Ngành cà phê Việt Nam chịu nhiều áp lực

Là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai và nhà sản xuất cà phê Robusta hàng đầu thế giới. Song, ngành cà phê Việt đang phải chống chọi với các áp lực từ trong lẫn ngoài nước.

Ngành cà phê Việt Nam chịu nhiều áp lực
Ảnh minh họa

Sản lượng cà phê giảm, giá tăng 

Ngành cà phê Việt Nam là trụ cột quan trọng của thị trường cà phê toàn cầu và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc gia.

Việt Nam hiện là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới với khoảng 97% sản lượng là cà phê Robusta. Phần còn lại bao gồm cà phê Arabica và các giống đặc sản khác.

Mặc dù lượng tiêu thụ cà phê trong nước đang tăng, xuất khẩu vẫn là nguồn thu nhập chính cho ngành sản xuất cà phê Việt Nam.

Lượng xuất khẩu cà phê ước đạt tổng cộng 25 triệu bao (60 kg/bao) trong niên vụ 2023-2024, giảm khoảng 10% so với năm ngoái. Dù giảm nhưng Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn thứ hai trên toàn cầu, sau Brazil.

Theo Tiến sĩ Devmali Perera, Giảng viên Tài chính đến từ Đại học RMIT, ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức và thay đổi đáng kể trong bối cảnh thị trường nhiều biến động và áp lực môi trường tăng cao.

“Thị trường cà phê Việt Nam phải đối mặt với hai thách thức chính trong năm nay: Sản lượng giảm và giá tăng. Giá tăng do nhu cầu cả trong và ngoài nước đều tăng cao, đặc biệt là tại các nước Đông Nam Á. Mặt khác, điều kiện thời tiết bất lợi và gián đoạn chuỗi cung ứng góp phần khiến sản lượng giảm”, bà Perera nói.

Sản xuất cà phê Việt Nam ngày càng bị ảnh hưởng bởi hạn hán kéo dài và nhiệt độ tăng cao, khiến năng suất giảm và chất lượng cây trồng bị ảnh hưởng.

Tiến sĩ Majo George, Giảng viên cấp cao ngành Quản trị chuỗi cung ứng và logistics Đại học RMIT cho rằng, áp lực từ khí hậu đặc biệt gay gắt ở Tây Nguyên, nơi hạn hán nghiêm trọng thiêu rụi nhiều đồn điền cà phê và khiến cho tình trạng khan hiếm nước tưới trở nên trầm trọng hơn.

Quảng cáo

Căng thẳng địa chính trị tác động lên chuỗi cung ứng toàn cầu

Trong khi đó, chuỗi cung ứng toàn cầu đang phải đối mặt với gián đoạn đáng kể do tình trạng thiếu container và tắc nghẽn cảng, khiến các chuyến hàng bị trì hoãn và chi phí tăng cao. Những thách thức này càng trở nên trầm trọng hơn do căng thẳng địa chính trị trên toàn thế giới.

“Những rào cản logistics như vậy khiến cà phê Việt Nam khó tiếp cận thị trường quốc tế đúng thời hạn, ảnh hưởng đến năng lực đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp xuất khẩu”, Tiến sĩ George nói.

Chuỗi giá trị thiếu hiệu quả cũng đặt ra một số thách thức. Nhiều hộ sản xuất nhỏ ở Việt Nam vẫn dựa vào phương pháp canh tác truyền thống nên chất lượng và sản lượng không đồng đều. Việc thiếu cơ sở tiên tiến phục vụ chế biến và bảo quản sau thu hoạch có thể khiến chất lượng bị suy giảm đáng kể.

“Những quy định mới về môi trường, đặc biệt là các quy định của Liên minh châu Âu liên quan đến dư lượng thuốc trừ sâu, đòi hỏi nhà sản xuất phải điều chỉnh phương pháp canh tác và tăng chi phí tuân thủ. Điều này tạo thêm áp lực cho nông dân sản xuất nhỏ, những người có thể không dễ dàng thích nghi nhanh chóng”, Giảng viên cấp cao ngành Quản trị chuỗi cung ứng và logistics Đại học RMIT nói.

Dù có hơn 700 ngàn ha đất cà phê nhưng Việt Nam đang chật vật tìm đất phù hợp để nâng cao sản lượng, do lo ngại nạn phá rừng và áp lực đáp ứng các mục tiêu liên quan đến khí hậu.

Theo Tiến sĩ Devmali Perera, nhiều nông dân trồng cà phê trong nước đã chuyển sang trồng sầu riêng do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc đối với loại trái cây này đang tăng. Sự thay đổi này đã làm giảm thêm diện tích dành cho sản xuất cà phê.

Ngoài ra, nông dân Việt Nam cũng đang phải đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao, chủ yếu do giá phân bón và nhân công tăng. Giá cà phê trong nước tăng có thể bù đắp phần nào chi phí sản xuất cho nông dân. Tuy nhiên, chi phí sản xuất tăng khiến các đơn vị xuất khẩu gặp phải nhiều khó khăn.

“Các đơn vị xuất khẩu hiện đang phải vật lộn với áp lực tài chính, thiếu hụt sản phẩm và chi phí vận chuyển cao, khiến họ thận trọng hơn khi nhận đơn đặt hàng mới. Trong khi đó, nhu cầu ngày càng tăng trong bối cảnh chuỗi cung ứng gặp hạn chế đang tạo ra thêm nhiều biến động về giá cả và sự bất ổn trong thị trường cà phê”, bà Perera nói.

 

Theo Theo Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Tin mới

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp dự báo tăng 15-20% trong năm 2025

Theo FiinRatings dư nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2025 dự báo tăng trong bối cảnh các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục phải đẩy mạnh phát hành tăng vốn cấp 2; nhu cầu và áp lực tái tài trợ, tái cấu trúc vốn tăng cao của nhóm bất động sản, năng lượng...

ACB muốn huy động 20.000 tỷ đồng từ trái phiếu Nợ trái phiếu toàn cầu vượt 100.000 tỷ USD

Giá gạo tại Tokyo tăng vọt 90%, CPI cốt lõi tháng 3 tăng 2,4%

Dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho thấy, giá gạo tại Tokyo đã tăng vọt khoảng 90% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái, với tác động ở mức độ hạn chế từ việc chính phủ gần đây giải phóng kho gạo dự trữ.

Xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản tiếp tục cao kỷ lục Nhập khẩu gạo tư nhân Nhật Bản lập kỷ lục, chính phủ áp thuế bảo vệ sản lượng

Tổng Bí thư thăm Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng trong ngày khai giảng khóa đào tạo thiết kế bán dẫn chuyên sâu đầu tiên

Ngày 29/3/2025, Tổng Bí thư đã tới thăm vào ngày khai giảng khóa đào tạo thiết kế bán dẫn chuyên sâu đầu tiên tại Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng dành cho 80 sinh viên tài năng tại Đà Nẵng, tiến tới đào tạo hàng ngàn học viên tới năm 2030.

DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki Khách hàng tấp nập giao dịch tại các điểm kinh doanh ngân hàng số Vikki

Novaland (NVL) lần đầu tiên báo lỗ do trích lập dự phòng

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland; HoSE: NVL) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét năm 2024, ghi nhận lần đầu tiên báo lỗ sau thuế do trích lập dự phòng liên quan dự án Lakeview City.

Thủ tướng sắp họp với lãnh đạo Vingroup, Sun Group, Novaland... và loạt ngân hàng cùng 63 tỉnh, thành về nhà ở xã hội Cổ phiếu Novaland bất ngờ “cháy hàng”, khớp lệnh đột biến sau thông tin thắng kiện tại dự án chục nghìn tỷ đồng

Ngành quỹ chỉ chiếm 6% GDP, Chủ tịch UBCKNN nêu 5 giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng

Theo Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương, việc thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành quỹ không chỉ giúp thu hút dòng vốn dài hạn mà còn góp phần xây dựng một cơ sở nhà đầu tư ổn định và bền vững hơn.

Các quỹ ETF tổng quy mô gần 13.000 tỷ sẽ "săn lùng" những cổ phiếu nào trong kỳ review tháng 4? Cược lớn vào FPT, bỏ quên nhóm Vingroup, hiệu suất các quỹ mở thua xa VN-Index

Chứng khoán Agriseco đặt mục tiêu tăng trưởng dưới 10%, trả cổ tức bằng cổ phiếu

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 diễn ra tại Hà Nội ngày 28/3, cổ đông Chứng khoán Agriseco đã thông qua kết quả kinh doanh, kế hoạch năm 2025 và nội dung trả cổ tức năm 2025.

Từ chứng khoán đến nông nghiệp: Đế chế kinh doanh của ông chủ SSI Chứng khoán MBS sẽ phát hành gần 69 triệu cổ phiếu với giá bằng 1/3 thị giá

Dự báo lợi nhuận toàn thị trường có thể tăng 17% trong quý I/2025

Chứng khoán MB (MBS) dự báo, quý I/2025, các ngành đạt mức tăng trưởng lợi nhuận nổi bật gồm bất động sản (tăng 719% so với cùng kỳ), khu công nghiệp (tăng 61%), năng lượng (tăng 41%).

Ước tính KQKD quý I/2025 của loạt doanh nghiệp bất động sản "hot": Vinhomes có thể tăng trưởng hơn 1.200%, KDH tăng 700% ĐHĐCĐ SJ Group: Mục tiêu lợi nhuận tăng gấp đôi, nâng vốn lên 2.975 tỷ đồng