Nhà đầu tư chứng khoán Mỹ bán mạnh cổ phiếu công nghệ

Thị trường chứng khoán giảm điểm trong phiên, nhà đầu tư tính toán đến việc lãi suất tăng cao và lạm phát leo thang sẽ ảnh hưởng ra sao đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quý vừa qua.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chịu ảnh hưởng bởi tuyên bố của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey rằng Ngân hàng Trung ương Anh kế hoạch hỗ trợ cho các quỹ hưu trí chịu ảnh hưởng bởi các đợt nâng lãi suất sẽ kết thúc đúng thời hạn vào ngày thứ Sáu.

Chỉ số Nasdaq rơi vào trạng thái suy giảm lần thứ 2 trong năm. Chỉ số S&P 500 và Dow Jones vốn đã ở trong trạng thái thị trường suy giảm từ trước đó, theo định nghĩa của các chuyên gia phố Wall là mức giảm ghi nhận ước tính 20% so với mức đỉnh gần nhất.

Thị trường chứng khoán giảm điểm trong phiên, nhà đầu tư tính toán đến việc lãi suất tăng cao và lạm phát leo thang sẽ ảnh hưởng ra sao đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quý vừa qua. Thị trường chứng khoán tăng điểm ở thời điểm giữa ngày và sau đó đảo chiều trong giờ giao dịch cuối sau tuyên bố của ông Bailey.

Chỉ số S&P 500 giảm 23,55 điểm tương đương 0,7% xuống 3.588,84 điểm; chỉ số Nasdaq hạ 115,91 điểm tương đương 1,1% xuống 10.426,19 điểm.

Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 36,31 điểm tương đương 0,1% lên 29.239,19 điểm, cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp công nghệ sinh học tăng điểm và như vậy ghi nhận mức lên điểm mạnh nhất trong Dow Jones.

Tuyên bố của ông Bailey được nhà đầu tư phố Wall đánh giá là tiêu cực bởi nó tạo ra thêm rủi ro các quỹ hưu trí Anh bán tài sản trong bối cảnh lãi suất được điều chỉnh tăng.

Nhiều nhà đầu tư kiếm được tiền bằng cách đặt kỳ vọng vào khả năng thị trường sẽ giảm điểm. Để làm được điều này, họ vay cổ phiếu và bán cổ phiếu với hy vọng sẽ có lợi bằng cách mua lại những cổ phiếu này với giá thấp hơn vào một ngày sau đó. Tuyên bố của ông Bailey khiến cho nhiều nhà đầu tư trên thị trường lo sợ.

“Không ai muốn giữ trạng thái qua đêm nếu họ tin rằng chắc chắn mọi chuyện sẽ xấu đi trong ngày tiếp theo đó”, giám đốc bộ phận giải pháp ETF tại quỹ WallachBeth Capital – ông Mohit Bajaj phân tích.

Trong suốt cả năm qua, nhà đầu tư đã chật vật với ảnh hưởng từ việc lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ và những nỗ lực của Fed trong việc kiềm chế lạm phát bằng lãi suất cao hơn. Đối với nhiều người, mối lo lạm phát đã lớn dần trong những tuần gần đây khi mà lạm phát không ngừng duy trì ở mức cao, nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng Fed sẽ hạ nhiệt nền kinh tế đến mức đẩy kinh tế vào suy thoái.

“Câu hỏi ở đây không phải là liệu có suy thoái kinh tế hay không mà nó sẽ xảy ra khi nào và tệ hại đến đâu”, giám đốc điều hành bộ phận đầu tư cổ phiếu tại quỹ Stifel Nicolaus – ông Justin Wiggs phân tích. Mới chỉ một tuần trước đây, nhà đầu tư từng vui vẻ sau khi chỉ số S&P 500 và Dow Jones có 2 ngày tăng điểm mạnh nhất trong 2 năm, tuy nhiên từ đó đến nay cổ phiếu không ngừng giảm. Cả chỉ số S&P 500 và Dow Jones đều trong trạng thái suy giảm.

Số liệu lạm phát Mỹ công bố vào ngày thứ Năm dự kiến sẽ cho thấy liệu các đợt nâng lãi suất của Fed có kiềm chế được giá cả tiêu dùng tăng cao hay không. Việc nâng lãi suất cơ bản đồng USD cao vượt kỳ vọng trong buổi họp lần tới hiện đang được thị trường tính toán đến.

Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ hiện đang chuẩn bị sẵn sàng cho báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp dự kiến công bố trong tuần này, theo đó nhiều doanh nghiệp chật vật với lãi suất cao và nhu cầu tiêu dùng đi xuống. Vào ngày thứ Tư, PepsiCo công bố lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp lớn như BlackRock, JP Morgan Chase và Morgan Stanley công bố lợi nhuận trong tuần này.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF vào ngày thứ Ba công bố rằng kinh tế thế giới đang hướng đến “khoảng thời gian bão tố” khi mà quỹ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm tới, đồng thời cảnh báo về khả năng suy thoái kinh tế nếu các nhà hoạch định chính sách không xử lý tốt cuộc chiến chống lạm phát, theo nội dung báo cáo mới nhất được IMF công bố.

Đánh giá bi quan này được đưa ra trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) mà IMF mới công bố trong cuộc họp thường niên giữa Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF.

Cuộc họp này diễn ra trong một khoảng thời gian có nhiều căng thẳng khi mà vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn tồn tại, căng thẳng Nga – Ukraine đã dẫn đến tình trạng giá thực phẩm và năng lượng tăng trong năm vừa rồi, chính vì vậy các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ buộc phải nâng mạnh lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế.

IMF vẫn duy trì dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng, theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay thế nhưng nhiều khả năng sẽ giảm tốc còn 2,7% trong năm 2023, thấp hơn so với tính toán trước đây. Tuy nhiên ở thời điểm đầu năm nay, IMF dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 4,4% trong năm 2022 và 2,8% trong năm 2023, như vậy có thể thấy rõ ràng triển vọng kinh tế đã xấu đi đáng kể trong nhiều tháng trở lại đây.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Chat với BizLIVE