NHTW các nước hàng đầu thế giới và thông điệp chính sách định hình năm 2023

Quan điểm chính sách của nhóm ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới chắc chắn sẽ gây ra ảnh hưởng trên toàn cầu.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chính sách thắt chặt tiền tệ là mục tiêu theo đuổi của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) đều khẳng định thông qua việc nâng lãi suất 50 điểm cơ bản trong tuần vừa qua, đúng với kỳ vọng của các chuyên gia, tuy nhiên thị trường từng kỳ vọng nhiều về khả năng quan điểm chính sách của họ thay đổi.

Thị trường phản ứng tiêu cực sau khi Fed vào ngày thứ Tư đã nâng lãi suất cho vay chuẩn thêm 50 điểm cơ bản lên ngưỡng cao nhất trong 15 năm. Như vậy mức độ nâng lãi suất của Fed đã thấp hơn so với 4 lần họp trước đó khi mà Fed nâng lãi suất 75 điểm cơ bản.

Tuy nhiên, chủ tịch Fed Jerome Powell đã phát đi thông điệp rằng dù có những dấu hiệu gần đây cho thấy lạm phát có thể đã đạt đỉnh, cuộc chiến để kiềm chế và đưa lạm phát về mức phù hợp còn lâu mới kết thúc.

“Hiện đang xuất hiện kỳ vọng rằng lạm phát sẽ không giảm quá nhanh chính vì vậy sẽ thật khó để Fed thay đổi chính sách”, ông Powell nhấn mạnh trong cuộc họp báo vào ngày thứ Tư. Ông Powell cho biết có thể Fed sẽ phải nâng lãi suất lên mức cao hơn để có thể sớm hiện thực hóa được mục tiêu mà Fed muốn.

Vào ngày thứ Năm, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tiếp bước Fed, ECB lựa chọn nâng lãi suất nhẹ tay hơn thế nhưng nói rằng cũng sẽ cần phải duy trì việc siết chặt chính sách tiền tệ hơn nữa để kiềm chế lạm phát.

BoE đồng thời nâng lãi suất nửa điểm phần trăm, khẳng định rằng sẽ phản ứng mạnh mẽ nếu áp lực lạm phát trở nên dai dẳng hơn. ECB có thể không hài lòng với cách mà thị trường phản ứng sau tuyên bố của Fed.

Trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối tại ngân hàng Deustche Bank, ông George Saravelos, cho biết rằng các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã phát đi thông điệp rõ ràng rằng các điều kiện tài chính sẽ cần phải chặt chẽ.

“Chúng tôi đã viết vào đầu năm 2022 rằng chúng ta sẽ trải qua năm mới này với một thực tế: lãi suất tăng cao. Giờ đây các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã đạt mục tiêu này. Tuy nhiên năm 2023 sẽ tập trung vào một điều: ngăn thị trường làm điều ngược lại”, ông Saravelos nói.

Thông điệp thắt chặt từ Fed và ECB không khỏi khiến cho thị trường ngạc nhiên dù rằng bản thân các quyết định chính sách cũng đúng với kỳ vọng.

Vào ngày thứ Sáu, ông Berenberg đã điều chỉnh dự báo nâng lãi suất của Fed trong năm 2023 thêm 25 điểm cơ bản, lãi suất có thể đạt đỉnh trong ngưỡng từ 5% đến 5,25% trong các cuộc họp năm tới.

BoE trong khi đó mềm mỏng hơn Fed và ECB, các quyết định lãi suất trong tương lai của BoE sẽ phụ thuộc nhiều vào diễn biến kinh tế Anh. Tuy nhiên, Ủy ban Chính sách Tiền tệ cũng không ngừng thể hiện quan điểm thận trọng về thị trường lao động.

Ông Berenberg dự báo BoE sẽ nâng lãi suất 25 điểm cơ bản trong tháng 2/2022 và như vậy lãi suất sẽ lên ngưỡng đỉnh 3,75%, dự kiến sẽ là 50 điểm cơ bản trong nửa sau năm 2023 và thêm 25 điểm cơ bản trước thời điểm cuối năm 2024.

Đối với ECB, ông Berenberg cho rằng đợt nâng lãi suất 50 điểm cơ bản của ECB chắc chắn sẽ có tác động rõ ràng, nó làm hạn chế tăng trưởng kinh tế cuối năm 2023 và đầu năm 2024.

“Dù rằng chúng ta duy trì GDP trong năm sau không thay đổi ở mức âm 0,3% chúng tôi hạ dự báo tốc độ phục hồi kinh tế năm 2024 từ 2,0% xuống 1,8%”, ông Schmieding nói.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Chat với BizLIVE