Hợp đồng điện tử - Công cụ không thể thiếu của doanh nghiệp chuyển đổi số

Tiếp tục là xu hướng của thế giới, hợp đồng điện tử đã và đang trở thành “trợ thủ đắc lực” giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hình ảnh thương hiệu, đặc biệt trong các giao dịch “xuyên quốc gia”.

Hợp đồng điện tử tiếp tục là xu hướng cho doanh nghiệp chuyển đổi số

Khi chuyển đổi số trở thành xu hướng tất yếu và còn là chiến lược quốc gia, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhanh chóng “số hóa” tối đa các quy trình, thủ tục trong quá trình làm việc, giao dịch. Trong đó phải kể đến hợp đồng điện tử như một công cụ đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, tối ưu hiệu suất kinh doanh, nâng cao hình ảnh thương hiệu…

Hợp đồng điện tử có thể hiểu là loại hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật giao dịch điện tử. Trong đó thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử như máy vi tính, laptop, điện thoại, ipad…

Để thực hiện ký kết bằng hợp đồng điện tử thì người dùng bắt buộc phải sử dụng các phần mềm ký hợp đồng điện tử được cung cấp bởi các nhà cung cấp đã đăng ký và được cấp phép cung cấp dịch vụ. Hiện nay tại Việt Nam, hành lang pháp lý cho hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử đã hoàn thiện, được bảo vệ bởi luật pháp và theo quy định của Luật Giao dịch điện tử hiện hành.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, hợp đồng điện tử được áp dụng phổ biến trong giao dịch xuyên biên giới, xuất - nhập khẩu, đặc biệt là ở các nước phát triển (theo phát biểu tại Hội nghị “Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam - Triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP”).

Hơn nữa kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện cho đến nay, nhiều doanh nghiệp dang dần chuyển đổi từ hợp đồng, chứng từ truyền thống bằng giấy sang hợp đồng, chứng từ điện tử. Trên thực tế, đã có 33% doanh nghiệp tại Việt Nam ứng dụng hợp đồng điện tử trong hoạt động thương mại do Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2021 công bố càng khẳng định xu hướng này.

Hợp đồng điện tử MobiFone eContract - Giải pháp giúp doanh nghiệp “lãi” lớn

Để phát huy tối đa ưu điểm của Hợp đồng điện tử, các doanh nghiệp cần lựa chọn đơn vị cung cấp phần mềm hợp đồng điện tử uy tín. Được nghiên cứu và phát triển bởi Tổng công ty Viễn thông MobiFone, MobiFone eContract hiện là nền tảng cung cấp dịch vụ Hợp đồng điện tử tối ưu được nhiều doanh nghiệp sử dụng với chi phí hợp lý và nhiều tính năng vượt trội.

Quảng cáo
hop-dong-dien-tu-cong-cu-khong-the-thieu-cua-doanh-nghiep-chuyen-doi-so-20221222163203-8607.jpg

Nâng cao bảo mật dữ liệu, an toàn thông tin: Một điều các doanh nghiệp thường lưu tâm khi sử dụng hợp đồng tiện tử đó là tính bảo mật khi liên quan đến bên thứ ba. Về vấn đề này, hợp đồng điện tử MobiFone eContract được đánh giá cao khi áp dụng các biện pháp bảo mật 24/7, chống tấn công và rò rỉ dữ liệu bằng bảo mật nhiều lớp, sao lưu dữ liệu thời gian thực; được bảo mật trên hạ tầng server của MobiFone.

Các dữ liệu đều được mã hóa dữ liệu đồng thời kết nối với Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam của Bộ Công thương để đảm bảo chất lượng và an ninh thông tin của người sử dụng. Việc này giúp doanh nghiệp không chỉ bảo mật thông tin mà còn hạn chế tối đa những rủi ro so với hợp đồng truyền thống như: tránh rách hỏng, thất lạc, cháy do sự cố…đồng thời việc tra cứu thông tin hợp đồng cũng dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí: Đối với hợp đồng truyền thống, doanh nghiệp thường phải mất từ 5 đến 8 ngày làm việc và bỏ ra chi phí 50.000 đến 80.000 VNĐ (bao gồm chi phí in ấn, lưu trữ, vận chuyển…) để hoàn thành một bộ hợp đồng. Chưa kể đến những trường hợp bất khả kháng như đợt dịch COVID-19 bùng nổ, việc vận chuyển các hợp đồng là bất khả thi.

Trong khi đó khi sử dụng phần mềm MobiFone eContract chỉ mất từ vài giây cho việc trình ký và ký kết hợp đồng. Về chi phí, thử làm một phép tính đơn giản: Nếu một năm, doanh nghiệp phát sinh 500 hợp đồng, các chi phí liên quan có thể lên tới 40 triệu đồng. Trong khi chi phí cho phần mềm hợp đồng điện tử chỉ khoảng 15% con số này, tức là doanh nghiệp tiết kiệm được tới 85% chi phí.

Bên cạnh đó, với tính năng ký đồng loạt nhiều hợp đồng cũng giúp doanh nghiệp thúc đẩy nhanh quá trình ký kết, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

Ký kết tiện dụng, linh hoạt: Với đặc trưng là hợp đồng điện tử nên MobiFone eContract cho phép người dùng ký kết hợp đồng ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào mà không cần gặp mặt trực tiếp hay lo người cầm con dấu vắng mặt…Người dùng cũng có thể ký kết trên nhiều thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính bảng, máy tính…

Ngoài ra, MobiFone eContract còn hỗ trợ nhiều hình thức ký như chữ ký số HSM, USB Token, SIM CA đa nhà mạng, eKYC, ký ảnh kèm SMS OTP. Mỗi chữ ký số mã hóa có thể dùng được cho nhiều điểm giao kết hợp đồng thay cho việc phải ký chữ ký tay, đóng dấu mất nhiều thời gian.

Nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời đại số: Doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử thể hiện tầm nhìn cũng như sự tân tiến về công nghệ. Hơn nữa, hợp đồng điện tử có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận, giao dịch và trao đổi thông tin với nhiều đối tác trong cùng một thời gian. Đối với các đối tác nước ngoài, đây cũng là một công cụ giao dịch hữu ích trong thời đại số, không bị cản trở bởi địa lý, múi giờ…Điều này sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể giao kết hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng thương mại điện tử sẽ có thể hợp tác, quản lý, tận dụng tối đa mọi cơ hội kinh doanh.

Để phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng, MobiFone cũng thiết kế nhiều gói giải pháp hợp đồng điện tử khác nhau nhằm mang tới giải pháp vượt trội cho khách hàng. Điều này cũng thể hiện rõ cam kết không ngừng cải tiến, nâng cấp để mang tới khách hàng những dịch vụ, trải nghiệm tốt nhất, tương xứng với sự phát triển công nghệ số trên thế giới, góp phần chuyển đổi số quốc gia.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hà Nội sắp có hàng nghìn căn nhà ở xã hội mới mở bán, người mua nhà cần chuẩn bị gì?

Với hàng nghìn căn hộ từ các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội sắp được mở bán giữa lúc giá chung cư neo cao, cuộc đua để giành suất mua nhà ở xã hội dự kiến sẽ "nóng" lên trong thời gian tới.

Nóng câu chuyện giá nhà ở xã hội tại Hà Nội Hà Nội giao 24.000 m2 đất cho Handico và Viglacera xây nhà ở xã hội

Hà Nội thúc tiến độ phê duyệt, khởi công các dự án nhà ở xã hội

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương phê duyệt, khởi công xây dựng các dự án nhà ở xã hội, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thành các dự án nhà ở xã hội; hoàn thành chỉ tiêu về nhà ở xã hội được giao trong năm 2025.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Hà Nội giao 2,6 ha đất cho huyện Thạch Thất bán đấu giá

Trong tổng diện tích 26.214m2 đất, có 10.528 m2 đất ở, gồm: 8.512,5m2 đất ở liền kề tại ô đất có ký hiệu LK-12, LK-13, LK-14, LK-15 và 2.016m2 đất xây dựng nhà ở xã hội tại ô đất NOXH.

TPHCM: Sắp mở rộng tuyến đường Kinh Dương Vương lên 60m rộng 10-12 làn xe, nối Tp.HCM với Long An Xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên: Tăng tầng cao, giữ nguyên dân số

Lĩnh vực bất động sản được ngân hàng bơm thêm gần 600.000 tỷ đồng

Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng bất động sản đã tăng thêm khoảng 590.000 tỷ đồng chỉ trong vòng hơn 1 năm, tương đương với mức tăng trưởng khoảng 20%.

Bất động sản An Gia dừng triển khai việc chào bán gần 41 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu Từng “dính” kết luận thanh tra, 4 dự án bất động sản tại Tp.HCM được gỡ vướng

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Tây Hồ Tây

Ngày 20/02, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 835/QĐ-UBND về việc Phê duyệt đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500 tại lô đất B2-CC2 (phần tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và khu vực xây dựng công trình ngầm).

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc Chủ tịch Hà Nội yêu cầu khởi công Khu công nghệ cao sinh học rộng 203 ha trước 2/9

Tranh chấp tại Goldmark City: Cắt nước khu TTTM kéo dài cả tháng, Hà Nội yêu cầu công an vào cuộc

Là một trong những khu chung cư cao cấp với 9 tòa tháp cao 40 tầng tại quận Bắc Từ Liêm nhưng khu đô thị Goldmark City lại là điểm nóng về tranh chấp kéo dài. Hậu quả khu trung tâm thương mại ở khu R bị cắt nước kéo dài hơn 1 tháng trời.

WTO "mắc kẹt" giữa tranh chấp thương mại TP. Hà Nội yêu cầu xử lý triệt để tranh chấp tại Goldmark City

Hà Nội: Hàng chục nghìn căn hộ sắp đổ bộ ra thị trường tưởng sẽ làm hạ cơn sốt chung cư nhưng thực tế nhà giàu cũng "khóc" khi nhìn mức giá

Hàng chục nghìn căn hộ sẽ đổ bộ thị trường Hà Nội trong năm 2025 nhưng phần lớn nguồn cung tập trung ở phân khúc căn hộ cao cấp, hạng sang dẫn tới giá chung cư khó giảm trong năm 2025.

Sau 10 năm, từ 2014-2024, giá chung cư Hà Nội tăng hơn 3 lần Sau chung cư, mặt bằng giá Nhà ở xã hội cũng nóng lên

Đắk Lắk giao gần 40.000 m2 “đất vàng” cho Ecopark để xây Tổ hợp trung tâm thương mại và nhà ở

UBND tỉnh Đắk Lắk mới đây đã ban hành Quyết định số 278/QĐ-UBND về việc giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Ecopark Hải Dương 39.405 m2 đất tại phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột để thực hiện dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại - Khách sạn - Nhà ở.

Công ty thành viên của TTC Group muốn gom thêm 3 triệu cổ phiếu SCR VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn