Masan Group lãi ròng gần 2.000 tỷ đồng năm 2024

Năm 2024, Masan Group đạt 83.178 tỷ đồng doanh thu thuần và 1.999 tỷ đồng lãi sau thuế, tương ứng với mức tăng 6% và hơn 377% so với năm 2023.

Masan Group lãi ròng gần 2.000 tỷ đồng năm 2024

Công ty CP Tập đoàn Masan (Masan Group, mã MSN) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2024.

Trong quý IV, Masan ghi nhận doanh thu thuần đạt 22.666 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông thiểu số đạt 691 tỷ đồng, lần lượt tăng hơn 9% và 1.282% so với cùng kỳ năm trước.

Cả năm 2024, doanh thu thuần của Masan đạt 83.178 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 1.999 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 6% và hơn 377% so với năm 2023. Với kết quả này, Masan đã vượt kế hoạch năm đề ra trước đó.

Theo lý giải từ Masan, kết quả trên được thúc đẩy bởi đà tăng trưởng lợi nhuận xuyên suốt mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ, 365 tỷ đồng cải thiện nhờ chi phí lãi vay ròng giảm và khoản lợi nhuận một lần 89 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng 100% cổ phần tại H.C. Starck Holding, bù đắp cho các chi phí một lần trong giai đoạn chuyển đổi của Masan High-Tech Materials (MHT) và thu nhập từ chiết khấu bán buôn cho đầu vào thức ăn chăn nuôi từ mảng kinh doanh trang trại của Masan MEATLife (MML).

Ngoài ra, Masan cũng ghi nhận 100 tỷ đồng chi phí từ thiện một lần và lợi nhuận giảm 288 tỷ đồng do Techcombank (TCB) ghi nhận chi phí một lần khi chấm dứt hợp đồng với Manulife. Đà tăng trưởng của các hoạt động kinh doanh cốt lõi kể từ đầu năm đã mang lại cho ban quản lý sự tự tin vào sự chuyển đổi nền tảng tiêu dùng - bán lẻ của Masan.

Masan Consumer Corporation (MCH) vẫn duy trì tăng trưởng ổn định trong năm 2024 với doanh thu tăng 9,4% đạt 30.897 tỷ đồng. Theo Masan, kết quả này được thúc đẩy bởi chiến lược cao cấp hóa được triển khai trong ngành hàng thực phẩm tiện lợi và gia vị. Đồng thời đến từ việc thực thi các phát kiến đổi mới trong ngành hàng đồ uống. Doanh thu từ các thị trường quốc tế của Masan Consumer tăng 22,4% so với cùng kỳ.

Masan Consumer đã cải thiện biên lợi nhuận gộp cả năm lên mức 46,6%, tăng 70 điểm cơ bản so với năm 2023, nhờ vào chiến lược cao cấp hóa kể trên, kết hợp tốt hơn các sản phẩm có biên lợi nhuận cao hơn và chiến lược giá ở các ngành hàng quan trọng.

Do đó, trong năm 2024, lãi sau thuế phân bổ cổ đông thiểu số của Masan Consumer tăng hơn 10%. Riêng quý IV, con số này chỉ tăng 2,4% so với cùng kỳ do do khoản chi trả cổ tức khoảng 23.000 tỷ đồng. Theo Masan động thái này làm giảm thu nhập tài chính.

Quý IV/2024, hệ thống bán lẻ WinCommerce lãi sau thuế 209 tỷ đồng, đánh dấu quý thứ hai liên tiếp có lợi nhuận dương.

Đáng chú ý, trong năm 2024, WinCommerce và Masan MEATLife đã lần đầu tiên có lãi, đóng góp 993 tỷ đồng vào mức tăng của lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông thiểu số. Ban lãnh đạo Masan Group nhận định các doanh nghiệp này sẽ là động lực chính giúp thúc đẩy lợi nhuận của tập đoàn trong thời gian tới.

Quảng cáo

Riêng WinCommerce ghi nhận doanh thu năm 2024 tăng gần 10% so với năm 2023, đạt 32.961 tỷ đồng. Quý IV, hệ thống bán lẻ này lãi sau thuế 209 tỷ đồng, đánh dấu quý thứ hai liên tiếp có lợi nhuận dương.

Tính đến tháng 12/2024, WinCommerce đang vận hành 3.828 cửa hàng, mở thêm 95 cửa hàng mới kể từ quý III. WinCommerce cho biết sẽ tiếp tục tăng tốc mở rộng quy mô mạng lưới cửa hàng theo kế hoạch 5 năm đã được thông qua.

Về phía Masan MEATLife, doanh thu cả năm 2024 đạt 7.650 tỷ đồng, tăng 9,5% so với 2023. Lãi sau thuế quý IV đạt 85 tỷ đồng và cả năm đạt 25 tỷ đồng. Đây cũng là quý thứ hai liên tiếp Masan MEATLife có lợi nhuận dương.

Trong năm, doanh thu từ mảng thịt tươi và thịt chế biến tăng 15,4%, doanh thu từ mảng trang trại giảm 7,3% so với năm 2023. Theo giải trình, điều này là do Masan MEATLife tái cấu trúc mảng trang trại để chuyển trọng tâm sang hoạt động kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng. Trong năm 2024, mảng thịt lợn tươi ghi nhận doanh số bán hàng hằng ngày trên mỗi cửa hàng WinCommerce tăng 26% so với cùng kỳ.

Mảng kinh doanh thịt chế biến của MML đã vượt mốc 200 tỷ đồng doanh thu hàng tháng, chiếm 34,6% doanh thu của MML trong năm tài chính 2024 so với 32,9% trong năm tài chính 2023. Các sản phẩm mới đóng góp 538 tỷ đồng doanh thu trong năm tài chính 2024, động lực chính thúc đẩy mức tăng trưởng 12,9% so với cùng kỳ năm trước của thịt chế biến. Tỷ lệ sử dụng thịt lợn cho thịt chế biến tăng từ 5,4% trong quý IV/2023 lên 6,7% trong quý IV/2024, phù hợp với chiến lược của MML nhằm tăng biên lợi nhuận gộp chung và tăng cường tích hợp theo chiều dọc.

Một thành viên khác trong hệ sinh thái Masan Group là Phúc Long Heritage (PLH) có doanh thu năm 2024 đạt 1.621 tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm trước. Động lực tăng trưởng chính đến từ việc mở 33 cửa hàng mới và cải tạo cửa hàng thành công.

Trong đó, một nhóm 11 cửa hàng được cải tạo đã mang lại mức tăng trưởng 13,4% của doanh số trung bình hằng ngày đối với phân khúc dùng tại chỗ, so với mức tăng trưởng đi ngang của các cửa hàng tương tự nhưng không được cải tạo. Lãi sau thuế đạt 97 tỷ đồng trong năm, với biên lãi ròng 7,6%.

Masan High-Tech Materials cũng ghi nhận doanh thu năm 2024 tăng nhẹ gần 2% so với cùng kỳ, đạt 14.336 tỷ đồng. Cuối tháng 12/2024, doanh nghiệp thông báo hoàn tất thành công việc bán 100% H.C. Starck Holding GmbH cho Mitsubishi Materials Corporation với giá mua là 134,5 triệu USD. Giao dịch bao gồm thỏa thuận bao tiêu APT và oxit vonfram giữa Masan High-Tech Materials và HCS.

Techcombank, công ty liên kết của Masan Group, đã đóng góp 732 tỷ đồng vào EBITDA trong quý IV/2024, giảm 21% so với cùng kỳ do chi phí một lần khi chấm dứt hợp đồng với Manulife, khiến lợi nhuận sau thuế của Masan giảm 288 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2024, lượng tiền và các khoản tương đương tiền của Masan đạt 19.226 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Nợ ròng/LTM (12 tháng qua) EBITDA đạt 2,9 lần, giảm đáng kể so với mức 3,9 lần tính đến quý IV/2023, đạt mục tiêu nợ ròng/EBITDA dưới 3,5 lần do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được cải thiện và nguồn vốn từ các hoạt động tài trợ của công ty được bơm vào.

Năm 2025, Masan Group dự kiến doanh thu thuần đạt 80.000 - 85.500 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 7-14% so với năm 2024. Lợi nhuận sau trước phân bổ cho cổ đông thiểu số dự kiến đạt từ 4.875 - 6.500 tỷ đồng, tăng 14-52%.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Con trai ông Đặng Thành Tâm làm Phó Tổng giám đốc Kinh Bắc (KBC)

Ông Đặng Nam Anh – con trai ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc (KBC) vừa được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc KBC phụ trách phát triển dự án kể từ ngày 14/03/2025.

Ông Đặng Thành Tâm muốn bán hơn 86 triệu cổ phiếu KBC, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn Hoa Sen KBC thế chấp toàn bộ vốn góp tại dự án Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát cho ngân hàng

FPT giảm mạnh với thanh khoản kỷ lục, khối ngoại bán tháo, điều gì đang xảy ra với cổ phiếu công nghệ số 1 Việt Nam?

Từ đầu tháng 3 đến nay, khối ngoại chỉ mua ròng FPT duy nhất 1 phiên với giá trị không đáng kể. Tổng giá trị bán ròng luỹ kế trong 2 tuần qua lên đến hơn 1.300 tỷ đồng.

FPT Retail đặt kế hoạch doanh thu gần 2 tỷ USD, lợi nhuận tăng 71% năm 2025 FPT "bay" gần 1 tỷ USD vốn hoá từ đầu năm

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng: Lợi nhuận ròng năm 2024 tăng hơn 100%

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm trước, sự cải thiện này được thúc đẩy bởi nhu cầu thị trường nội địa phục hồi.

Thép và Vật liệu xây dựng giao dịch hưng phấn, VN-Index lại chốt ở mức cao nhất phiên Doanh nghiệp kiến nghị thay đổi thời gian hiệu lực Thông tư liên quan đến chất lượng vật liệu xây dựng

Truyền thông Indonesia: VinFast sắp đầu tư nhà máy 237 triệu USD, quan tâm mảng điện mặt trời, điện gió

Nhà máy VinFast dự kiến đầu tư sẽ được xây dựng trên diện tích 120ha, với công suất 50.000 xe mỗi năm và tổng vốn đầu tư lên tới 4.000 tỷ Rupiah, Bộ trưởng Đầu tư và Hạ nguồn Indonesia, ông Rosan Roeslani cho biết.

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chốt sổ 2024: Bán 97.399 ô tô và 70.977 xe máy, xe đạp điện trên toàn cầu VinFast bàn giao hơn 12.500 ô tô điện trong tháng 2/2025 tại Việt Nam

FPT "bay" gần 1 tỷ USD vốn hoá từ đầu năm

Cổ phiếu FPT bắt đầu giảm mạnh hơn từ sau dịp nghỉ lễ Tết Nguyên Đán khi sự xuất hiện của mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) giá rẻ DeepSeek đến từ Trung Quốc gây nhiều áp lực lên nhóm cổ phiếu công nghệ toàn cầu.

Cho vay kỷ lục, FPTS chưa có kế hoạch huy động vốn trong năm 2025 Quỹ khổng lồ đến từ Trung Quốc miệt mài gom FPT dù “xả” mạnh hàng loạt cổ phiếu Việt Nam, ông chủ đứng sau là một tỷ phú công nghệ