Hạ tầng GELEX sắp M&A dự án khu công nghiệp 850 ha tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Công ty CP Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn dự kiến sẽ chào bán hơn 93,4 triệu cổ phiếu PXL cho Hạ tầng GELEX để thu về hơn 934 tỷ đồng nhằm triển khai dự án khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ảnh minh họa

Hội đồng Quản trị Công ty CP Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn (mã PXL) đã thông qua nghị quyết về việc tiếp tục triển khai hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ, gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).

Trước đó, Dầu khí Long Sơn đã thông báo tạm dừng triển khai hồ sơ đăng ký chào bán riêng lẻ để có thêm thời gian bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của UBCKNN.

Kế hoạch chào bán cổ phiếu riêng lẻ từng được cổ đông của Dầu khí Long Sơn thông qua tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên các năm 2021, 2022 và 2023 với mục tiêu tăng vốn điều lệ từ 827,2 tỷ đồng lên 1.761,4 tỷ đồng để có nguồn vốn đầu tư vào dự án Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, cho đến nay, kế hoạch tăng vốn của công ty vẫn chưa thực hiện được.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo công ty cho rằng một số nội dung trong phương án chào bán đã không còn phù hợp, có nhu cầu được điều chỉnh/thay đổi để đảm bảo hiệu quả của đợt chào bán, quy định pháp luật hiện hành, cũng như để triển khai dự án Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn.

Quảng cáo

Do đó, công ty đã thông qua một phương án mới để thay thế cho kế hoạch trước đây. Cụ thể, công ty sẽ chào bán hơn 93,4 triệu cổ phiếu PXL cho đối tác chiến lược là Công ty CP Hạ tầng GELEX với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến thu về hơn 934 tỷ đồng.

Số tiền thu về sẽ được sử dụng để tư vấn đầu tư xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, triển khai công trình tạm và các hạng mục liên quan tại dự án Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn.

Cổ phiếu phát hành cho Hạ tầng GELEX sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm. Dự kiến, đợt phát hành này sẽ được thực hiện từ năm 2024 đến 2025. Sau khi hoàn thành, vốn điều lệ của Dầu khí Long Sơn sẽ tăng từ 827,2 tỷ đồng lên 1.761,4 tỷ đồng.

Nếu thương vụ thành công, tỷ lệ sở hữu của Hạ tầng GELEX tại Dầu khí Long Sơn cũng sẽ tăng từ 25,52% lên 65%, trở thành công ty mẹ của PXL, qua đó hoàn tất thương vụ M&A (mua bán và sáp nhập) dự án Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn.

Hạ tầng GELEX hiện là đơn vị chuyên quản lý các khoản đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng và bất động sản của Tập đoàn GELEX (mã GEX). Tính đến cuối quý II/2024, Tập đoàn GELEX nắm giữ 93,89% cổ phần tại Hạ tầng GELEX.

Tại Dầu khí Long Sơn, ngoài việc Hạ tầng GELEX đang là cổ đông lớn, cơ cấu lãnh đạo của doanh nghiệp này hiện cũng có sự liên kết chặt chẽ với Tập đoàn GELEX khi 3 lãnh đạo cấp cao gồm ông Lê Bá Thọ, Chủ tịch HĐQT, ông Bùi Lê Cao Kế, Thành viên HĐQT và ông Lê Anh Đức, Trưởng Ban kiểm soát cũng đang lần lượt là Chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc và Thành viên Ban kiểm soát của Hạ tầng GELEX.

Về dự án Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn, dự án này có quy mô 850 ha, được xây dựng tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu. Trong đó, khu vực nhà máy lọc dầu số 3 chiếm diện tích 810 ha và kho ngầm chứa xăng dầu chiếm 40 ha. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án này dự kiến là 11.759 tỷ đồng. Tổ hợp hóa dầu Long Sơn với vốn đầu tư 5 tỷ USD hiện được đặt tại khu công nghiệp này.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhiệt điện trong hệ sinh thái Geleximco lỗ nặng nhưng báo thành lãi gần 122 tỷ đồng

Từ lãi hàng trăm tỷ đồng trong các năm 2021 - 2022, Nhiệt điện Thăng Long - doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Geleximco đã lỗ gần 1.000 tỷ đồng trong 2 năm gần đây.

Đại gia Vũ Văn Tiền và khối tài sản của Geleximco Geleximco tiến vào mảng ô tô: Mảnh ghép nhiều tham vọng của hệ sinh thái

Hòa Phát đặt mục tiêu lãi sau thuế 15.000 tỷ đồng năm 2025, chia cổ tức tỷ lệ 20%

Năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát đặt kế hoạch doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 21% và 24,7% so với năm 2024.

Hòa Phát chốt ngày tổ chức đại hội đồng cổ đông Hòa Phát nộp ngân sách hơn 13.400 tỷ đồng năm 2024, cao nhất từ trước đến nay

Phó Chủ tịch SJ Group Đỗ Văn Bình thu hơn 900 tỷ đồng từ việc thoái hết vốn

Ông Đỗ Văn Bình, Phó Chủ tịch SJ Group đã thoái toàn bộ vốn khỏi doanh nghiệp sau khi “sang tay” 8,97 triệu cổ phiếu SJS. Động thái này của lãnh đạo SJ Group diễn ra ngay trước thềm doanh nghiệp tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2025.

Phó Chủ tịch PNJ mua 4 triệu cổ phiếu, REE muốn thoái vốn khỏi Nhiệt điện Ninh Bình Viglacera đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn 1.700 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất thoái vốn trong năm 2025

Chỉ trong gần 1 tháng, cổ phiếu Vingroup tăng hơn 40%

Từ vùng đáy dài hạn, cổ phiếu VIC của Vingroup tăng hơn 40% kể từ đầu tháng 3 đến nay, đưa vốn hóa của Vingroup lên trên 220.000 tỷ đồng, trở lại vị trí tập đoàn tư nhân có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cổ phiếu Vingroup tục tăng phi mã, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng cả trăm triệu USD mỗi ngày lên gần 7 tỷ USD Vingroup lấy lại vị trí doanh nghiệp tư nhân số 1 sàn chứng khoán Việt Nam từ tay FPT

Xây dựng Xuân Đỉnh báo lãi “bốc hơi” 70%, nợ phải trả hơn 4.800 tỷ đồng

Năm 2024, Xây dựng Xuân Đỉnh báo lãi sau thuế “bốc hơi” 70%, dư nợ phải trả tăng lên mức hơn 4.800 tỷ đồng. Trong đó, có 1.100 tỷ đồng dư nợ trái phiếu sẽ đáo hạn vào đầu tháng 4 tới đây.

Đề xuất tăng mức lợi nhuận xây nhà ở xã hội lên 13% Sắp tăng vốn gấp 2 lần, Chứng khoán SHS chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 29%

Một doanh nghiệp bất động sản lấn sân sang làm nông nghiệp

Tập đoàn Danh Khôi hợp tác chiến lược với các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tiềm năng để làm tiền đề phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao sau khi công ty bất động sản này lỗ ròng hợp nhất hơn 63 tỷ đồng trong năm 2024.

Phát Đạt, Danh Khôi ảnh hưởng ra sao khi Bình Định tạm dừng chuyển nhượng các lô đất trong khu kinh tế Nhơn Hội?