban Kinh tế nhất trí bổ sung vốn cho Vietcombank

Chiều ngày 23/10, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh, đã trình bày Báo cáo thẩm tra về việc đầu tư bổ sung vốn nhà nước vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).

Chính thức chuyển giao hai ngân hàng 0 đồng CBBank và OceanBank Cơ hội và thách thức với Ngân hàng MB sau khi tiếp nhận OceanBank

Cơ hội và thách thức với Ngân hàng MB sau khi tiếp nhận OceanBank

Ngày 17/10/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức tiếp nhận Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) theo hình thức chuyển giao bắt buộc. Sự kiện này thu hút sự quan tâm lớn từ giới tài chính, không chỉ bởi tính chiến lược mà còn bởi những cơ hội và thách thức lớn đang chờ đợi MB trong tương lai.

MB muốn huy động hơn 3.000 tỷ đồng từ trái phiếu nhằm tăng vốn cấp 2 MB cử người làm Phó Tổng giám đốc thường trực OceanBank Chuyển động tái cơ cấu tại PVcomBank

Chuyển động tái cơ cấu tại PVcomBank

Trọng tâm của PVcomBank trong các kế hoạch tái cơ cấu vẫn là tiếp tục xử lý dứt điểm các tồn đọng cũ, tiếp tục tái cơ cấu danh mục tín dụng và đầu tư, tăng trưởng tín dụng, đẩy nhanh hơn kế hoạch mở rộng mạng lưới chi nhánh để tăng cường mở rộng sản phẩm dịch vụ, cạnh tranh và tiếp cận khách hàng…

Chủ tịch VPBank lý giải quyết định tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém NCB quyết liệt tái cơ cấu theo đúng lộ trình

PVcomBank và những dấu ấn

Hơn một thập kỷ phát triển với chiến lược kinh doanh linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường, PVcomBank đã và đang duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, hiệu quả.

Techcombank lãi trước thuế 22,8 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới

Trong quý 3/2024, Techcombank tiếp tục ghi nhận những kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt trội với các chỉ số được duy trì trong nhóm các ngân hàng hiệu quả dẫn đầu thị trường.

Techcombank huy động thành công gần 10.000 tỷ đồng trái phiếu trong 2 ngày Techcombank và Manulife Việt Nam ngưng hợp tác độc quyền sau 11 năm