Nhật đang mất đi sức hấp dẫn với người lao động Trung Quốc, Việt Nam, Philippines

Một khi mức lương của người lao động cao hơn 50% so với mức lương mà họ có thể kiếm được tại Nhật, họ sẽ không còn muốn đến Nhật nữa.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Rủi ro mức lương trì trệ tại Nhật sẽ khiến cho Nhật trở thành địa điểm lao động kém hấp dẫn với người lao động khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc từ đầu thập niên 2030, theo phân tích mới nhất của Trung tâm Nhật bản Nghiên cứu Kinh tế (JCER) công bố mới đây.

Nghiên cứu của JCER so sánh mức lương mà người lao động tại Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Thái Lan kiếm được với mức lương mà một người lao động nước ngoài có thể nhận được thông qua chương trình tu tập sinh của Nhật.

Đến năm 2032, mức lương người lao động tại tất cả các nước trên ngoại trừ Philippines sẽ tương đương khoảng hơn nửa mức lương của tu nghiệp sinh tại Nhật. Một khi mức lương của người lao động cao hơn 50% so với mức lương mà họ có thể kiếm được tại Nhật, họ sẽ không còn muốn đến Nhật nữa. Việc đồng yên giảm quá sâu cũng khiến cho nhiều người lao động nước ngoài không còn muốn đến Nhật bởi nhiều nền kinh tế khác tại châu Á cũng đang chạy đua giành lao động.

Nghiên cứu xem xét đến mức lương của người lao động tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Manila, Jakarta và Bangkok sử dụng dữ liệu từ Tổ chức Thương mại Nhật và JCER. Tỷ giá đồng yên được tính toán dựa trên tỷ giá trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9/2022.

Mức lương của thực tập sinh được tính toán dựa trên số liệu của Bộ Y tế, Lao động và Xã hội Nhật. Với mức lương từ năm 2021 và sau đó, JCER tính toán mức lương trung bình sẽ tăng 1,6% trong các năm sau đó cho đến thập niên 2030, tương đương với mức tăng từng thấy trong thập kỷ qua.

Cộng đồng tu nghiệp sinh Việt Nam hiện đang là cộng đồng lớn nhất tại Nhật sau Trung Quốc và họ cũng thuộc nhóm tu nghiệp sinh nước ngoài lớn nhất, theo Bộ Tư pháp Nhật. Số lượng tư nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật trong 10 năm qua đã tăng gấp 12 lần lên 160.000.

Người lao động làm việc tại các nhà máy, công xưởng tại Việt Nam kiếm được trung bình khoảng 30.000 yên tức khoảng 215USD/tháng trong năm 2021, chỉ bằng khoảng 20% so với mức thu nhập 164.000 yên mà một tu nghiệp sinh kỹ năng có thể kiếm được ở Nhật, theo số liệu của JCER. Chi phí cuộc sống tại Nhật cũng như chi phí đi lại sẽ có thể chiếm đến một nửa thu nhập mà người lao động nước ngoài kiếm được tại Nhật, tuy nhiên số còn lại có thể dùng để tiết kiệm hoặc gửi về quê hương.

Mức lương người lao động tại Indonesia, Thái Lan lần lượt tương đương khoảng 26% và 29% mức lương người nước ngoài kiếm được tại Nhật trong năm ngoái. Mức lương người lao động tại Trung Quốc cao nhất, tương đương khoảng 59% mức lương tu nghiệp sinh tại Nhật.

Số lượng thực tập sinh người Trung Quốc tại Nhật lập đỉnh vào năm 2012 và đã giảm không ngừng từ thời điểm đó đến nay, một phần bởi chương trình hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc dành cho người lao động làm việc ở nội địa. Tu nghiệp sinh từ Việt Nam, Indonesia và một số nước Đông Nam Á khác đã nổi lên trong vai trò những nhóm lao động nước ngoài đến Nhật đông nhất. Tuy nhiên, ngay cả mức lương tại những nước này luôn tăng nhanh, một phần bởi lạm phát cao.

Lương người lao động tại Nhật đã duy trì ở mức thấp trong nhiều năm, chênh lệch về mức lương giữa Nhật và nhiều nước khác tại châu Á đang thu hẹp dần.

Mức lương người lao động tại Trung Quốc nhiều khả năng sẽ cao hơn lương tu nghiệp sinh tại Nhật vào năm 2026. Tại Trung Quốc, những người tuổi từ 60 trở lên dự kiến sẽ chiếm khoảng 20% dân số vào năm 2025 và hơn 30% vào năm 2035. Tình trạng thiếu lao động trầm trọng ngay trong nội địa Trung Quốc này cũng đồng nghĩa số lượng người lao động đến Nhật sẽ ngày một giảm đi.

Tuy nhiên, mức lương của người lao động tại bốn nước Đông Nam Á kể trên sẽ không thể vượt ngưỡng 67% mức lương tu nghiệp sinh tại Nhật cho đến năm 2035. Tuy nhiên nếu tính với ngưỡng 50% thì mức lương người lao động tại Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đều sẽ cao hơn ngưỡng này lần lượt vào các năm 2030, 2031 và 2032.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Chat với BizLIVE