Hụt thanh khoản, VN-Index vẫn có phiên tăng điểm thứ 6 liên tiếp

Sự thận trọng nhanh chóng trở lại sau phiên giao dịch hơn 20.000 tỷ đồng. VN-Index có phiên tăng điểm thứ 6 liên tiếp hoàn toàn nhờ sự định hướng của các cổ phiếu Bluechips.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Định vị thị trường

Sự hạ nhiệt của chứng khoán Mỹ và chứng khoán châu Á đang có những dấu hiệu rõ ràng hơn. Một loạt chỉ số hiện đang hạ độ cao về lại đường xu hướng tăng ngắn hạn. S&P 500 hiện đang về sát đường MA20 trong khi NIKKEI 225 (-0,49%), TWSE (-1%) đóng cửa dưới MA20. Chỉ số KOSPI (-0,03%) thậm chí thủng MA20 từ phiên giao dịch ngày 21/6.

VN-Index trong khi đó vẫn có phiên tăng điểm thứ 6 liên tiếp và chưa có biểu hiện bắt nhịp cùng diễn biến chung của các chỉ số chứng khoán thế giới. Dù vậy, chưa thể loại trừ được khả năng có độ trễ trong chuyển động của thị trường chứng khoán Việt Nam so với thế giới. Tính đến hết phiên hôm nay, VN-Index đã tăng 12,63% từ đầu năm 2023.

Chất xúc tác

Theo thống kê về dòng tiền ngoại, tổng giá trị bán ròng của phiên hôm nay đạt 453 tỷ đồng trong đó HOSE bị rút ra 457 tỷ đồng. Cổ phiếu VHM (-91 tỷ đồng) là nguyên nhân chính, kế đến là STB (-91 tỷ đồng).

Chiều ngược lại, HPG (+139,5 tỷ đồng) lại được mua vào khá tốt, qua đó có 14 phiên được bơm tiền liên tiếp.

Tính đến thời điểm hiện tại, HOSE bị bán ròng 883 tỷ đồng trong khi 2 sàn HNX và UPCoM nhận được tiền với giá trị lần lượt là 1.352 tỷ đồng và 923 tỷ đồng.

Hoạt động sôi động của tiền nội mới chỉ trở lại trong 2 phiên gần đây giúp khớp lệnh vượt mức bình quân 20 phiên. Tuy nhiên, yếu tố tâm lý sẽ là nút thắt với nhà đầu tư trong nước bởi ngay phiên hôm nay, khớp lệnh lại tụt 33% so với phiên hôm qua, không đảm bảo được mức giao dịch bình quân 20 phiên.

Vận động nhóm ngành

Dòng tiền không duy trì được sự dồi dào nên cả phiên hôm nay, vận động của chỉ số VN-Index đều phải bám theo VN30. Các chuyển động giằng co của VN30 kéo dài trong cả phiên cũng tương ứng với những nhịp chuyển động của VN-Index.

Sắc xanh ở lại với thị trường có công lớn từ cổ phiếu HPG (+2,4%) và VHM (+0,7%). Nếu như HPG tăng giá từ đầu phiên chiều nhờ các lệnh mua vào của khối ngoại thì VHM phải tới phiên ATC mới có lệnh lớn vào chốt giá ở mức cao nhất phiên. Theo ghi nhận, khối lượng khớp trong phiên ATC của VHM chiếm 17,5% thanh khoản cả phiên.

Thị trường chung vẫn có sự phân hóa nhẹ với độ rộng nhỉnh hơn về nhóm tăng giá: có 46% mã tăng so với 40% mã giảm.

Ở chiều tăng, SSI (+3,1%) cùng các cổ phiếu VND (+1,55%), HCM (+1,05%), VCI (+0,13%) đã có những phản ứng tích cực trong đó SSI còn đứng đầu toàn sàn về quy mô giao dịch đạt 536 tỷ đồng.

Cùng với đó là nhóm cổ phiếu Xăng dầu với PVT (+6,8%), PSH (+6,6%) bật tăng mạnh. Được biết, tại ĐHĐCĐ thường niên vào sáng nay, PSH đặt mục tiêu có lãi hơn 356 tỷ đồng trong năm nay.

Một số nhóm ngành như Năng lượng, Bất động sản cũng đóng góp những cổ phiếu tốt như VSH (+4%), TBC (+4%), GEG (+2,2%), HBC (+5,2%). Tuy nhiên, hiệu ứng nhóm ngành đã không được ghi nhận một cách rõ ràng.

Nhóm Khu Công nghiệp thậm chí còn bị chững lại hoàn toàn dù có thông tin LG Innotek đầu tư thêm 1 tỷ USD vào Hải Phòng để xây thêm 1 nhà máy thứ 3. KBC (+1%) chỉ rướn nhẹ trong khi GVR (0%), VGC (0%) đóng cửa tại tham chiếu.

Ở chiều ngược lại, khá nhiều cổ phiếu như HSG (-0,29%), KSB (-0,67%), DGW (-0,7%), CII (-0,53%), LDG (-0,38%) đóng cửa trong sắc đỏ. Phần lớn các cổ phiếu Ngân hàng như VIB, VPB, MBB, HDB, OCB, SHB, LPB, TPB, ACB cũng đều giảm dưới 1%.

Chính vì vậy, phiên tăng điểm thứ 6 của VN-Index vẫn đi kèm những nỗi lo sợ nhất định. Chỉ số đóng cửa tại 1.134,33 điểm (+0,2%). Tổng giá trị giao dịch sàn đạt 14.682 tỷ đồng.

HNX-Index và UPCoM-Index có kết quả giao dịch trái chiều, lần lượt giảm 0,08% và tăng 0,06%. Nhóm cổ phiếu IDJ, APS, API vẫn tiếp tục bị chất sàn hàng chục triệu đơn vị trong khi tổng giá trị giao dịch cả 3 mã chưa đạt nổi 10 tỷ đồng.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Đọc tiếp

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Các cổ phiếu Ngân hàng đã phá kỷ lục giá giờ ra sao?

Nhóm Ngân hàng đã có 7 mã phá kỷ lục giá và 1 mã "suýt" lập kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2024. Sau nhịp giảm khá sâu vừa qua, việc xem xét tình trạng của các cổ phiếu này cũng như cả nhóm ngành sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan hơn về khả năng tạo đáy của thị trường sau kỳ nghỉ lễ.

Nhịp cầu doanh nghiệp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Chat với BizLIVE