Dự báo xuất khẩu gạo năm 2022 vẫn ổn định, không có yếu tố tăng đột biến

Những bất ổn về địa chính trị và đại dịch COVID-19 được dự báo sẽ khiến nhiều nước tiếp tục xu hướng tăng dự trữ lương thực và xuất khẩu gạo năm nay sẽ tốt hơn. Song, theo 20 nhà thương mại gạo hàng đầu Việt Nam thị trường gạo năm nay sẽ ổn định, không có yếu tố đột biến.
Thị trường gạo năm nay sẽ ổn định, không có yếu tố đột biến (Ảnh minh hoạ)
Thị trường gạo năm nay sẽ ổn định, không có yếu tố đột biến (Ảnh minh hoạ)

Nhằm đánh giá kết kết quả hoạt động xuất khẩu gạo trong năm 2021, những tháng đầu năm 2022 và bàn giải pháp, phương hướng điều hành xuất khẩu gạo những tháng cuối năm trong bối cảnh tình hình thương mại gạo thế giới còn diễn biến phức tạp (tác động của dịch COVID-19, xung đột Nga-Ukraine, biến động của giá cả nhiều loại hàng hóa trong đó có lương thực cho giá dầu leo thang ...), tuần qua Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp với 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam, gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Công ty TNHH TMDV Thành Tín, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Công ty Cổ phần XNK Kiên Giang, Công ty CP Quốc tế gia, Công ty TNHH Tân Thạnh An, Công ty CP Tân Đồng Tiến, Công ty TNHH Lương thực Phương Đông, Công ty TNHH Dương Vũ, Công ty TNHH Việt Hưng, Công ty CP XNK An Giang, …

Philippines, nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới chưa cấp hạn ngạch cho thương nhân

Tại cuộc họp hầu hết các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu Việt Nam đều có chung nhận định, hiện nay đầu ra thị trường Philippines hơi khó do Chính phủ nước này vẫn chưa phân hạn ngạch nhập khẩu gạo cho các thương Nhân Philippines.

Ông Đỗ Hà Nam - Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc INTIMEX Group cho biết, đến nay Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, trong hai tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gạo vào thị trường này đạt trên 539.231 tấn, tương đương 250,35 triệu USD, giá trung bình 464,3 USD/tấn, tăng mạnh 110,7% về lượng, tăng 81,9% về kim ngạch nhưng giảm 13,4% về giá so với 2 tháng đầu năm 2021; chiếm 55,3% trong tổng lượng và chiếm 53,4% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước.

Tuy nhiên, đến nay Chính phủ Philippines vẫn chưa cấp hạn ngạch nhập khẩu gạo cho thương nhân nước họ nên thương mại gạo với thị trường này chưa thật sự thuận lợi, chỉ có thương nhân nào vẫn còn hạn ngạch cũ mới được nhập khẩu còn những thương nhân chưa có hạn ngạch vẫn phải chờ.

Còn theo ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Phước Thành IV, việc cấp quota nhập khẩu gạo của Chính phủ Philippines định kỳ theo từng tháng và thiếu tới đâu Chính phủ sẽ cấp quota nhập khẩu tới đó.

Hiện nay các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang vào giai đoạn cuối thu hoạch lúa Đông Xuân chất lượng lúa gạo rất đẹp, và giá gạo cũng đang rất cạnh tranh nên có khá nhiều doanh nghiệp đã ký bán gạo cho các thương nhân Philippines.

Những thương nhân Philippines có quota ký hợp đồng mua gạo là chuyện bình thường, nhưng trên thực tế có những thương nhân chưa được cấp quota cũng ký hợp đồng mua gạo với doanh nghiệp Việt Nam, họ đặt cọc và chờ đến khi nhận được quota mới nhập về. Chính vì vậy, họ luôn ký hợp đồng có thời gian giao hàng khá xa từ 3 đến 4 tháng thậm chí 6 tháng, nhằm mục đích chờ mua được quota sẽ nhận hàng, còn bây giờ chỉ ký hợp đồng và đặt cọc để giữ hàng.

Trước tình hình này, ông Thành cho rằng doanh nghiệp Việt Nam không nên ký bán vội, dễ dẫn đến thua thiệt mà nên bình tĩnh chờ thị trường.

“Giá lúa gạo đang tốt doanh nghiệp có đủ tiềm lực cứ mua vào dự trữ đợi giá tốt ký hợp đồng bán ra, còn không thì hãy bình tĩnh cho tín hiệu thị trường. Nếu giá lúa gạo đang thấp mà ký bán và chỉ nhận cọc của khách hàng lo là sẽ có khó khăn về sau”, ông Thành nhận định.

Thị trường Trung Quốc chưa mua nếp và chủ yếu chỉ mua dòng gạo ST

Trong 02 tháng đầu năm, Trung Quốc đứng thứ hai về thị trường xuất khẩu với 81.884 tấn, tương đương 40,82 triệu USD, giá trung bình 498,5 USD/tấn, giảm mạnh 48,6% về lượng, giảm 51,2% về kim ngạch nhưng giảm 5% về giá so với cùng kỳ năm 2021; chiếm trên 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch. Tổ chức Lương nông Quốc tế (FAO) dự báo Trung Quốc sẽ nhập khẩu 4,5 triệu tấn gạo vào năm 2022, tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với những diễn biến tại thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai – Trung Quốc, Phó chủ tịch VFA, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc INTIMEX Group cho rằng, do tình hình dịch COVID-19 ở nước này vẫn đang diễn biến phức tạp, cộng với chính sách “Zero Covid” của Chính phủ Trung Quốc nên tình hình xuất khẩu vào thị trường này cũng có những hạn chế nhất định, và hiện nay thị trường Trung Quốc chủ yếu chỉ mua dòng gạo ST, còn đối với mặt hàng nếp vẫn chưa có tín hiệu lạc quan.

Tuy nhiên, theo ông Nam đặc thù của thị trường là luôn biến động, có thể hôm nay Trung Quốc chưa mua vào nhưng ngày mai họ lại mua. Bên cạnh đó, người nông dân có xu hướng giảm mạnh diện tích trồng lúa nếp nên áp lực không nhiều.

“Tình hình dịch bệnh cùng những biến động giá trên thị trường sẽ có tác động đến vấn đề lúa gạo, nhưng nhìn chung thị trường lương thực luôn trong xu thế ổn định như năm 2021.

Trước đây, thông thường giá lúa gạo sẽ có một năm tăng giá và một năm xuống giá, và theo quan sát chúng tôi dự đoán giá lúa gạo chắc chắn sẽ có lên và xuống theo nhịp thị trường nhưng chỉ có thể biến động trong biên độ hẹp, sẽ có những lúc giá lúa gạo trên thị trường giảm giá nhưng không giảm sâu, nhưng kỳ vọng giá lúa gạo tăng đột biến thì không thể”, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc INTIMEX Group nhận định.

Đọc tiếp

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%

Xuất khẩu tôm đi Mỹ và Trung Quốc kỳ vọng khả quan 2 tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%. Dự kiến, nhu cầu tăng cao từ Mỹ và Trung Quốc trong 2 tháng cuối năm sẽ giúp xuất khẩu tôm sang 2 thị trường này vẫn tăng trưởng dương. Song, chưa thể giúp kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước lấy lại đà tăng trưởng dương trong năm nay, cho dù mức sụt giảm có phần thu hẹp lại so với các tháng trước đó.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng: Tính đến tháng 9/2023, tín dụng tiêu dùng của toàn hệ thống đạt khoảng 2.703 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,2% tổng dư nợ nền kinh tế.

Thu hồi nợ khó khăn, một số tổ chức tín dụng buộc phải cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng

Khách hàng cố tình không trả nợ, người trước khuyên người sau không trả nợ; các hội nhóm rủ nhau “bùng nợ” tràn lan trên mạng xã hội… làm cho hoạt động thu hồi nợ, đặc biệt là nợ tín dụng tiêu dùng của tổ chức tín dụng (TCTD) gặp rất nhiều khó khăn. Một số TCTD buộc phải chủ động cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng, tránh nợ xấu tiếp tục phát sinh.

Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024, không còn nguồn nào để bố trí cho Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Tìm lời giải nguồn vốn để bố trí cho Dự án sân bay Long Thành

Theo Luật Đầu tư công, toàn bộ số vốn kế hoạch năm 2020, 2021 còn lại chưa giải ngân hết của Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã bị hủy dự toán. Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024 cũng không còn nguồn nào dư ra để đáp ứng yêu cầu bố trí cho Dự án.

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

Ước tính 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt gần 1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính đang có tín hiệu tích cực, kỳ vọng xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD, giảm 27,45% so với năm 2022, giảm 230 triệu so với mục tiêu 2 tỷ USD.
Chat với BizLIVE