Nhà đầu tư ngoại mua gần 157 triệu cổ phiếu MCH, SK Group cân nhắc thoái vốn khỏi Vingroup và Masan

Sau khi mua gần 157 triệu cổ phiếu MCH trong đợt phát hành vừa kết thúc, các cổ đông nước ngoài đã nắm giữ tổng cộng hơn 176,7 triệu cổ phiếu, tương ứng 16,64% vốn tại Masan Consumer.

Nhà đầu tư ngoại mua gần 157 triệu cổ phiếu MCH, SK Group cân nhắc thoái vốn khỏi Vingroup và Masan

147 nhà đầu tư ngoại mua gần 157 triệu cổ phiếu MCH

Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, mã MCH) công bố đã kết thúc đợt chào bán hơn 326,8 triệu cổ phiếu với giá chào bán là 10.000 đồng/cổ phiếu ra công chúng. Tổng giá trị vốn huy động được hơn 3.268 tỷ đồng, qua đó nâng vốn điều lệ của công ty từ 7.355 tỷ đồng lên 10.623 tỷ đồng.

Theo công bố, đã có 2.332 cổ đông mua cổ phiếu chào bán của MCH, tỷ lệ cổ phiếu được phân phối đạt 100%. Trong đó, 147 nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đã mua gần 157 triệu cổ phiếu, tương ứng 48% số cổ phiếu được phân phối.

Trước đó, ngày 7/3, MasanConsumerHoldings, công bố đã mua hơn 69,2 triệu cổ phiếu MCH, nâng tổng số cổ phần nắm giữ lên gần 740,6 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 69,71% (tỷ lệ trước mua là 91,27%). Với việc sở hữu gần 671,4 triệu cổ phiếu MCH lúc đó, MasanConsumerHoldings có thể mua thêm tối đa khoảng 302,78 triệu cổ phiếu MCH, nhưng công ty chỉ mua hơn 69,2 triệu cổ phiếu.

Như vậy, lượng quyền mua tương ứng với gần 234 triệu cổ phiếu phát hành mới đã được chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác. Dựa theo kết quả chào bán, phần lớn lượng quyền mua này đã chuyển cho nhà đầu tư nước ngoài.

Sau đợt chào bán, cổ đông nước ngoài nắm giữ tổng cộng hơn 176,7 triệu cổ phiếu, tương ứng 16,64% vốn MCH. Trong khi, số liệu trong báo cáo thường niên 2024, danh sách cổ đông chốt ngày 12/2/2025, cơ cấu cổ đông nước ngoài của MCH là 2,7%.

SK Group cân nhắc thoái vốn khỏi Vingroup và Masan

Theo báo cáo kinh doanh năm 2024 của SK Group, đầu năm ngoái, công ty vẫn sở hữu 6,1% tại Tập đoàn Vingroup (mã VIC) và 9,2% tại Tập đoàn Masan (mã MSN). Cả hai được ghi nhận ở mục đầu tư vào công ty liên kết với giá trị sổ sách lần lượt là hơn 549 tỷ won (khoảng 9.992 tỷ đồng) và hơn 419 tỷ won (khoảng 7.631 tỷ đồng).

Tuy nhiên, đến cuối năm 2024, tỷ lệ sở hữu của SK Group tại hai doanh nghiệp trên đều ghi nhận 0% do cả hai khoản đầu tư đều có quyền chọn bán hoặc là tài sản nắm giữ để chờ bán trong tương lai. Hai khoản trên không được SK Group ghi nhận ở mục đầu tư vào công ty liên kết, mà hạch toán ở mục tài sản chờ để bán.

Điều này có nghĩa là đến cuối năm 2024, SK Group vẫn sở hữu cổ phần tại Vingroup và Masan, nhưng thay vì xác định sẽ nắm giữ trung và dài hạn như một công ty liên kết, công ty này lên kế hoạch sẵn sàng thoái vốn trong tương lai như một tài sản chờ để bán.

Còn tại The CrownX - nền tảng tích hợp tiêu dùng bán lẻ của Masan, hợp nhất WinCommerce và Masan Consumer Holdings (mã MCH), SK Group hiện vẫn còn nắm 4,9% vốn. Giá trị sổ sách khoản đầu tư này giảm 3,5% về hơn 367 tỷ won (khoảng 6.680 tỷ đồng).

Chủ tịch Saigonres dự chi 800 tỷ đồng để mua 20 triệu cổ phiếu SGR

Quảng cáo

Ông Phạm Thu, Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres, mã SGR) đăng ký mua 20 triệu cổ phiếu SGR để nâng sở hữu từ hơn 17,96 triệu cổ phiếu (29,94% vốn điều lệ), lên hơn 37,96 triệu cổ phiếu (47,45% vốn điều lệ). Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 31/3 - 29/4 bằng hình thức mua trực tiếp tại tổ chức phát hành thông qua đợt phát hành riêng lẻ.

Theo kế hoạch phát hành, Saigonres thông qua kế hoạch chào bán 20 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 40.000 đồng/cổ phiếu cho ông Phạm Thu, Chủ tịch HĐQT Saigonres để huy động 800 tỷ đồng. Số tiền huy động, Saigonres dự kiến dùng 300 tỷ đồng thanh toán các khoản nợ vay, thời gian trả nợ từ quý IV/2024 đến quý I/2025; và 500 tỷ đồng để đầu tư, tài trợ dự án “Khu đô thị Sinh Thái Việt Xanh”, thời gian giải ngân từ quý IV/2024 đến quý IV/2025 tuỳ vào hạng mục.

Trước đó, ngày 19/2/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã nhận được hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ của Saigonres.

Con trai Chủ tịch SSI bán hết cổ phiếu

Ông Nguyễn Duy Linh, con trai ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán SSI thông báo đã bán 154.496 cổ phiếu SSI trong ngày 27/3 nhằm chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp gia đình. Sau giao dịch, ông Duy Linh không còn nắm giữ cổ phiếu SSI nào.

Số cổ phiếu này được chuyển nhượng cho Công ty TNHH Đầu tư NDH, giúp doanh nghiệp nâng tỷ lệ sở hữu tại SSI lên 8,364%, tương đương 164,26 triệu cổ phiếu. Công ty này do ông Nguyễn Duy Hưng giữ chức Chủ tịch HĐQT.

Theo báo cáo vào cuối năm 2024, ông Nguyễn Duy Hưng nắm 15,18 triệu cổ phiếu SSI, tương đương hơn 0,7% vốn. Con trai cả của ông, Nguyễn Duy Khánh - thành viên HĐQT SSI, sở hữu 4,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 0,232% vốn).

Ông Nguyễn Hồng Nam, Tổng Giám đốc SSI - em trai ông Hưng, sở hữu 2,6 triệu cổ phiếu (0,135% vốn). Một người em khác của ông Hưng là ông Nguyễn Mạnh Hùng nắm giữ 10,4 triệu cổ phiếu (0,531% vốn).

Sau giao dịch trên, tổng số cổ phiếu SSI mà Công ty TNHH Đầu tư NDH cùng các cá nhân liên quan nắm giữ vượt 197 triệu đơn vị, chiếm 10,03% vốn điều lệ SSI.

Pyn Elite Fund rời ghế cổ đông lớn tại Dabaco

Quỹ Pyn Elite Fund (Non-Ucits) công bố đã bán 5 triệu cổ phiếu DBC của Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã DBC) để giảm sở hữu từ hơn 17 triệu cổ phiếu (5,11% vốn điều lệ) về còn hơn 12 triệu cổ phiếu (3,61% vốn điều lệ) vào ngày 14/3 và chính thức không còn là cổ đông lớn tại Dabaco Việt Nam.

Cách đó 1 tháng, Quỹ Pyn Elite Fund (Non-Ucits) cũng đã bán ra 728.100 cổ phiếu DBC vào ngày 14/2.

Trên thị trường, cổ phiếu DBC đã có giai đoạn nổi sóng (từ ngày 24/1 - 6/3) khi giá thịt heo tăng cao, với mức tăng 20,5% từ lên 25.400 đồng lên 30.600 đồng/cổ phiếu nhưng bắt đầu có dấu hiệu bị bán trở lại trong 2 tuần gần đây.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chủ tịch FPTS: Khó đạt kế hoạch 2025 do cạnh tranh khốc liệt

Ngày 1/4, Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 với kế hoạch kinh doanh thận trọng. Tuy nhiên, lãnh đạo FPTS cho rằng việc hoàn thành mục tiêu trong năm là không dễ do sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành.

Sau đợt phát hành ESOP mới, Chủ tịch FPTS đăng ký bán ra cổ phiếu Cho vay kỷ lục, FPTS chưa có kế hoạch huy động vốn trong năm 2025

Chứng khoán châu Á phục hồi nhẹ dù vẫn còn nỗi lo thuế quan

Chứng khoán châu Á chiều 1/4 phục hồi phần nào những tổn thất nặng nề gần đây, nhưng tâm lý thị trường vẫn ảm đạm khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị công bố các biện pháp thuế quan sâu rộng mới.

Chứng khoán châu Á lao dốc khi cổ phiếu ô tô tiếp tục chịu áp lực từ thuế quan Chứng khoán châu Á chao đảo trước thềm Mỹ áp đặt thuế quan mới

Ngân hàng tạo sức bật cho thị trường, sóng khoáng sản được tái kích hoạt

Thị trường vẫn phải nhờ đến nỗ lực của Ngân hàng và nhóm Vingroup để có được phiên tăng hơn 10 điểm. Trong khi đó, nhóm Khoáng sản sau giai đoạn bị chốt lời sâu đã bất ngờ tăng mạnh.

Chứng khoán HSC rót 2.000 tỷ đồng mua trái phiếu kỳ hạn 8 năm của một ngân hàng lớn Chứng khoán KAFI tăng vốn gấp 5 lần chỉ trong 4 năm

Chứng khoán KAFI tăng vốn gấp 5 lần chỉ trong 4 năm

Với kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 7.500 tỷ đồng trong năm 2025, Chứng khoán KAFI sẽ tăng vốn gấp 5 lần chỉ trong vòng 4 năm trở lại đây. Ngoài ra, Công ty cũng dự kiến sẽ đăng ký giao dịch trên UPCoM vào quý II/2025.

Chứng khoán KAFI bị "tuýt còi" do để khách hàng giao dịch vượt quá sức mua Chứng khoán KAFI sẽ tăng vốn gấp đôi lên 5.000 tỷ đồng đầu tháng 12/2024

Chứng khoán HSC rót 2.000 tỷ đồng mua trái phiếu kỳ hạn 8 năm của một ngân hàng lớn

Hội đồng quản trị (HĐQT) của CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC, mã HCM) vừa thông qua quyết định đầu tư 2.000 tỷ đồng vào trái phiếu tăng vốn cấp 2 do Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (CTG) phát hành.

ĐHĐCĐ bất thường HSC: Thông qua kế hoạch tăng vốn, dự báo lợi nhuận năm 2024 tăng 55% Năm 2024, HSC báo lãi gần 1.300 tỷ đồng, tăng 54%

Lo ngại lạm phát, chứng khoán châu Á chứng kiến một phiên “bán tháo” lan rộng

Chốt phiên chiều ngày 31/3, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản) mất 1,84%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 4,1%, xuống còn 35.617,56 điểm.

Chứng khoán châu Á lao dốc khi cổ phiếu ô tô tiếp tục chịu áp lực từ thuế quan Chứng khoán châu Á chao đảo trước thềm Mỹ áp đặt thuế quan mới

Thuế quan của Mỹ đẩy thị trường toàn cầu biến động khó lường

Theo ông Nicolas Forest, Giám đốc đầu tư của quỹ đa tài sản Candriam, sự thay đổi hướng đi của thị trường là điều đáng kinh ngạc. Ông nhận định: "Cơn sốt Trump đã hoàn toàn đảo ngược”.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có tuần giảm điểm thứ hai liên tiếp Chứng khoán châu Á chao đảo trước thềm Mỹ áp đặt thuế quan mới