Nam Long (NLG) của Chủ tịch Nguyễn Xuân Quang lần đầu báo lỗ sau 10 năm

Nam Long (NLG) của Chủ tịch Nguyễn Xuân Quang báo lỗ 65 tỷ đồng trong quý 1/2024, đây là lần đầu báo lỗ sau 10 năm của “ông lớn” địa ốc này.

Nam Long (NLG) lần đầu báo lỗ sau 10 năm.
Nam Long (NLG) lần đầu báo lỗ sau 10 năm.

Công ty CP Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán: NLG) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 1/2024, ghi nhận lợi nhuận sau thuế lỗ 65 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2023 doanh nghiệp địa ốc này báo lãi 16 tỷ đồng.

Đây là lần đầu tiên báo lỗ của “ông lớn” địa ốc phía Nam này sau vừa tròn 10 năm (quý 1/2014, Nam Long báo lỗ 23,2 tỷ đồng).

Theo báo cáo, quý 1/2024, Nam Long ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng đem về 204,6 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ (235 tỷ đồng).

Trong khi, giá vốn hàng bán tăng 56,5% so với cùng kỳ lên 118 tỷ đồng, khiến lợi nhuận gộp về bán hàng của doanh nghiệp sụt giảm mạnh còn 86,5 tỷ đồng, tương ứng giảm 45,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý 1/2024, doanh thu hoạt động tài chính đem về cho Nam Long số tiền 25,6 tỷ đồng, giảm gần 44% so với cùng kỳ. Doanh thu này 100% đến từ lãi tiền gửi ngân hàng và lãi cho vay của Nam Long.

Ở chiều ngược lại, lợi nhuận khác đem về cho Nam Long hơn 12 tỷ đồng, con số này ở quý 1/2023 chỉ là 5,5 tỷ đồng.

Quý vừa qua, Nam Long đã thực hiện tiết giảm rất tốt các chi phí như: Chi phí tài chính là 50,5 tỷ đồng (giảm 34%), Chi phí bán hàng là 32,9 tỷ đồng (giảm 11,2%) và Chi phí quản lý doanh nghiệp là 111,6 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2023.

Dù đã tiết giảm hầu hết các chi phí, nhưng do doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm mạnh. Kết quả, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Nam Long trong quý 1/2024 là lỗ 46,5 tỷ đồng, giảm mạnh so với khoản lãi 34,4 tỷ đồng mà doanh nghiệp địa ốc này đạt được ở cùng kỳ năm 2023.

nam-long-nlg-7550.png
Hàng tồn kho hiện chiếm đến 62,6% tổng tài sản của Nam Long.

Tính đến thời điểm 31/3/2024, tổng tài sản của Nam Long là 28.821 tỷ đồng, tăng 0,8% so với đầu năm (28.601 tỷ đồng). Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền là 2.473 tỷ đồng, giảm 2,6%; Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là 25.392 tỷ đồng, tăng 0,3% (25.308 tỷ đồng).

Đáng chú ý, hàng tồn kho của Nam Long tính đến ngày 31/3/2024 là 18.050 tỷ đồng, tăng 4,1% so với đầu năm. Như vậy, hàng tồn kho đang chiếm đến 71,1% tài sản ngắn hạn của Nam Long, đồng thời chiếm đến 62,6% tổng tài sản của “ông lớn” địa ốc phía Nam này.

Quảng cáo

Dự án Izumi (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) tiếp tục giữ vị trí quán quân hàng tồn kho của Nam Long với giá trị thuần 8.564 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Các vị trí tiếp theo thuộc về Dự án Waterpoint Giai đoạn 1 là 3.768 tỷ đồng, Dự án Hoàng Nam (Akari) là 1.910 tỷ đồng, Dự án Waterpoint Giai đoạn 2 là 1.700 tỷ đồng, Dự án Cần Thơ là 1.378 tỷ đồng, ….

Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của Nam Long là 15.440 tỷ đồng, tăng 2,4% so với đầu năm (tương ứng tăng gần 400 tỷ đồng). Trong đó, nợ ngắn hạn là 10.156 tỷ đồng, tăng 2,7% so với đầu năm.

Vay nợ tài chính của doanh nghiệp là 6.214 tỷ đồng, chiếm 40,2% nợ phải trả của doanh nghiệp. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính dài hạn của Nam Long tăng gần 2,9% lên mức gần 3.812 tỷ đồng, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn gần như đi ngang với mức gần 2.403 tỷ đồng.

Bên cạnh việc vay thuê tài chính từ các tổ chức tín dụng, Nam Long cũng rất tích cực huy động nguồn vốn từ kênh trái phiếu doanh nghiệp. Tính đến 31/3/2024, “ông lớn” địa ốc phía Nam này đang sở hữu khoản nợ gần 3.082 tỷ đồng trái phiếu, chiếm 49,6% tổng nợ vay.

nam-long-nlg-3230.png
Nam Long đang sở hữu dư nợ trái phiếu gần 3.100 tỷ đồng.

Trong đó, nợ trái phiếu dài hạn là 2.135 tỷ đồng và nợ trái phiếu dài hạn đến hạn trả là gần 945,7 tỷ đồng.

Khoản nợ trái phiếu chuẩn bị đến kỳ đáo hạn này tương ứng với giá trị lô trái phiếu NLGB2124001 và lô trái phiếu NLGB2124002 được Nam Long phát hành vào ngày 6/9/2021, sẽ đáo hạn vào ngày 6/9/2024.

Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 năm nay, Nam Long cũng phải đáo hạn các khoản vay ngắn hạn với giá trị gần 1.120 tỷ đồng. Đây là các khoản vay với mục đích hỗ trợ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp từ các nhà băng như OCB, Vietcombank, Standard Chartered Bank, United Overseas Bank và từ các cá nhân.

Tại ĐHCĐ Nam Long 2024 vừa diễn ra ngày 20/04, “ông lớn” địa ốc phía Nam công bố kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu thuần đạt 6.657 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 821 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 506 tỷ đồng. Đồng thời, thông qua đề xuất chi trả cổ tức trong năm 2024 bằng tiền mặt 5% trên mệnh giá.

Như vậy, với kết quả kinh doanh bết bát, báo lỗ 65 tỷ đồng trong quý 1/2024, “ông lớn” địa ốc phía Nam này sẽ còn rất nhiều việc phải làm trong 9 tháng còn lại của năm nay, để hoàn thành mục tiêu vừa đề ra.

Được biết, Nam Long có tiền thân là Công ty TNHH Nam Long được thành lập năm 1992. Công ty hoạt động với 3 mảng kinh doanh chính: Phát triển quỹ đất; Phát triển khu đô thị và nhà ở; Bất động sản thương mại và đầu tư mạo hiểm.

Hiện, Nam Long đang có vốn chủ sở hữu là 13.532 tỷ đồng. Với quy mô nguồn vốn của mình, Nam Long hiện là một trong những “ông lớn” địa ốc tại thị trường phía Nam, bên cạnh các tên tuổi khác như Novaland, Hưng Thịnh, Becamex, Khang Điền, Phát Đạt, Đất Xanh…

Ông Nguyễn Xuân Quang hiện là Chủ tịch HĐQT Nam Long. Giữ vị trí Tổng Giám đốc (CEO) Nam Long là ông Lucas Ignatius Loh Jen Yuh, người vừa thay thế ông Trần Xuân Ngọc kết thúc nhiệm kỳ Tổng Giám đốc từ ngày 29/3/2024.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

ĐHĐCĐ Sabeco: Ưu tiên sản phẩm trung cấp và cận cao cấp, kỳ vọng cải thiện biên lợi nhuận Sabibeco hậu thâu tóm

Tổng Giám đốc Sabeco nhận định thị trường bia đang có tiềm năng rất lớn với phân khúc phổ thông. Do đó, sản phẩm của công ty đang tập trung vào phân khúc trung cấp và cận cao cấp, thay vì cạnh tranh ở phân khúc cao cấp.

Hoàn tất thương vụ “khủng” tại Sabeco Sabeco báo lãi sau thuế 4.495 tỷ đồng năm 2024

ĐHĐCĐ Novaland 2025: Nỗ lực tái cấu trúc và gỡ vướng pháp lý, cải thiện kết quả kinh doanh

Đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực, Novaland khẳng định sẽ tiếp tục tái cấu trúc, nỗ lực tháo gỡ pháp lý dự án, kiện toàn quản trị - điều hành, chuyển đổi số và từng bước triển khai lộ trình ESG hướng tới phát triển bền vững.

Cổ phiếu Novaland thoát diện cảnh báo Novaland lý giải việc trình 2 phương án kinh doanh cho năm 2025

ĐHĐCĐ Viettel Post: Mục tiêu tăng trưởng thận trọng, doanh thu chỉ tăng 1% năm 2025

Lợi nhuận Viettel Post dự kiến tăng chậm hơn doanh thu do ban lãnh đạo dự báo biên lợi nhuận ngành chuyển phát tiếp tục giảm do cạnh tranh gay gắt, trong khi chi phí khấu hao tăng mạnh do các khoản đầu tư dài hạn thực hiện trong năm 2024.

Viettel Construction trở lại mức tăng trưởng lợi nhuận 2 chữ số ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu lợi nhuận tăng 7,4%, lên kế hoạch tham gia các dự án đường sắt cao tốc, sân bay

Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa

Xuyên suốt hơn 3 thập kỷ xây dựng và phát triển, SHB luôn tích cực hưởng ứng chủ trương của Đảng và Chính phủ, đồng hành cùng đất nước và người dân trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, sẵn sàng có mặt khi Tổ quốc cần, vững bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

SHB lên kế hoạch lợi nhuận 14.500 tỷ đồng, chia cổ tức 18% SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm, dự kiến tổng tỷ lệ cổ tức 2024-2025 là 36% ĐHĐCĐ SHB: Có thể hoàn thành chuyển nhượng SHBFC sớm hơn dự kiến

Chủ tịch TTC Land: Không chọn tăng trưởng bằng mọi giá, tập trung cải thiện hiệu quả dòng tiền và pháp lý

Năm 2025, TTC Land sẽ chuyển chiến lược từ phòng thủ sang chủ động, đẩy mạnh bán hàng tại các dự án trọng điểm, đồng thời tăng cường kiểm soát dòng tiền, tái cấu trúc bộ máy, tập trung đầu tư vào các dự án có tính khả thi cao và đã được thẩm định kỹ lưỡng.

TTC Land huy động 850 tỷ đồng trái phiếu để đầu tư vào dự án Selavia Phú Quốc Lên kế hoạch bàn giao loạt dự án, TTC Land kỳ vọng lợi nhuận năm 2025 tăng gấp rưỡi

Doanh thu gấp 2,7 lần cùng kỳ, vì sao lợi nhuận quý I của Phát Đạt giảm?

Quý I/2025, Phát Đạt ghi nhận doanh thu thuần đạt 438 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ. Tuy nhiên, do giá vốn tăng và không còn khoản tiền phạt chậm trả như quý I năm ngoái nên lợi nhuận của công ty sụt giảm nhẹ 4%, xuống gần 51 tỷ đồng.

Lãi lớn nhờ bán dự án Bắc Hà Thanh trong quý IV, Phát Đạt vẫn không hoàn thành kế hoạch năm Phát Đạt khẳng định không liên quan đến hoạt động thao túng cổ phiếu PDR

Doanh nghiệp BĐS phải đáo hạn 3.500 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 5

Theo FiinRatings, các doanh nghiệp bất động sản dự kiến có khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng TPDN đáo hạn trong tháng 5, chiếm 31% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường trong tháng và tăng 20,3% so với ước tính của tháng 4.

Trái phiếu chính phủ bị bán tháo, đồng USD thấp nhất trong 1 thập kỷ: Rủi ro Mỹ tăng lãi suất sắp xảy ra? Doanh nghiệp bất động sản tiếp tục “vắng bóng” trên thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Tập đoàn Đất Xanh đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 44% năm 2025

Đất Xanh đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lần lượt 62% và 44% so với năm 2024 với doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản giữ vai trò động lực tăng trưởng chính, chủ yếu đến từ việc bàn giao Opal Skyline.

Lợi nhuận của Đất Xanh được dự báo tăng trưởng mạnh trong 2 năm tới Dragon Capital nâng sở hữu tại Đất Xanh lên hơn 12%, nhóm quỹ KIM bán ra cổ phiếu LHG

HSG đạt 371 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế sau 6 tháng NĐTC 2024 - 2025, hoàn thành 74% kế hoạch

6 tháng đầu niên độ tài chính 2024 – 2025, HSG đạt doanh thu hợp nhất 18.674 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 371 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 53% và 74% kế hoạch đã đề ra ở phương án kinh doanh cao.

HSG rót thêm 320 tỷ đồng vào công ty con ĐHĐCĐ HSG: HSG đặt mục tiêu lãi ròng 500 tỷ đồng, lên kế hoạch niêm yết Hoa Sen Home