"Ác mộng" đại dịch trở lại: Mùa cao điểm chưa tới, giá cước vận tải biển đã "nhảy múa"

Giá cước vận chuyển container trung bình trên toàn cầu đã tăng gấp 3 lần trong một năm qua.

Tình trạng ùn tắc tàu thuyền từng gây ám ảnh tại các cảng biển trong đại dịch Covid đang tái diễn, khi tình trạng tàu thuyền phải chuyển hướng do các cuộc tấn công ở Biển Đỏ gây ra tình trạng tắc nghẽn và chi phí tăng vọt vào đầu mùa vận chuyển cao điểm.

Các đội tàu container và tàu chở hàng rời đang nằm dồn ứ ngoài khơi bờ biển Singapore, Malaysia, Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều cảng ở Tây Ban Nha và những nơi khác ở châu Âu cũng đang quá tải. Sự chuyển hướng của các tàu để tránh các cuộc tấn công của phiến quân Houthi ở Biển Đỏ đã gây ra ra tình trạng tắc nghẽn cảng và khiến cước vận tải biển tăng vọt khi mùa vận chuyển cao điểm sắp bắt đầu.

Tình trạng tắc nghẽn này làm phức tạp hoạt động hậu cần cho hàng hóa bán lẻ và sản xuất. Nhiều nhà nhập khẩu và xuất khẩu cho biết, điều lo ngại nhất là tắc nghẽn cảng có thể trầm trọng hơn trong những tháng vận chuyển cao điểm sắp tới. Việc này có thể khiến giá cước vận tải quay trở lại sát các mức cao trong đại dịch Covid-19. Lúc đó, giá cao nhất cho một container 40 foot trên thị trường giao ngay là hơn 20.000 USD.

Theo nền tảng đặt chỗ vận tải biển Freightos, trong tuần kết thúc vào ngày 14/6, giá cước vận chuyển trung bình trên toàn thế giới cho một container 40 foot đã chạm mức 4.119 USD. Mức này cao gấp 3 lần so với giá của tháng 6 năm ngoái và là mức cao nhất kể từ tháng 9/2022. Trong đại dịch, giá cước vận chuyển trung bình cho loại container này chỉ hơn 10.000 USD.

Giá cước vận chuyển cho một container 40 foot đang tăng trở lại.

Theo ông Michael Murray, Phó Chủ tịch DeSales Trading, một nhà bán buôn sợi và chỉ ở bang Bắc Carolina (Mỹ), tuy giá vận chuyển chưa tăng đến 20.000 USD cho một container như thời kỳ đại dịch nhưng giá cước đang tăng lên 7.000 đô la cho mỗi container vận chuyển từ châu Á đến Mỹ.

Quảng cáo

“Là một nhà nhập khẩu, không có gì tệ hơn việc bị mắc kẹt với hàng tồn kho có chi phí vận chuyển cao như những gì đã xảy ra vào năm 2022”, ông nói.

Tình trạng gián đoạn ở các cảng xảy ra cùng với một loạt các sự kiện khác cũng làm tăng thêm những thách thức đối với chuỗi cung ứng. Một số nhà nhập khẩu của Mỹ đặt hàng sớm trước khi mức thuế mới có hiệu lực với hàng hóa từ Trung Quốc. Hồi tháng 5, Washington thông báo tăng thuế đối với một loạt sản phẩm của Trung Quốc từ xe điện cho khẩu trang, kim tiêm y tế bắt đầu từ tháng 8 tới.

Cơ quan quản lý kênh đào Panama (tuyến đường thủy nhân dài 82 km ở Panama kết nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương) đã hạn chế hoạt động của tàu thuyền vì mực nước xuống thấp do hạn hán. Tại Mỹ, nhiều nhà bán lẻ và nhà sản xuất lo lắng về cảnh báo của công nhân cảng là sẽ đình công vào tháng 10 tới nếu không đạt được kết quả trong các cuộc đàm phán tăng lương.

Các chuyên gia vận tải nhận định, tình trạng tắc nghẽn cảng có thể trở nên tồi tệ hơn nếu nhiều nhà nhập khẩu của Mỹ quyết định vận chuyển hàng sớm để tránh chi phí cao hơn và sự chậm trễ hơn nữa vào cuối năm nay.

“Những gì chúng ta đang thấy là lượng hàng hóa tăng đột biến do các chủ hàng đặt chỗ vận chuyển sớm hơn và nhiều container hơn bình thường. Đây là một nỗ lực vận chuyển trước hàng tồn kho và giảm thiểu rủi ro giao hàng chậm trễ có thể xảy ra”, Jonathan Roach, nhà phân tích vận chuyển container của hãng tư vấn Braemer nói.

Thu nhập của các công ty nhập khẩu của Mỹ đang bị ảnh hưởng vì tình trạng tắc nghẽn cảng. Mark Webb, giám đốc tài chính của J. Jill, nhà bán lẻ quần áo ở bang Massachusetts, cho biết, công ty đã sử dụng vận tải hàng không “rất tốn kém” để gấp rút vận chuyển các mặt hàng trước Ngày của Mẹ hồi tháng 5.

Trong tháng này, nhà bán lẻ nội thất DFS Furniture của Anh đã cắt giảm triển vọng lợi nhuận xuống một nửa, phần lớn là do chi phí vận chuyển hàng hóa cao hơn. DFS Furniture cho biết, gần 18 triệu USD hàng hóa của công ty bị trì hoãn do tình trạng gián đoạn vận tải biển liên quan đến Biển Đỏ.

Tham khảo: WSJ

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Các thị trường châu Á đồng loạt đi lên sau bình luận của Chủ tịch Fed

Những bình luận mới đây của Chủ tịch Fed Jerome Powell đã làm dấy lên kỳ vọng về khả năng Fed hạ lãi suất trong năm nay, từ đó thúc đẩy các thị trường châu Á đồng loạt đi lên trong phiên chiều 3/7.

Dầu của Nga gặp đối thủ mạnh trên thị trường châu Á Bùng nổ nhu cầu máy bơm nhiệt tại thị trường châu Âu

Thị trường hàng hóa châu Á: Chỉ số Nikkei lần đầu tiên vượt mốc 40.000 điểm

Thị trường hiện đang hướng sự chú ý đến chính sách tiền tệ của Mỹ vào cuối ngày hôm nay, khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell phát biểu tại một sự kiện ở Sintra, Bồ Đào Nha.

Chứng khoán thế giới tích cực, thị trường Việt Nam vẫn có một tuần buồn Chứng khoán Nhật Bản sẽ giảm nhiệt trong nửa cuối năm 2024

Thị trường châu Á chiều 1/7: Giá vàng ổn định, giá dầu tăng

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều ngày 1/7. Nâng đỡ tâm lý thị trường là những dự báo về khả năng thiếu hụt nguồn cung khi sức tiêu thụ nhiên liệu tăng vào mùa Hè.

Cạnh tranh gay gắt với Ecuador và Ấn Độ, dự báo xuất khẩu tôm "gặp khó" tại thị trường Trung Quốc Thị trường còn "hời hợt" trước thông tin hỗ trợ

Cạnh tranh gay gắt với Ecuador và Ấn Độ, dự báo xuất khẩu tôm "gặp khó" tại thị trường Trung Quốc

Nửa đầu năm, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng trưởng gần 19%, chiếm tỷ lệ trên 20%, đưa thị trường này vươn lên vị trí số 1 của tôm Việt Nam. Song, phải cạnh tranh gay gắt với tôm Ecuador và Ấn Độ, dự báo quý III năm nay xuất khẩu tôm Việt Nam vào Trung Quốc sẽ không tăng thậm chí giảm.

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản: Đồng yên yếu làm giảm sức mua Xuất khẩu tôm Việt Nam qua thị trường Trung Quốc và Mỹ tăng trưởng mạnh

Indonesia hướng tới mục tiêu 8 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Indonesia, một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới, đã đặt mục tiêu đạt 8 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc.

Giá sầu riêng cắm đầu giảm 50%, nắm hơn 1.200 ha trồng sầu, bầu Đức ra sao? Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

“Sống chung với dịch”, tìm cơ hội trong thách thức

Dịch tả heo châu Phi đang có nhiều diễn biến gia tăng trở lại, vì vậy, ngành chăn nuôi cần xác định phải nâng cao hơn nữa các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ và quản trị hiệu quả sinh học, an toàn dịch bệnh. Từ đó đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch, an to

BaF Việt Nam đạt 3 giải thưởng lớn tại Vietstock Awards 2023 IFC cam kết sẽ dành cho BaF gói tài trợ tối đa 39 triệu USD