Tỷ lệ đàm phán giãn nợ trái phiếu doanh nghiệp thành công tăng mạnh

Đến nay, khoảng 40% khối lượng trái phiếu chậm trả của 68 doanh nghiệp đã có phương án đàm phán, tỷ lệ đàm phán thành công tăng từ 16% tháng 2/2023 lên 63% vào tháng 10/2023.

Tỷ lệ đàm phán giãn nợ trái phiếu doanh nghiệp thành công tăng mạnh.
Tỷ lệ đàm phán giãn nợ trái phiếu doanh nghiệp thành công tăng mạnh.

Thị trường có nhiều dấu hiệu khởi sắc

Cổng thông tin Chính phủ vừa tổ chức toạ đàm “Thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, an toàn, bền vững”.

Tại tọa đàm, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và các tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) Nguyễn Hoàng Dương thông tin, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 sửa đổi, bổ sung các quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu, thị trường đã có những dấu hiệu tích cực hơn, doanh nghiệp đã quay lại phát hành được trái phiếu.

“Nếu như quý 1 hầu như không có đợt phát hành nào, thì từ quý 2 trở đi, tháng sau khối lượng phát hành đều cao hơn tháng trước. Tới hết tháng 11, có 77 doanh nghiệp phát hành khối lượng khoảng 220.000 tỷ đồng”, ông Dương cho biết.

Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Dương, căn cứ các quy định của Nghị định 08, doanh nghiệp và trái chủ đã rất nỗ lực thực hiện đàm phán thanh toán trái phiếu đến hạn. Đến nay, khoảng 40% khối lượng trái phiếu chậm trả của 68 doanh nghiệp đã có phương án đàm phán, tỷ lệ đàm phán thành công tăng từ 16% tháng 2/2023 lên 63% vào tháng 10/2023. Ngoài ra, những doanh nghiệp bố trí được nguồn lực tài chính đã chủ động mua lại trái phiếu trước khi đến hạn.

TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV thì đánh giá, đến nay thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có nhiều dấu hiệu phục hồi. Đây là kết quả của quá trình khẩn trương thực hiện các nhóm chính sách do Chính phủ chỉ đạo từ đầu năm.

“Nghị định 08 tháo gỡ những cái đang vướng mắc, khó khăn như cho phép giãn hoãn, quay vòng... với những điều kiện mới thuận lợi hơn so với trước đây. Bên cạnh đó, việc đưa vào vận hành hệ thống TPDN riêng lẻ tập trung cũng là điểm quan trọng làm tăng thanh khoản cho thị trường”, TS. Lực nhận định.

Quảng cáo

Theo thống kê của HNX, đã có khoảng 760 mã TPDN của khoảng 200 tổ chức phát hành được đưa lên hệ thống này, qua đó tăng thanh khoản cho thị trường, tăng khoảng 20-30 lần so với giai đoạn trước. Điều này rất quan trọng, tăng công khai minh bạch cho thị trường.

Song song, Việt Nam cũng đã phát triển một số điều kiện tiến tới thị trường lành mạnh hơn, như thêm tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã bắt đầu vận hành. Đặc biệt, các vụ việc vi phạm TPDN đã được xử lý quyết liệt vừa qua. Các chính sách đó dẫn đến thị trường TPDN đang phục hồi, số liệu đến nay cho thấy đã phát hành khoảng 240 nghìn tỷ đồng, trong đó có 220 nghìn tỷ đồng phát hành TPDN riêng lẻ, 20 nghìn tỷ đồng phát hành trái phiếu ra công chúng, chỉ giảm 10% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng sau cao hơn tháng trước, tháng 10 đã phát hành 41 nghìn tỷ đồng, tháng 9 đã phát hành là 29,5 nghìn tỷ đồng, tháng 8 đã phát hành 25 nghìn tỷ đồng.

“Rõ là thị trường phục hồi, tuy còn rào cản, nhưng thị trường đang phục hồi tích cực, niềm tin phục hồi trở lại... Đây là các dấu hiệu giúp thị trường phát triển tốt hơn”, TS. Lực nhận định.

Còn dư địa tăng mạnh quy mô

Hiện quy mô thị trường TPDN của Việt Nam còn khá khiêm tốn, tương đương khoảng 11% GDP, so với Trung Quốc khoảng 36%, Hàn Quốc khoảng 89%, Singapore 26% và Thái Lan 27%.

Theo TS. Cấn Văn Lực, tính đặc thù đặc biệt của Việt Nam rất khác so với khu vực về cơ sở nhà đầu tư, về hình thức phát hành giữa riêng lẻ với công chúng. Do đó, Việt Nam còn rất nhiều dư địa để định hướng phát triển an toàn, lành mạnh hơn thời gian tới.

“Tôi lấy ví dụ, hiện nay vai trò của thị trường trái phiếu nếu như so tổng thể với thị trường tài chính của chúng ta, thì quy mô dư nợ trái phiếu so với tài chính chiếm khoảng 13%. Trong khi đó ở Thái Lan là khoảng 27%, Philippines là 22%, Trung Quốc khoảng 25%. Rõ ràng chúng ta còn dư địa có lẽ là tăng gấp đôi quy mô của thị trường này”, TS. Lực nhấn mạnh.

Được biết, trong Chiến lược tài chính của Bộ Tài chính có yêu cầu phát triển thị trường trái phiếu nói chung, bao gồm cả trái phiếu Chính phủ và TPDN sẽ phải tương đương 47% GDP đến 2025. Chuyên gia cho rằng, việc có thể phát triển thị trường là rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn chính là chất lượng của TPDN. Tổ chức phát hành cần phải nâng cao chất lượng của mình, theo đó quản trị doanh nghiệp phải nâng tầm lên, hướng vào tính công khai, minh bạch và tính chuyên nghiệp của thị trường.

Theo Tạp chí Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

BVBank tiếp tục chào bán 13 triệu trái phiếu, lãi suất năm đầu 8,2%

BVBank tiếp tục huy động vốn với đợt chào bán trái phiếu công chúng lần thứ hai trong giai đoạn 2024-2025, phát hành 13 triệu trái phiếu với tổng giá trị 1.300 tỷ đồng. Đây là bước đi quan trọng nhằm củng cố nguồn vốn trung và dài hạn, hỗ trợ hoạt động kinh doanh và đáp ứng nhu cầu tín dụng đang gia tăng.

BVBank phân phối gần 14,7 triệu trái phiếu cho hơn 1.200 nhà đầu tư BVBank sắp phát hành gần 69 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ Thu nhập lãi thuần tăng trưởng mạnh, BVBank hoàn thành 90% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng

Áp lực thanh khoản giảm bớt, lãi suất huy động có thể ổn định năm 2025

Chuyên gia cho rằng lãi suất huy động VNĐ sẽ không chịu nhiều áp lực tăng trong năm 2025 và dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm có thể duy trì ổn định quanh mức 5% trong năm tới.

Giá dầu thế giới giằng co trước dự đoán Fed hạ lãi suất Lãi suất cho vay đang ở mức thấp kỷ lục Chính phủ chỉ đạo giảm mặt bằng lãi suất cho vay

SeABank vinh dự nhận giải thưởng UN WEPs Award 2024 hạng mục “Bình đẳng giới tại thị trường”

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vinh dự đạt danh hiệu cao quý UN WEPs Award 2024 (Nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ năm 2024) ở hạng mục "Bình đẳng giới tại thị trường" do Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Sacombank lần thứ 3 vào “Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam”

Sacombank vinh dự được xướng tên "Top 50 Công ty Kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024" tại lễ trao giải thường niên do Tạp chí Nhịp cầu đầu tư tổ chức mới đây. Đây là năm thứ 3 Sacombank có mặt tại Top 50 danh giá.

Sacombank trao 2 xe Vinfast VF3, chờ đón chủ nhân Vinfast VF7 Plus 5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank

Vietbank được vinh doanh Top 10 nơi làm việc tốt nhất và Top 500 nhà tuyển dụng hàng đầu

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) vừa xuất sắc ghi danh vào Top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 trong các ngành kinh tế trọng điểm và Top 500 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam 2024. Đây là sự kiện thường niên do Công ty Cổ phần Nghiên cứ

Vietbank mua lại hai lô trái phiếu với tổng giá trị 400 tỷ đồng Vietbank báo lãi trước thuế tăng 96% sau 9 tháng