Hé mở về F1 đang sở hữu khối tài sản có thị giá gần 2.700 tỷ đồng trong "hệ sinh thái" của TC Group

Ông Nguyễn Đức Anh (sinh năm 1995) giữ chức Chủ tịch HĐQT Chứng khoán DSC từ năm 2021 sau khi TC Group mang doanh nghiệp này về thông qua nghiệp vụ M&A.

Hé mở về F1 đang sở hữu khối tài sản có thị giá gần 2.700 tỷ đồng trong "hệ sinh thái" của TC Group

Được biết, ông Nguyễn Đức Anh là con trai của ông Nguyễn Quốc Hoàn - Chủ tịch Tập đoàn Thành An và cũng là cháu trai ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch của Tập đoàn Thành Công (TC Group) - doanh nghiệp tư nhân lớn thứ 9 Việt Nam.

Trên sàn chứng khoán hiện nay, nhiều doanh nhân thế hệ F1 đang dần được giao phó quản lý khối tài sản (cổ phần) có giá trị lớn dù tuổi đời còn rất trẻ - hầu hết đều thuộc thế hệ Gen Z hiện mới chỉ từ hơn 20 đến dưới 30 tuổi. Nhiều người sở hữu khối tài sản lên đến vài nghìn tỷ đồng.

Nổi bật trong số đó, có thể kể đến là trường hợp của doanh nghiệp trẻ Nguyễn Đức Anh, con trai của ông Nguyễn Quốc Hoàn - Chủ tịch Tập đoàn Thành An (Ông Hoàn là anh trai ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch của TC Group)

Hiện, ông Hoàn là đại diện pháp luật hàng chục công ty phân phối ô tô với thương hiệu Thành An, Hyundai tại các tỉnh thành.

Về ông Nguyễn Đức Anh, sinh năm 1995 và được bổ nhiệm làm Chủ tịch Công ty chứng khoán DSC từ năm 2021 đến nay. Ông Nguyễn Đức Anh cũng là Chủ tịch HĐQT Đầu tư NTP.

Đáng chú ý, CTCP Đầu tư NTP và ông Nguyễn Đức Anh cũng chính là 2 cổ đông lớn nhất của Công ty chứng khoán DSC.

Theo đó, ông Nguyễn Đức Anh hiện đang sở hữu gần 73 triệu cổ phiếu DSC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 35,64%. Ngoài ra, CTCP Đầu tư NTP do ông Nguyễn Đức Anh làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc và nắm 98% vốn điều lệ cũng đang sở hữu 70 triệu cổ phiếu DSC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 34,17%. Nếu tính theo giá đóng cửa phiên 19/12 (18.700 đồng/cp) và tính cả sở hữu trực tiếp và gián tiếp, ông Nguyễn Đức Anh sở hữu khối tài sản có thị giá ước tính lên đến gần 2.700 tỷ đồng.

Về CTCP Đầu tư NTP, doanh nghiệp được thành lập vào tháng 3/2021, có địa chỉ trụ sở chính tại tòa Thành Công Buildings-cùng địa chỉ với văn phòng của Chứng khoán DSC và TC Group.

Quảng cáo

Còn Chứng khoán DSC, doanh nghiệp có tiền thân là CTCP Chứng khoán Đà Nẵng. Tháng 3/2021, ĐHĐCĐ thường niên 2021 của Chứng khoán Đà Nẵng thông qua đổi tên công ty thành CTCP Chứng khoán DSC và chuyển trụ sở chính về tòa Thành Công Building (số 80 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội).

Trong một động thái gần đây, Tập đoàn Thành Công (TC Group) cũng tiết lộ thông tin rằng Chứng khoán DSC là thành viên của Tập đoàn từ năm 2021.

“Với sự chuyển mình ấn tượng cùng những bước đi mang tầm chiến lược trong thời gian tới, Chứng khoán DSC tiếp tục từng bước khẳng định vị thế là mảnh ghép quan trọng ngành Tài chính - Ngân hàng, góp phần hoàn thiện hệ sinh thái đa ngành của Tập đoàn Thành Công”, TC Group thông báo trên website Công ty.

Về tình hình kinh doanh của Chứng khoán DSC, theo BCTC quý III/2023, lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu hoạt động và lãi sau thuế của doanh nghiệp lần lượt đạt 317 tỷ đồng và 95 tỷ đồng, tương ứng gấp 3 lần và 5 lần cùng kỳ năm trước.

Tính tới ngày 30/9/2023, tổng tài sản của DSC ở mức hơn 4.005 tỷ đồng, tăng 66,2% so với thời điểm đầu năm. Công ty có gần 1.622 tỷ đồng tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL), tăng 44% so với đầu năm. Danh mục FVTPL gồm 1.557 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi, còn lại là danh mục cổ phiếu niêm yết gần 66 tỷ đồng. Công ty không còn nắm trái phiếu và cổ phiếu chưa niêm yết như hồi đầu năm.

Các khoản cho vay ghi nhận 1.308 tỷ đồng, trong đó, dự nợ cho vay margin cuối quý III/2023 tăng 35% lên mức 1.256 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty còn có 715 tỷ đồng tiền mặt, tăng 26%.

Về các khoản nợ phải trả, tính đến ngày 30/9/2023, nợ phải trả của công ty là 1.796 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn đều là các khoản vay ngân hàng chiếm tới gần 1.755 tỷ đồng, tăng 34% so với đầu năm. Trong đó, "chủ nợ" lớn nhất là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với khoản vay 1.272,6 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so với đầu năm.

Đáng chú ý, Chứng khoán DSC phát sinh khoản vay ngắn hạn gần 432,3 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (nay là Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển, PG Bank, MCK: PGB) trong khi thời điểm đầu năm không có.

PGBank được biết đến cũng là ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ và được cho là đã được thâu tóm về với hệ sinh thái TC Group của Chủ tịch Nguyễn Anh Tuấn khi mà mới đây, Petrolimex thoái sạch vốn và chuyển nhượng lại cho 3 pháp nhân có liên quan đến Tập đoàn Thành Công.

Bên cạnh đó, PGBank hiện cũng đã chuyển trụ sở chính về tòa nhà Tòa nhà HEAC số 14-16 Hàm Long, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, đây được biết đến là tòa nhà thuộc sở hữu của một doanh nghiệp có liên hệ mật thiết với TC Group.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch HĐQT của PGBank hiện nay là ông Đào Phong Trúc Đại cũng được biết đến là “người thành công” khi có liên hệ mật thiết cũng như đã và đang giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các doanh nghiệp thuộc “hệ sinh thái” TC Group.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Vì sao giá bất động sản luôn tăng?

“Suốt 20 năm qua, tôi chưa bao giờ thấy thị trường bất động sản giảm giá đồng loạt. Có chăng là giảm theo một số dự án, khu vực ở thị trường thứ cấp…”, một nhà đầu tư Tp.HCM chia sẻ.

Phân khúc bất động sản này liên tục có diễn biến tích cực tại Tp.HCM Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt dòng tiền?

Lãng phí với hàng trăm dự án chậm tiến độ, chậm triển khai trên địa bàn Hà Nội

Theo báo cáo của các đơn vị chức năng thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện có 712 dự án ngoài ngân sách có sử dụng đất bị chậm tiến độ, chậm triển khai. Trong đó có không ít dự án đã nằm bất động” từ 10 - 20 năm. Hiện Hà Nội đã lên phương án giải quyết vướng mắc cho 680 dự án, 32 dự án còn lại sẽ tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

Chứng khoán An Bình gọi tên 3 doanh nghiệp hưởng lợi khi các luật về bất động sản thông qua Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Giá đất nhiều tuyến đường tại TP.HCM sắp tăng cao nhất tới 37 lần

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang lấy ý kiến về dự thảo về ban hành Quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 16/1/2020 của UBND Thành phố về bảng giá đất trên địa bàn.

Meta sắp đối mặt với án phạt chống độc quyền đầu tiên từ EU Tp.HCM: Nhà thuê trọ phải có diện tích tối thiểu 5m2 sàn/người

Bà Rịa - Vũng Tàu phạt nặng chủ đầu tư dự án Ecotown Phú Mỹ

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới đây đã ban hành Quyết định số 1854/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (Hodeco).

Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tiến độ phát triển dự án chậm hơn kỳ vọng, lãi ròng quý II/2024 của Đất Xanh giảm gần 80%

Cung mới ít ỏi đẩy giá biệt thự, liền kề thứ cấp ở Hà Nội tăng mạnh

Trong khi thị trường sơ cấp không ghi nhận nhiều thay đổi về giá và tỉ lệ hấp thụ thì trên thị trường thứ cấp, tại một số khu vực như phía Tây Hồ Tây đang trở thành điểm nóng của thị trường bất động sản Hà Nội khi ghi nhận giá biệt thự gia tăng mạnh.

Vincom Retail có quý thứ 6 liên tiếp lãi trên 1.000 tỷ đồng Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Người nước ngoài ưa thích sở hữu loại hình bất động sản nào tại Việt Nam?

Các chuyên gia kỳ vọng hiệu ứng của Luật Đất đai 2024 sẽ tạo nên làn sóng các nhà đầu tư đổ vốn vào nhiều lĩnh vực kinh tế tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành và đồng nghĩa với việc họ sẽ mua bất động sản tại Việt Nam.

Phân khúc bất động sản này liên tục có diễn biến tích cực tại Tp.HCM Sau căn hộ, loại hình bất động sản nào sẽ dẫn dắt dòng tiền?