Tín hiệu thúc đẩy BoJ tăng lãi suất mạnh tay hơn

Mặc dù thị trường lao động thắt chặt không phải là một vấn đề mới, những lo ngại ngày càng tăng của BoJ về sức ép lạm phát và tiền lương.

a-nh-ma-n-hi-nh-2024-08-07-lu-c-17-49-34-20240807175007.png
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) ở Tokyo. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Theo Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), tình trạng thiếu hụt lao động kéo dài là nguyên nhân chính khiến hoạt động kinh tế của nước này suy yếu. Đây là một lý do quan trọng để BoJ tăng lãi suất mạnh tay hơn so với những dự đoán trước đó.

Từ các nhà máy, khách sạn đến nhà hàng, các doanh nghiệp Nhật Bản đang phải vật lộn để đạt được công suất tối đa. Vấn đề không phải là do họ không thể tìm được khách hàng, mà là họ không thể tìm đủ nhân lực để đáp ứng nhu cầu.

Mặc dù thị trường lao động thắt chặt không phải là một vấn đề mới, những lo ngại ngày càng tăng của BoJ về sức ép lạm phát và tiền lương đồng nghĩa với việc ngân hàng này sẽ sẵn sàng "bỏ qua" những yếu kém về kinh tế khi xem xét việc tăng lãi suất trong tương lai.

Ông Naoki Tamura, một thành viên của hội đồng điều hành BoJ, phát biểu mới đây rằng theo quan điểm của ông, việc thiếu năng lực cung ứng đang gây sức ép tăng giá.

Quảng cáo

Về lý thuyết, các số liệu thống kê cho thấy kinh tế Nhật Bản vẫn chưa hoạt động hết tiềm năng và nhu cầu vẫn còn yếu. Điều này khiến các nhà phân tích cho rằng BoJ sẽ không vội vàng tăng lãi suất quá cao.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của BoJ đang thay đổi quan điểm này. Báo cáo triển vọng hàng quý do BoJ công bố vào tháng Một cho thấy ngân hàng này ngày càng chú trọng đến những dấu hiệu cho thấy lạm phát đang gia tăng do tình trạng thiếu lao động, từ đó tạo cơ sở cho việc tiếp tục tăng lãi suất.

Báo cáo cũng phân tích tình trạng các lĩnh vực thâm dụng lao động như xây dựng và dịch vụ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh.

Việc BoJ ngày càng tập trung vào lạm phát do tiền lương thúc đẩy là một dấu hiệu khác cho thấy Nhật Bản đang dần thoát khỏi cuộc chiến kéo dài 25 năm với tình trạng giảm phát và trì trệ kinh tế.

Ông Seisaku Kameda, cựu chuyên gia kinh tế hàng đầu của BoJ, hiện là nhà kinh tế điều hành tại Viện Sompo Plus, nhận xét rằng BoJ ngày càng tin tưởng rằng tiền lương và giá dịch vụ sẽ tiếp tục tăng. Theo ông, những bình luận của Thống đốc BoJ đều ủng hộ việc tiếp tục tăng lãi suất.

Tình trạng dân số già hóa nhanh chóng tại Nhật Bản đã dẫn đến sự sụt giảm lực lượng lao động. Theo một nghiên cứu năm 2023 của Viện Công tác Tuyển dụng, Nhật Bản có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt 3,4 triệu lao động vào cuối thập kỷ này, và con số này có thể lên tới 11 triệu vào năm 2040.

Để giữ chân người lao động, các công ty Nhật Bản đã đồng ý tăng lương trung bình 5,1% trong năm 2024, mức tăng lớn nhất trong ba thập kỷ qua, theo một cuộc khảo sát của liên đoàn lao động.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Liên tiếp xác lập kỷ lục mới, giá vàng sắp tới sẽ ra sao?

Giá vàng đang trên đà tăng mạnh và có thể tiếp tục lập đỉnh mới trong năm 2025. Tuy nhiên, sự biến động của thị trường tài chính, chính sách điều hành và diễn biến kinh tế toàn cầu sẽ là những yếu tố quyết định xu hướng giá vàng trong thời gian tới.

Giá vàng thế giới đột ngột "lao dốc" Chuyên gia quốc tế: Sau khi tăng mạnh, giá vàng đã đến lúc tạm nghỉ Giá vàng thế giới có giảm tiếp?

Công nghệ Blockchain đã thay đổi TCBS thế nào?

Phát triển công nghệ là một trong những mũi nhọn của TCBS. Điều này thể hiện qua định hướng “WealthTech” của công ty, trong đó “Tech” có thể hiểu là áp dụng công nghệ vào phục vụ khách hàng và hoạt động kinh doanh.

Cổ phiếu công nghệ lao đao: Loạt “bigtech” NVIDIA, Microsoft, Alphabet, META giảm mạnh từ đỉnh, FPT cũng “bốc hơi” 33.000 tỷ vốn hóa Techcombank ba năm liên tiếp được vinh danh “Ngân hàng số tốt nhất Việt Nam” tại giải thưởng The Asset Digital Awards

Techcombank chi hơn 1.000 tỷ lập công ty bảo hiểm nhân thọ

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc triển khai phương án góp vốn, mua cổ phần của Techcombank để thành lập công ty con hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm.

Techcombank báo lãi hơn 27,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới 231 nghìn tỷ Techcombank muốn thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ

Tháo gỡ bài toán về vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, tạo ra hơn 60% việc làm và đóng góp đáng kể vào GDP. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải là khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng.

Hai con gái của Chủ tịch OCB muốn bán 3,86% vốn ngân hàng Ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc sẽ được nới room ngoại lên 49% Đề xuất Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước phối hợp quản lý sàn giao dịch tiền mã hóa

10 cổ đông sở hữu gần 95% vốn Saigonbank

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Saigonbank vừa công bố danh sách các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ theo Luật các Tổ chức tín dụng và trên cơ sở thông tin do cổ đông cung cấp.

Giảm trích lập dự phòng giúp lợi nhuận Saigonbank tăng 25% trong quý II/2024 Một doanh nghiệp bất động sản sở hữu 9,9% vốn Saigonbank Saigonbank lỗ gần 114 tỷ đồng quý IV/2024

MB có thêm 2 cổ đông nắm trên 1% vốn

Ngân hàng TMCP Quân đội - MB vừa công bố danh sách cập nhật về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên, với sự góp mặt của hai cổ đông mới là UBS AG Longdon Branch và Công ty TNHH Manulife (Việt Nam).

Cổ phiếu MBB vượt đỉnh thời đại Cặp đôi cổ phiếu MBB và MBS cùng lập kỷ lục giá mới STB phá đỉnh thời đại, thị trường có thêm MBB, VIB "giữ lửa"