Giá dầu giảm sâu bởi những nỗi lo về nhu cầu Trung Quốc

Trung Quốc trong thời gian vừa rồi đã nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 khiến nhiều người dự báo về khả năng nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc sẽ tăng lên.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Giá dầu giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư khi mà nhà đầu tư tính toán đến những nỗi lo liên quan đến việc số lượng các ca lây nhiễm COVID-19 tăng cao tại Trung Quốc.

Trung Quốc trong thời gian vừa rồi đã nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 khiến nhiều người dự báo về khả năng nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc sẽ tăng lên.

Trên thị trường London, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai hạ 1,07USD/thùng tương đương 1,3% xuống 83,26USD/thùng.

Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai đóng cửa ở mức 78,96USD/thùng, giảm 57 cent tương đương 0,7%.

Giới chức Trung Quốc công bố sẽ ngừng yêu cầu các khách du lịch nội địa phải cách ly từ ngày 8/1/2023, đây là một bước quan trọng để hướng đến việc nới lỏng kiểm soát biên giới nước này. Tuy nhiên, các bệnh viện của Trung Quốc vẫn chịu nhiều áp lực do tình trạng lây nhiễm COVID-19 tăng cao.

Thị trường dầu chịu ảnh hưởng bởi những kỳ vọng về khả năng lãi suất tại Mỹ sẽ được điều chỉnh tăng khi mà Fed cố gắng hạn chế giá cả tăng quá cao trong bối cảnh thị trường lao động vốn đã khó khăn.

Các thành viên thị trường nhấn mạnh đến việc khối lượng giao dịch trong tuần dự kiến sẽ thấp hơn so với bình thường khi mà khoảng thời gian cuối năm dần đến, tạo ra thêm nhiều biến động giá dầu.

Chuyên gia phân tích tại ngân hàng UBS, ông Giovanni Staunovo, nhận xét: “Quan điểm của tôi chính là tâm lý sợ rủi ro hiện đang gây sức ép lên giá dầu trong một thị trường có thanh khoản thấp”.

Sự suy giảm của giá dầu trong phiên ngày thứ Tư sau ba phiên tăng liên tiếp. Vào phiên ngày thứ Ba, giá dầu ở ngưỡng cao nhất trong ba tuần. Thời tiết lạnh khiến cho nhiều địa điểm sản xuất ở Mỹ phải đóng cửa.

“Chúng ta đã chứng kiến sự hồi phục mạnh mẽ trong vài tuần qua, sự tăng trưởng này đã chững lại phần nào trong ngày hôm nay”, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại quỹ OANDA – ông Craig Erlam phân tích.

“Năm tới sẽ mang đến thêm nhiều yếu tố bất ổn và nhiều rủi ro với giá dầu từ quá trình mở cửa của Trung Quốc cho đến việc sản lượng dầu của Nga giảm đi cũng như việc OPEC+ cắt giảm sản lượng”, ông Erlam nói.

Nga cho biết từ ngày 1/2/2023 sẽ cấm bán dầu cho những nước tuân thủ quy định áp trần giá dầu có hiệu lực từ ngày 5/12/2022 dù rằng chi tiết quy định cấm hiện còn chưa rõ ràng.

Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm trong tuần trước còn dự trữ xăng và các sản phẩm xăng dầu tăng bất ngờ, theo những nguồn tin thị trường viện dẫn số liệu của Viện Xăng dầu (API) vào ngày thứ Tư.

Chính phủ Mỹ sẽ công bố số liệu về tồn kho dầu vào ngày thứ Năm.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Chat với BizLIVE