Gần 2 triệu tỷ đồng sẽ được "bơm" vào nền kinh tế trong năm 2024

"Dự kiến tăng trưởng tín dụng cho năm 2024 là 15%. Nếu tính trên cơ sở lượng tiền, dư nợ hiện nay là khoảng 13,56 triệu tỷ đồng thì có nghĩa là gần 2 triệu tỷ đồng sẽ được tăng thêm vào năm 2024 này", Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú - Ảnh: VGP
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú - Ảnh: VGP

Thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 5/1, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, đến 31/12/2023 tăng trưởng tín dụng đạt 13,71% (thấp hơn mục tiêu cả năm là 14-15%). Như vậy, khối lượng tuyệt đối có thể đưa vào nền kinh tế khoảng 1,5 triệu tỷ đồng trong năm 2023.

"Dự kiến tăng trưởng tín dụng cho năm 2024 là 15%. Nếu tính trên cơ sở lượng tiền, dư nợ hiện nay là khoảng 13,56 triệu tỷ đồng thì có nghĩa là gần 2 triệu tỷ đồng sẽ được tăng thêm vào năm 2024 này", ông Tú nói.

Phó Thống đốc thông tin thêm, nếu như đến giữa năm hoặc cuối năm 2024 điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, cho phép kiểm soát tốt lạm phát, bảo đảm được dòng vốn đối ứng và những đối tượng cần thiết cũng như an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, NHNN sẽ giao thêm room tín dụng cho các ngân hàng có "sức khỏe" tốt, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn.

Còn về câu hỏi năm 2024 thị trường tín dụng có thuận lợi hơn không? Phó Thống đốc cho rằng, trước hết, năm 2024 có nhiều dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc của nền kinh tế trên cơ sở kết quả của năm 2023. Hy vọng nếu không có tác động khó khăn của quốc tế với Việt Nam như năm 2023, thì chắc chắn nhu cầu đầu tư của nền kinh tế trong năm 2024 sẽ tăng lên. Và tất yếu phải có nguồn lực đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, phát triển đó.

Bên cạnh đó, theo Phó Thống đốc, muốn tăng tín dụng phải phụ thuộc vào các yếu tố, như lãi suất. Hiện nay, lãi suất đã giảm, thấp hơn trước dịch nhiều. Thậm chí, có chuyên gia đánh giá là trong khoảng 20 năm qua hay 10 năm qua, mức lãi suất cho vay là rất thấp. Đây là một trong những yếu tố cơ bản để tăng trưởng tín dụng có thể tăng mạnh.

Đồng thời, tăng trưởng tín dụng còn phụ thuộc vào cơ chế điều hành cũng như việc triển khai thực hiện cho vay của các ngân hàng thương mại. Năm nay, NHNN đã có sự chủ động, đã có những cơ chế mới cho việc điều hành tín dụng, giao hạn mức tín dụng cho tất cả các tổ chức tín dụng là 15% ngay từ đầu năm để các tổ chức tín dụng phấn đấu làm sao đạt được chỉ tiêu đó.

"Nếu như ngân hàng, tổ chức tín dụng nào đạt được chỉ tiêu đó mà vẫn có khả năng cung ứng thêm vốn cho nền kinh tế, bảo đảm chất lượng cũng như an toàn hệ thống, bảo đảm điều kiện kinh tế vĩ mô cho phép thì NHNN sẽ tiếp tục giao thêm", ông Tú cho biết.

Cũng theo lãnh đạo NHNN, năm nay nói với cơ chế, định hướng điều hành của Chính phủ, những điều kiện về lãi suất, nhu cầu vay, điều kiện vay của doanh nghiệp cũng như cơ chế vận hành chung của các tổ chức tín dụng, tăng trưởng tín dụng khả năng sẽ khởi sắc hơn nhiều so với năm 2023.

Theo Tạp chị Thời đại

Đọc tiếp

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

HDBank đạt 4.028 tỷ lợi nhuận quý 1, tăng 46.8%, chia cổ tức 2023 tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu

Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với lợi nhuận trước thuế đạt 4.028 tỷ đồng, tăng 46,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ROE đạt tới 26,7% cao trong nhóm dẫn đầu toàn ngành. Ngân hàng trả cổ tức năm 2023 lên tới 30% gồm tiền và cổ phiếu.

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE