Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank

Từ ngày 30/9, Tổ chức International Finance Corporation (IFC) không còn là cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của TPBank.

Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank
Ảnh minh họa

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã: TPB) vừa cập nhật thông tin thay đổi về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng.

Theo đó, thông tin cập nhất đến ngày 30/9/2024, Quỹ PYN Elite Fund (NON-UCITS) đã tăng số lượng cổ phần sở hữu lên 104 triệu cổ phần, tương đương 4,728% vốn tại TPBank. Trước đó, quỹ này sở hữu gần 79 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 3,59%.

Đồng thời, ngân hàng cũng công bố Tổ chức International Finance Corporation (IFC) không còn là cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng theo thông tin cung cấp bởi Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) tại ngày 30/9/2024. Trước đó, IFC nắm 25,8 triệu cổ phiếu, tương ứng 1,17% vốn tại TPBank.

Cập nhật thông tin thay đổi về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của TPBank.

IFC là thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, một trong những tổ chức tài chính phát triển đang hoạt động vì sự phát triển bền vững ở các nền kinh tế đang phát triển.

Quảng cáo

IFC đã là cổ đông quan trọng của TPBank từ năm 2016. Thời điểm đó, tổ chức này đã đầu tư hơn 403 tỷ đồng (khoảng 18,3 triệu USD) vào ngân hàng thông qua hình thức mua cổ phiếu ưu đãi, cho phép sở hữu 4,999% cổ phần.

Như vậy hiện nay, danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ TPBank bao gôm 12 tổ chức và 9 cá nhân.  Trong đó, tổ chức đứng đầu danh sách nắm lượng vốn lớn nhất tại nhà băng này là Công ty cổ phần FPT với 149 triệu cổ phiếu TPB, tương đương 6,77% vốn ngân hàng.

Đứng thứ 2 là Công ty cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, với tỷ lệ sở hữu 5,93% vốn.

Về phía cổ đông cá nhân đang sở hữu nhiều cổ phiếu TPB nhất là ông Nguyễn Hà Long với hơn 84 triệu cổ phiếu, tương đương 3,82% vốn ngân hàng. 

Chủ tịch HĐQT ngân hàng Đỗ Minh Phú không nắm giữ cổ phiếu nào. Tuy nhiên, con trai ông Phú là ông Đỗ Minh Đức và con gái là bà Đỗ Vũ Phương Anh hiện đều đang có gần 24,5 triệu cổ phần, tương đương 1,11% vốn ngân hàng.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc 6 tháng đầu năm, TPBank ghi nhận lợi nhuận sau thuế hợp nhất 2.985 tỷ đồng, tăng 10,31% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đóng góp lớn nhất vào tổng lợi nhuận ngân hàng vẫn đến từ hoạt động tín dụng và dịch vụ. Cụ thể, thu nhập lãi thuần 6 tháng đầu năm đạt hơn 6.664 tỷ đồng, tăng 14,21% so với cùng kỳ trong khi thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng tới 46,9%, đạt 1.660 tỷ đồng.

Đến cuối tháng 6/2024, tổng tài sản của TPBank ở mức 361.554 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,37% so với đầu năm, trong đó, cho vay khách hàng tăng trưởng gần 4%, đạt 213.432 tỷ đồng. Cho vay khách hàng đạt mức 202.997 tỷ đồng, giảm 2,5% so với đầu năm.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ

Chính sách tăng thuế thương mại của ông Trump có thể tác động lên các nền kinh tế xuất khẩu như Việt Nam, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến lĩnh vực ngân hàng qua bốn yếu tố: tăng trưởng tín dụng, lãi suất, tỷ lệ nợ xấu, và lợi nhuận trước thuế.

Đồng USD lên cao nhất 4 tháng, Bitcoin tiến sát mốc 90.000 USD: Hàng loạt tài sản thăng hoa chưa từng có sau khi ông Trump giành chiến thắng Dragon Capital đánh giá toàn diện tác động của việc ông Trump tái đắc cử đến chứng khoán Việt Nam

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Ngày 12/11/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Công nghệ KiotViet (KiotViet) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên phần mềm KiotViet.

Hai cổ đông nắm gần 96% vốn BIDV BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên

Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tính đến hết quý III/2024

Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý III/2024 được 29 ngân hàng đã công bố (không bao gồm Agribank), tổng tài sản của các ngân hàng này đạt hơn 16,2 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với cuối năm 2023. Trong đó, 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất, gồm: BID

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh: Loạt cổ phiếu tăng vọt sau "tin vui" cổ tức, một mã bứt phá 82% sau một tuần

Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án xử lý đối với ngân hàng SCB ngay trong tháng 12

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại; hoàn thiện phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trong tháng 12 năm 2024.

“Vụ việc SCB không thuộc phạm vi của kiểm toán nhà nước” Đình chỉ 4 cán bộ kiểm toán Deloitte Việt Nam liên quan vụ SCB

Ngân hàng Nhà nước ban hành một loạt quyết định về lãi suất tiền gửi

Nhằm đảm bảo tính thống nhất về căn cứ pháp lý với các Thông tư quy định về lãi suất tiền gửi, ngày 01/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các Quyết định 2410/QĐ-NHNN và 2411/QĐ-NHNN quy định về lãi suất tiền gửi trong đó chỉnh sửa căn cứ pháp lý ban hành và không thay đổi các mức lãi suất tiền gửi.

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất? Nhân viên ngân hàng nào có thu nhập cao nhất?

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua