Ô tô điện hiện chưa phải lựa chọn an toàn với đa số người dùng Việt

Tại Việt Nam, sự chần chờ của người dùng trước làn sóng xe điện có lý do, như sự bất tiện trong sử dụng, hay những rủi ro mà họ có thể đối mặt. Nói đơn giản, xe điện lúc này chưa phải “lựa chọn an toàn” đối với đại đa số người tiêu dùng trong nước.

Ô tô điện hiện chưa phải lựa chọn an toàn với đa số người dùng Việt

Thị trường ô tô điện thế giới được dự báo có sự bứt phá mạnh mẽ trong tương lai ngắn hạn. Năm 2022, doanh số xe điện toàn cầu ước đạt 10,6 triệu chiếc, tăng tới 57% so với năm 2021.

Thị trường Việt Nam với dân số gần 100 triệu người, tỷ lệ sở hữu ô tô thuộc diện thấp, GDP tăng trưởng ổn định, tốc độ phát triển công nghệ nhanh, được kỳ vọng về tương lai phát triển xe điện. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) dự báo doanh số đạt mức 1 triệu xe điện hoá vào năm 2028 và đến năm 2040 số lượng xe điện đạt 3,5 triệu chiếc.

Thời gian qua, bên cạnh thương hiệu xe điện nội địa VinFast, nhiều hãng xe lớn lên kế hoạch vào Việt Nam. Điển hình, Kia giới thiệu mẫu EV6, Hyundai ra mắt Ioniq 5, Audi trình làng e-tron GT. Tại Vietnam Motor Show 2022, hàng loạt mẫu xe điện lần đầu lộ diện như Mercedes EQS với 2 phiên bản EQS 450+ và EQS 580 4MATIC, Lexus có LF-Z, Toyota với bZ4X…

Gần đây, Tập đoàn Geleximco tuyên bố đầu tư xây nhà máy xe điện, một số thương hiệu Trung Quốc giới thiệu các mẫu xe hơi điện giá rẻ. Đây là các dấu hiệu đón đầu, thăm dò thị trường xe điện đầy hứa hẹn ở Việt Nam.

Đáng chú ý, thời gian qua, để khuyến khích sự phát triển của xe điện, Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ như miễn phí trước bạ, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt từ 15% xuống còn 3%.

Xung quanh sự phát triển của dòng phương tiện này trong tương lai, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia phương tiện điện hoá Nguyễn Thúc Hoàng Linh.

c1-5503.jpeg

Nhiều mẫu ô tô điện giá rẻ dự kiến đổ bộ thị trường Việt Nam

Vài năm qua, thị trường xe hơi điện bùng nổ trên toàn cầu. Việt Nam có thuận lợi và khó khăn gì khi chuyển sang điện khí hoá ngành ô tô, thưa ông?

Khó khăn lớn nhất là làm thế nào để chuyển dịch toàn bộ hạ tầng sản xuất, dịch vụ, cung ứng, bán hàng… sang hỗ trợ việc kinh doanh, bảo dưỡng, sửa chữa… cho xe điện. Điều này là thách thức rất lớn với các nhà sản xuất và không thể diễn ra trong một sớm một chiều.

Thứ hai là vấn đề an toàn, việc đảm bảo an toàn trong kinh doanh, phân phối và sử dụng xe điện. Hiện nay, Việt Nam chưa sẵn sàng cho những rủi ro liên quan tới xe điện. Ở góc độ nhà cung cấp mặt hàng này, các hãng xe sẽ không chủ quan và vội vàng.

Thứ ba là “phát pháo hiệu” từ một chính sách tổng thể từ Chính phủ về phát triển tương lai xanh. Xe điện không thể đứng độc lập mà phải hoà nhập trong một hệ sinh thái xanh, thông minh, hiện đại chung của toàn quốc gia, giống như cách xe xăng - dầu hiện nay.

Quảng cáo

Khi ô tô điện bùng nổ, các bài toán vĩ mô cần giải quyết là gì?

Ô tô điện, nhất là các dòng chạy pin, sẽ khó bùng nổ trong tương lai gần vì nhiều lý do khác nhau. Thay vào đó, điện sẽ phát triển tuần tự để trở thành một lựa chọn trong muôn vàn hình thức năng lượng phục vụ nhu cầu đi lại của con người. Tuỳ thuộc vào từng quốc gia, khu vực mà xe điện có thể chiếm ưu thế hoặc các loại hình khác.

Ngoài ra, ở các thành phố lớn, sự quá tải, mặt bằng, chi phí cho hạ tầng sạc… luôn là bài toán khó. Nhưng lúc này sự an toàn của các hạ tầng sạc nên là mối quan tâm lớn hơn đối với người dùng và chính quyền các đô thị.

c2-9123.jpeg

Bài toán hạ tầng trạm sạc cần được giải quyết khi phát triển thị trường xe điện

Tại Việt Nam, thương hiệu nội địa đang đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt thị trường ô tô điện. Tuy nhiên, dựa vào doanh số bán hàng không mấy ấn tượng của VinFast, có vẻ người dùng Việt chưa được thuyết phục để sử dụng xe điện?

Trong vai một doanh nghiệp mới ở lĩnh vực xe điện, VinFast có lý do để tăng tốc các tiến trình phát triển, phục vụ các mục tiêu của mình. Lúc này là giai đoạn đặc biệt khó khăn với hãng, do đó những đối sách gây bất ngờ sẽ là điều xuất hiện thường xuyên hơn và giới truyền thông cũng như người dùng nên sẵn sàng tinh thần cho điều đó.

Về mặt thị trường, sức bán của xe VinFast hiện nay bị ràng buộc đáng kể về sản lượng, do đó không thể coi doanh số của hãng này là thước đo sự sẵn sàng của người Việt đối với xe điện.

Tại Việt Nam, sự chần chờ của người dùng trước làn sóng xe điện không phải vì xe VinFast hoàn toàn, mà còn vì những lý do khác, như sự bất tiện trong sử dụng, hay những rủi ro mà họ có thể đối mặt. Nói đơn giản, xe điện lúc này chưa phải “lựa chọn an toàn” đối với đại đa số người tiêu dùng trong nước.

Phân khúc xe điện hạng sang ở Việt Nam lúc này có nhiều tiềm năng, trước hết vì nhóm khách hàng này có đủ tiềm lực tài chính để tận dụng các lợi thế của xe điện. Họ có khả năng “tự cung tự cấp” trạm sạc, khả năng sở hữu nhiều xe khác nhau để linh hoạt di chuyển tuỳ theo nhu cầu cụ thể cũng như hạn chế các rủi ro trong trường hợp xe điện có trục trặc.

Liệu doanh số của VinFast có thể được cải thiện khi hai mẫu xe VF 7 và VF 5 Plus ra mắt sắp tới thưa anh?

So với VF8 và VF9, VF 5 và VF 7 phù hợp hơn so với nhu cầu sử dụng của người dân Việt Nam, đặc biệt là tại các đô thị. Do đó hai mẫu xe này có thể sẽ bán chạy hơn các “đàn anh”. Tuy nhiên, chắc chắn chúng sẽ không thể thay thế các mẫu xe truyền thống sử dụng động cơ đốt trong mà sẽ xếp ngang hàng trong vai trò là một lựa chọn phương tiện đi lại.

vf-e34-7706.jpg

VF e34 được sử dụng phần lớn cho hãng taxi điện chạy ở Hà Nội

Như vậy, thị trường ô tô điện Việt Nam thời gian qua có vẻ khá im ắng?

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

One Mount Group nhận nhiệm vụ xây dựng mạng Blockchain Layer 1 “Make in Vietnam”

Công ty CP One Mount Group - Thành viên của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cam kết đầu tư 200 - 500 triệu USD để làm chủ công nghệ chuỗi khối nền tảng và triển khai mạng blockchain Layer 1, nhằm xây dựng hạ tầng chuỗi khối quốc gia, bao gồm mạng Blockchain

Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai Ông Phan Đức Trung làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Nóng các từ khóa "phạt nguội", "nghị định 168"

Báo cáo mới đây của Cốc Cốc đã phân tích mức độ quan tâm của người dùng internet đối với Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) 'mua thêm' 2 dự án cao tốc 23.000 tỷ Năm 2025 sẽ khởi công 10 dự án giao thông lớn tại Tp.HCM

"Ông lớn" công nghệ Meta gặp rắc rối tại Mỹ

Quyết định về việc chấm dứt chương trình kiểm chứng thông tin của bên thứ ba tại Mỹ của Meta (công ty mẹ của Facebook) đã gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ từ các nhà nghiên cứu và chuyên gia.

Meta có nguy cơ bị phạt hàng tỷ USD vì vi phạm đạo luật kỹ thuật số EU Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Ông Phan Đức Trung làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Ngày 3/1/2025, Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA) tổ chức thành công Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2022 - 2027. Ông Phan Đức Trung - Phó Chủ tịch Thường trực được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam kể từ ngày 3/1/2025.

Hiệp hội Blockchain Việt Nam đưa Dự án chống lừa đảo vào trọng tâm hoạt động Ứng dụng Blockchain và AI vào học tập để làm chủ tương lai