Ngành Tài chính tiếp tục giải "bài toán khó"

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, ngành Tài chính tiếp tục giải "bài toán khó" là triển khai chính sách tài khóa mở rộng hợp lý để vừa thúc đẩy kinh tế, vừa bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Trả lời phỏng vấn báo chí về nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2024 nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, mặc dù thách thức, khó khăn vẫn hiện hữu, nhưng cơ hội, thời cơ luôn song hành. Ngành Tài chính sẽ quyết tâm cao nhất để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong các lĩnh vực như thị trường chứng khoán, bảo hiểm, tài chính - ngân sách, thông quan, chống buôn lậu, hoàn thiện thể chế tài chính.

Nhìn lại năm 2023, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, kinh tế Việt Nam đã có một năm “vượt gió ngược”, hồi phục để tăng trưởng và trở thành điểm sáng trong bức tranh tổng thể còn "xám màu" của kinh tế toàn cầu.

Dù gặp phải không ít khó khăn, thách thức nhưng ngành Tài chính cơ bản đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, nhờ hiệu quả từ những "chính sách đặc biệt" được triển khai trong "bối cảnh đặc thù", góp phần quan trọng cho công cuộc khắc phục khó khăn, hồi phục kinh tế - xã hội đất nước sau đại dịch Covid-19. “Năm qua, nhiều ý kiến cũng đề nghị chúng tôi triển khai mạnh hơn chính sách tài khóa nghịch chu kỳ để thúc đẩy tổng cầu, tuy nhiên trên thực tế, chính sách này đã được ngành Tài chính áp dụng trong mấy năm qua dưới sự đồng thuận của Chính phủ và các cấp, các ngành”, Bộ trưởng nói.

“Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn, chúng ta vẫn dành hàng chục nghìn tỷ đồng từ tăng thu, tiết kiệm chi để chi cho đầu tư phát triển; đồng thời áp dụng các giải pháp điều chỉnh miễn, giảm, giãn nhiều loại thuế, phí, lệ phí… đã và đang hỗ trợ tích cực có tăng trưởng kinh tế trong năm qua. Chúng tôi kỳ vọng những chính sách "khoan sức dân", thúc đẩy "vốn mồi" của Nhà nước sẽ tạo động lực cho kích cầu, tạo động lực mạnh mẽ hơn cho kinh tế hồi phục trong thời gian tới”, Bộ trưởng cho biết thêm.

Dự báo về năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, tình hình thế giới chắc chắn sẽ còn có tác động không thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế trong nước, đặc biệt là hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và xuất nhập khẩu.

Theo đó, Bộ Tài chính quyết tâm thực hiện quyết liệt, đồng bộ chính sách tài khóa mở rộng, phối hợp cùng chính sách tiền tệ hiệu quả. “Điều này có nghĩa tiếp tục giải "bài toán khó" là triển khai chính sách tài khóa mở rộng hợp lý để vừa thúc đẩy kinh tế, vừa bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia. Bộ Tài chính đã nghiên cứu và trình các cấp có thẩm quyền tiếp tục các giải pháp thực hiện chính sách miễn, giãn, giảm thuế, phí. Tuy nhiên, mức độ nới lỏng sẽ được cân tính thận trọng, chặt chẽ, hợp lý, đủ liều lượng trong ngắn hạn để đạt được đa mục tiêu như trên”, Bộ trưởng Tài chính lý giải.

Bộ trưởng khẳng định, thách thức, khó khăn vẫn hiện hữu, nhưng cơ hội, thời cơ luôn song hành. Ngành Tài chính sẽ quyết tâm cao nhất để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong các lĩnh vực như thị trường chứng khoán (TTCK), bảo hiểm, tài chính ngân sách, thông quan, chống buôn lậu, hoàn thiện thể chế tài chính.

Trả lời câu hỏi về việc phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững các thị trường tài chính, đặc biệt là TTCK, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và thị trường bảo hiểm, Bộ trưởng cho biết, dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan hữu quan, các giải pháp kịp thời, phù hợp của các cơ quan quản lý, sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng thuận của nhà đầu tư, người dân…. các thị trường tài chính tiếp tục được củng cố, tháo gỡ, xử lý kịp thời khó khăn vướng mắc để ngày càng phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch và ngày càng bền vững hơn.

“Chúng tôi có nhiều giải pháp nhằm kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, hoàn thiện pháp luật, thúc đẩy sự minh bạch, chặt chẽ, chẳng hạn như thành lập sàn giao dịch TPDN riêng lẻ…”, Bộ trưởng Bộ Tài chính thông tin.

Đồng thời, theo Bộ trưởng, cũng như nền kinh tế nói chung, khó khăn, thách thức, yếu tố khó lường đối với các thị trường tài chính vẫn hiện hữu trong năm nay; tuy nhiên, với nền tảng đã xây dựng, các giải pháp đã triển khai và sự chủ động vào cuộc ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của cơ quan quản lý các cấp, các thị trường tài chính sẽ tiếp tục có những bước chuyển tích cực hơn về chất lượng và tính lành mạnh, bền vững.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE