Giá dầu sụt giảm bởi kỳ vọng nguồn cung tăng

Khối lượng dầu vận chuyển từ các cảng vùng Baltic của Nga trong tháng này sẽ tăng 50% khi mà các bên bán cố gắng đáp ứng nhu cầu cao tại châu Á và hưởng lợi từ giá năng lượng toàn cầu tăng cao.

Giá dầu giảm trong phiên ngày thứ Sáu và như vậy khép lại tuần sụt giảm khi mà những chỉ báo về việc nguồn cung của Nga ở mức cao giúp bù lại cho thông tin tăng trưởng kinh tế Mỹ mới công bố tốt hơn so với kỳ vọng, lợi nhuận của các doanh nghiệp lọc dầu cao và những hy vọng vào khả năng phục hồi của nhu cầu tại Trung Quốc.

Đóng cửa phiên giao dịch trên thị trường London, giá dầu Brent giảm 81 cent tương đương 0,9% xuống 86,66USD/thùng, tăng chỉ 3 cent so với mức đóng cửa của cuối tuần trước.

Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giảm 1,33USD tương đương 1,6% và đóng cửa tại mức 79,68USD/thùng, giảm 2% trong tuần.

Khối lượng dầu vận chuyển từ các cảng vùng Baltic của Nga dự kiến trong tháng này sẽ tăng 50% khi mà các bên bán cố gắng đáp ứng nhu cầu cao tại châu Á và đồng thời hưởng lợi từ việc giá năng lượng toàn cầu tăng cao, theo số liệu của các nhà kinh doanh và Reuters.

Khối lượng dầu Urals và KEBCO từ Ust-Luga trong giai đoạn từ ngày 1-10/2/2023 có thể sẽ tăng lên 1,0 triệu tấn từ mức 0,9 triệu tấn trong cùng khoảng thời gian này của tháng 1/2023.

“Nếu nguồn cung từ Nga vào năm sau vẫn ở ngưỡng cao, dầu chắc chắn sẽ chứng kiến sự sụt giảm”, chuyên gia tại quỹ Again Capital LLC tại New York – ông John Kilduff phân tích.

Trong tuần này, các doanh nghiệp năng lượng Mỹ giữ nguyên số giàn khoan dầu đang hoạt động ở mức 771, theo số liệu của công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes trong báo cáo công bố vào ngày thứ Sáu.

Trong khi đó, phái đoàn thuộc OPEC+ dự kiến sẽ có cuộc họp vào tuần sau để xem xét lại về mức độ dầu thô, nguồn tin từ nhóm sản xuất dầu này cho thấy sẽ không có thay đổi gì liên quan đến chính sách sản lượng hiện tại.

Quảng cáo

Quyết định chính sách lần tới của Fed lần tới sẽ được đưa ra trong cuộc họp vào ngày 31/1/2023 và 1/2/2023 trong bối cảnh lạm phát giảm đi và GDP quý 4/2022 tăng trưởng 2,9% cao hơn so với dự báo.

Việc dự trữ xăng dầu 4,2% tại Cushing, trung tâm sản xuất dầu của NYMEX, cũng gây ra ảnh hưởng tâm lý lên thị trường.

Tại Trung Quốc, số lượng ca nhiễm COVID-19 giảm 72% so với mức đỉnh vào đầu tháng này còn số lượng người tử vong hàng ngày vì COVID-19 cũng giảm đáng kể 79% so với mức đỉnh, nó phát đi thông điệp về sự bình thường hóa của kinh tế Trung Quốc và nó làm tăng dự báo về sự phục hồi của nhu cầu dầu.

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên ngày thứ Sáu và như vậy khép lại tuần tăng điểm nhờ vào thông tin kinh tế Mỹ tốt hơn so với kỳ vọng và cổ phiếu Tesla lên điểm mạnh.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số Nasdaq tăng 0,95% và đóng cửa ở mức 11.621,71 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 0,25% và đóng cửa tại mức 4.070,56 điểm; chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 28,67 điểm tương đương 0,08% lên 33.978,08 điểm.

Tất cả ba chỉ số có tuần tăng điểm và nhiều khả năng đang hướng tới tăng điểm nguyên tháng 1/2022. Chỉ số cổ phiếu công nghệ tăng 4,32% và khép lại 4 tuần tăng điểm. Chỉ số nhiều khả năng sẽ có tháng tăng điểm mạnh nhất tính từ tháng 7/2022. Chỉ số S&P 500 và Dow Jones tăng lần lượt 2,47% và 1,81% trong tuần.

Mùa công bố kết quả kinh doanh tại Mỹ vẫn tiếp diễn, cổ phiếu American Express tăng vọt đến 10,5% bởi dự báo kết quả lợi nhuận. Cổ phiếu một số doanh nghiệp sản xuất chip tăng dù rằng cổ phiếu Intel giảm sâu đến hơn 6% bởi kết quả kinh doanh gây thất vọng.

Cổ phiếu Tesla tăng 11% trong phiên ngày thứ Sáu và đã tăng hơn 33% trong tuần sau khi doanh nghiệp này công bố kết quả kinh doanh cao kỷ lục. Cổ phiếu hãng xe điện này có tuần tăng mạnh nhất tính từ tháng 5/2013.

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường đã phá vỡ xu thế sụt giảm. Chỉ số S&P 500 tăng 2,5% còn chỉ số S&P 500 tăng 5%, chỉ số Nasdaq tăng 11%.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Tình thế khó xử của FED

Hai quan chức Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), được cho là đại diện cho hai quan điểm trái ngược trong chính sách tiền tệ, cho biết hôm 2/1 rằng, họ sẽ cần theo dõi tác động của các chính sách từ chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với lạm phát để

Thị trường vàng “lặng sóng” trước thềm cuộc họp của Fed FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Lạm phát của Mỹ tăng mạnh nhất 8 tháng

Theo số liệu mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố, lạm phát tại nước này trong tháng 12/2024 đã tăng mạnh nhất tám tháng qua khi chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ.

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Mỹ áp thuế hàng nhập từ Canada, Mexico và Trung Quốc; DeepSeek tạo "cơn địa chấn" trên thị trường công nghệ toàn cầu; Fed giữ nguyên lãi suất... là những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025 10 sự kiện chứng khoán năm 2024

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua