Lưu lượng vận tải hàng không châu Âu năm 2022 phục hồi mạnh

Trong năm vừa qua, các hãng hàng không và sân bay châu Âu đã đón khoảng 2 tỷ hành khách (9,3 triệu chuyến bay), so với 2,42 tỷ hành khách (11,1 triệu chuyến bay) trong năm 2019.

Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn phân tích của cơ quan kiểm soát không lưu châu Âu (Eurocontrol), lưu lượng hàng không ở châu Âu trong năm 2022 đã phục hồi 83% so với năm 2019 - thời điểm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng sức khỏe do dịch COVID-19.

Cụ thể, trong năm vừa qua, các hãng hàng không và sân bay châu Âu đã đón khoảng 2 tỷ hành khách (9,3 triệu chuyến bay), so với 2,42 tỷ hành khách (11,1 triệu chuyến bay) trong năm 2019.

Số liệu này bao gồm tất cả các chuyến khởi hành và tất cả các chuyến hạ cánh trên lãnh thổ Âu.

Eurocontrol nhấn mạnh rằng đây là kết quả rất khả quan, cho thấy ngành hàng không châu Âu đã vượt qua cơn bão.

Đối mặt với sự hoành hành của biến thể Omicron vào đầu năm 2022 và sau đó là cuộc chiến tại Ukraine nổ ra, song ngay từ thời điểm tháng 5/2022, lưu lượng bay vẫn phục hồi lên 86% so với lưu lượng bay của năm 2019 và sau đó duy trì cho đến cuối năm trong phạm vi từ 86% đến 88%.

Tuy nhiên, theo Eurocontrol, mức độ phục hồi có sự chênh lệch khá lớn giữa các quốc gia và hãng hàng không khác nhau.

Trong năm 2022, Đức chỉ lấy lại được 75% lưu lượng trước khủng hoảng, Pháp 86%, Tây Ban Nha 91% và Bồ Đào Nha 96%.

Quảng cáo

Trong khi đó, lưu lượng trong năm 2022 ở Hy Lạp đạt 101% so với 3 năm trước đó và ở Albania đạt 137%.

Theo Eurocontrol, về phía các hãng không, chính các hãng giá rẻ đã nổi lên mạnh mẽ hơn sau cuộc khủng hoảng, lấy lại 85% lưu lượng bay của năm 2019, so với 75% của các hãng hàng không thông thường.

Hãng hàng không giá rẻ Ryanair của Ireland và hãng hàng không giá rẻ Volotea của Tây Ban Nha đã củng cố vị trí đầu tiên ở châu Âu khi trong năm 2022 đã thực hiện 109% số chuyến bay so với 3 năm trước đó.

Trong khi đó, các chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Pháp Air France chiếm 80% so với mức năm 2019, của hãng hàng không quốc gia Đức Lufthansa là 72%, tốt hơn một chút so với hãng hàng không quốc gia Vương quốc Anh British Airways (71%).

Eurocontrol dự báo số lượng chuyến bay trong năm 2023 ở khu vực châu Âu sẽ đạt 92% so với con số của năm 2019, tuy nhiên sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là tình trạng bay chậm giờ - một thực tế vốn đã xuất hiện từ mùa hè 2022 - trong đó, một phần nguyên nhân đến từ tình trạng thiếu hụt lao động tại các sân bay.

Sự thiếu hụt này khiến cho số chuyến bay đến và đi đúng giờ trong năm 2022 lần lượt chỉ đạt 72% và 66% trên tổng số chuyến bay, thấp hơn 6 hoặc 7 điểm phần trăm so với năm 2019.

Eurocontrol lo ngại rằng sự yếu kém này gây ảnh hưởng đến việc đi lại của hành khách, do đó cũng cản trở đà phục hồi của ngành hàng không châu Âu.

Cũng theo dự tính của cơ quan kiểm soát không lưu châu Âu, đến năm 2025, ngành hàng không châu Âu sẽ phục hồi hoàn toàn so với thời điểm trước khi diễn ra đại dịch COVID-19.

Theo Vietnam+ Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

BXH thương hiệu ô tô tại Việt Nam: VinFast mạnh nhất miền Bắc, Mercedes-Benz và Toyota có sức hút trên toàn quốc

Theo bảng xếp hạng do Decision Lab công bố, Toyota sở hữu sức khoẻ thương hiệu mạnh nhất trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Nếu chỉ tính riêng miền Bắc, VinFast là thương hiệu dẫn đầu.

Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô, doanh nghiệp nào hưởng lợi nhất? Một doanh nghiệp phân phối ô tô điện tại Việt Nam báo lỗ kỷ lục

Chính thức giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP ngày 29/8/2024 quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi sơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính đề xuất mức lệ phí trước bạ ô tô trong nước vào tháng 7/2024 Thống nhất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng, ban hành trước 18/8

Xanh hóa ngành ô tô: Thách thức lớn nhất là nguồn vốn

"Để phát triển được ô tô điện, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn, cần phải có khối lượng tín dụng lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ thậm chí hàng tỷ đô la Mỹ với lãi vay thấp và kỳ hạn vay dài cho một lần đầu tư. Đây có thể coi là một trong những thách thức lớn của các doanh nghiệp ô tô ở Việt Nam", TS. Lê Xuân Nghĩa nhìn nhận.

Doanh số bán xe liên tục “cài số lùi”, Honda giảm giá mạnh loạt ô tô trong tháng 8 Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô, doanh nghiệp nào hưởng lợi nhất?

Vì sao các hãng ô tô lớn thay đổi kế hoạch sản xuất xe điện?

Doanh số bán xe điện ở Bắc Mỹ đang phải đối mặt với thực tế mới trên thị trường và các nhà sản xuất ô tô đang phải chuyển hướng sản xuất để đáp ứng nhu cầu thực tế thay vì nhu cầu dự kiến.

Thống nhất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng, ban hành trước 18/8 Vay mua ô tô trong tháng 8/2024 ngân hàng nào để có lãi suất thấp nhất?

"Ông lớn" công nghệ Mỹ đẩy mạnh kế hoạch phục hồi

Tại triển lãm thương mại ngành công nghiệp trò chơi điện tử Gamescom đang diễn ra ở thành phố Cologne, Đức, Microsoft tổ chức gian hàng trò chơi điện tử lớn nhất từ trước đến nay để hu hút người chơi.

Đặt cược tất cả vào AI, 2024 sẽ là một năm "được ăn cả, ngã về không" của Microsoft Sự cố máy tính toàn cầu Microsoft gây tê liệt hoạt động ở nhiều lĩnh vực

Bốn hãng ô tô lớn ở Hàn Quốc triệu hồi hơn 103.000 xe

Bộ Đất đai Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc ngày 21/8 thông báo 4 hãng xe ở nước này là Kia, Tesla, Ford và GM đang triệu hồi tổng cộng 103.543 xe thuộc 7 mẫu khác nhau do lỗi linh kiện.

Từ 1/10 sẽ thu phí cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây Thống nhất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng, ban hành trước 18/8