Chủ tịch Digiworld nói gì về tham vọng "công ty tỷ đô", phân phối nhiều ngành hàng có khó quản lý?

Chủ tịch HĐQT Digiworld Đoàn Hồng Việt khẳng định tầm nhìn của Digiworld là trở thành "công ty tỷ đô", không chỉ xét về doanh thu, lợi nhuận mà đó còn là động lực để công ty tiếp tục tăng trưởng.

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Digiworld diễn ra chiều 25/4
ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Digiworld diễn ra chiều 25/4

Chiều ngày 25/4, Công ty CP Thế Giới Số (Digiworld, mã DGW) đã tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng về kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức và phát hành ESOP.

Theo đó, đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với doanh thu cao kỷ lục 23.000 tỷ đồng, tăng 22% so với thực hiện năm 2023 và mục tiêu lợi nhuận sau thuế 490 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ.

Ban lãnh đạo Digiworld cho biết, kế hoạch này được xây dựng với dự phóng doanh thu mảng laptop và điện thoại sẽ tăng trưởng một chữ số; còn mảng thiết bị văn phòng và thiết bị gia dụng sẽ tăng trưởng tích cực hơn.

Cụ thể, mảng điện thoại di động dự kiến vẫn đóng góp chính vào cơ cấu doanh thu với 8.700 tỷ đồng (tăng 8%); mảng máy tính xách tay, máy tính bảng mang về 6.550 tỷ đồng (tăng 11%). Trong khi đó, các mảng thiết bị văn phòng, hàng tiêu dùng, thiết bị gia dụng cũng lần lượt đóng góp 5.500 tỷ đồng (tăng 60%), 1.200 tỷ đồng (tăng 78%) và 1.050 tỷ đồng (tăng 44%).

dgw-4218-8023.png

Riêng quý I/2024, theo lãnh đạo Digiworld, doanh thu thuần của công ty đạt 4.985 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 92 tỷ đồng, lần lượt tăng 26% và 16% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó mảng laptop và máy tính bảng đóng góp 1.139 tỷ đồng, tăng trưởng 4%; mảng điện thoại đóng góp 2.442 tỷ, tăng trưởng 29%; mảng thiết bị văn phòng đóng góp 1.010 tỷ; tăng trưởng 48%; mảng đồ gia dụng 210 tỷ đồng, tăng trưởng 27% và mảng hàng tiêu dùng 184 tỷ, tăng trưởng 53%.

Tăng đóng góp của các ngành hàng mới

Để đạt được kế hoạch, trong năm 2024, Digiworld định hướng sẽ duy trì quan hệ với các đối tác hiện có và tìm kiếm thêm đối tác tiềm năng mới. Đồng thời, công ty cũng sẽ mở rộng kênh phân phối đa ngành, phát triển đội ngũ cho các ngành hàng mới, nâng cao thị phần...

Ban lãnh đạo Digiworld cũng khẳng định công ty xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2024 có sự tăng trưởng so với kế hoạch năm 2023 là nhằm đảm bảo công ty phát triển đúng định hướng và trở thành “công ty tỷ đô”.

Chia sẻ thêm về mục tiêu này, ông Đoàn Hồng Việt, Chủ tịch HĐQT Digiworld cho biết, tầm nhìn của Digiworld là trở thành "công ty tỷ đô", không chỉ xét về doanh thu, lợi nhuận mà đó còn là động lực để công ty tiếp tục tăng trưởng. Lợi thế quy mô sẽ ngày càng được phát huy giúp Digiworld hoạt động hiệu quả hơn, thu hút nhân tài để kiến tạo tương lai.

Về tiềm năng của từng lĩnh vực kinh doanh, ông Việt thông tin hai mảng điện thoại và máy tính vẫn đóng góp chủ đạo cho công ty song tỷ trọng sẽ dần dần giảm đi, chủ yếu do các mảng khác tăng trưởng mạnh hơn.

dgw-3795-845-6995.png

Theo ông Việt ngành hàng ICT đã vận hành nhiều năm qua và đã tạo dựng được thị trường. Hiện tại công ty đang tiếp tục bổ sung thêm các sản phẩm để tận dụng các kênh phân phối nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Quảng cáo

Trong trung hạn, mảng ICT vẫn có mức tăng trưởng 1 chữ số. Nếu so sánh với thị trường Thái Lan thì Việt Nam đang có dân số gấp rưỡi nhưng tiêu thụ chỉ ngang bằng, trong khi đó, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh hơn nên tiềm năng vẫn còn. Tương tự, các sản phẩm điện thoại, nhất là iPhone cũng vẫn còn tiềm năng tăng trưởng.

Với ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), Digiworld sẽ tập trung vào các sản phẩm F&B, chăm sóc nhà ở và chăm sóc cá nhân.

Theo lãnh đạo Digiworld, năm 2023, mảng FMCG đã tăng trưởng 100% so với cùng kỳ dù mới tham gia vào mảng này và chủ yếu mới phân phối qua kênh phân phối hiện đại (siêu thị), trong khi còn nhiều khả năng mở rộng qua kênh khác. Đây là lý do công ty đặt mục tiêu tăng trưởng hơn 70% cho mảng hàng tiêu dùng trong năm nay.

Mục tiêu thực hiện 2-3 thương vụ M&A mỗi năm

Trong khi đó, với mảng kinh doanh mới M&A trong năm ngoái (mua lại 75% cổ phần Công ty CP Achison và nâng sở hữu tại Công ty Vietmoney lên 72,8%) ông Việt đánh giá tiềm năng thị trường cũng còn rất lớn.

Cụ thể, với việc mua lại Achison, Digiworld đã chính thức gia nhập ngành hàng mới là ngành thiết bị công nghiệp và bảo hộ lao động. Hiện Achison chuyên cung cấp các thiết bị bảo hộ cho các nhà máy và đang chiếm khoảng 10% tỷ trọng của thị trường các thiết bị bảo hộ lao động trong nước, trong khi thị trường này còn rất rộng, nhất là thị trường châu Á nên còn nhiều dư địa trong tương lai.

Đặc biệt, việc Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất của khu vực và thế giới, sẽ càng tạo cơ hội tăng trưởng dài hạn với tốc độ tăng trưởng cao cho mảng này.

Với Achison, năm nay kế hoạch đóng góp doanh thu khoảng 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 50 tỷ đồng, biên lợi nhuận cao dự kiến cao hơn biên lợi nhuận của Digiworld.

Còn với Vietmoney, Digiworld có thể tận dụng hệ thống sẵn sàng kinh doanh các sản phẩm điện thoại và máy tính đã qua sử dụng. Theo tính toán, một chiếc iPhone thường có vòng đời khoảng 6 năm và thường dùng 2-3 năm là đổi máy mới nên thị trường điện thoại secondhand rất lớn. Biên lợi nhuận của các sản phẩm secondhand cũng cao hơn máy mới. Do đó, Vietmoney sẽ vừa có thể mở rộng hoạt động để vừa làm dịch vụ tài chính vừa kinh doanh các sản phẩm máy cũ. Hiện Vietmoney đã có lãi trên cấp độ cửa hàng, nhưng khi trừ khấu hao thì vẫn còn lỗ.

Chia sẻ thêm về định hướng M&A trong thời gian tới, ông Việt cho biết đây là định hướng phát triển quan trọng với Digiworld. Do đó, công ty hướng tới các công ty có nền tảng backend vững chắc và giúp tối ưu hoạt động. Achison là một ví dụ tiêu biểu, sau khi mua lại đã giúp chi phí giảm xuống, doanh thu tăng trưởng hơn 50% cho năm 2024.

Ông Việt khẳng định Digiworld luôn đặt mục tiêu sẽ có 2-3 thương vụ M&A mỗi năm, việc M&A sẽ tận dụng thế mạnh về hiểu biết thị trường của công ty, cũng như nền tảng backend vững chắc.

Với lo lắng của cổ đông về việc Digiworld phân phối quá nhiều ngành hàng khác nhau có thể gây khó khăn cho quản lý các ngành hàng, ông Việt cho biết theo quan điểm của Digiworld sản phẩm có thể khác nhau nhưng quy trình kinh doanh mới quan trọng nhất.

Ông lấy ví dụ có thể hình dung quy trình kinh doanh một sản phẩm điện thoại hoặc kem đánh răng thực ra không có gì khác nhau, đều phải tính toán, làm kế hoạch, nghiên cứu thị trường, kế hoạch marketing,... Do đó, hàng hóa không phải vấn đề mà vấn đề là quy trình kinh doanh có khác hay không. Nếu quy trình kinh doanh mà tương đồng thì với kinh nghiệm Digiworld có thể quản lý được.

Bên cạnh kế hoạch kinh doanh năm 2024, ĐHĐCĐ của Digiworld đã thông qua kế hoạch chia cổ tức năm 2023 với tổng tỷ lệ 35% từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, bao gồm 5% bằng tiền mặt (1 cổ phiếu được nhận 500 đồng) và 30% bằng cổ phiếu (100 cổ phiếu được nhận thêm 30 cổ phiếu). Với hơn 167 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty dự kiến công ty sẽ phát hành khoảng 50,1 triệu cổ phiếu mới để chia cổ tức.

Ngoài ra cổ đông Digiworld cũng thông qua kế hoạch phát hành 2 triệu cổ phiếu cho người lao động (ESOP) năm 2024 với giá 10.000 đồng/cổ phần. Cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.

Như vậy, thông qua 2 đợt phát hành cổ phiếu này, Digiworld dự kiến nâng số lượng cổ phiếu lưu hành lên 219,2 triệu cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ được nâng lên mức 2.192 tỷ đồng.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

THACO lãi hơn 1.000 tỷ đồng nửa đầu năm, quy mô tài sản vượt 187.000 tỷ

Tại thời điểm cuối quý II/2024, tổng tài sản của Tập đoàn Trường Hải đạt 187.197 tỷ đồng, tăng 22.384 tỷ đồng, tương đương 13,6% so với cùng kỳ, chỉ xếp sau Vingroup (722.259 tỷ đồng), Hòa Phát (206.609 tỷ đồng) và gần tương đương với Sovico Group.

Diễn biến mới tại cổ phiếu nông nghiệp Thaco nắm giữ vài chục % nhưng đánh cược rất nhiều vào doanh nghiệp này Chủ tịch THACO Trần Bá Dương nói về dự án nông nghiệp tại Lào: “Không có gì dễ, nhưng không có gì không thể làm được”

Nửa đầu năm 2024, Phenikaa Group báo lãi sau thuế hơn 500 tỷ đồng, nợ phải trả trên 6.300 tỷ

Với lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 2024 tăng 31,5% so với cùng kỳ, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của Phenikaa Group cũng cải thiện lên 5,78%, cùng kỳ ở mức 4,54%.

Đi sau thị trường, cổ phiếu VCS mới trở lại xu hướng tăng dài hạn Cổ phiếu EVF có nguy cơ ra khỏi 2 quỹ ETFs ngoại sau thời gian góp mặt ngắn ngủi

Lợi nhuận Xây dựng Hòa Bình tăng thêm gần 90 tỷ đồng sau soát xét

Lợi nhuận sau thuế của Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) đạt gần 830 tỷ đồng sau soát xét, tăng gần 90 tỷ đồng so với báo cáo tự lập trước đó và hoàn thành gần gấp đôi mục tiêu lợi nhuận đề ra cho cả năm 2024 chỉ sau 6 tháng.

HBC được “giải cứu” sau thông tin lãnh đạo muốn tăng sở hữu Xây dựng Hòa Bình chốt ngày chuyển hơn 347 triệu cổ phiếu HBC sang giao dịch trên UPCoM

DIC Corp sẽ nộp tiền vi phạm và kiểm điểm theo kết luận thanh tra trước ngày 25/9

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG) vừa phát đi thông cáo báo chí liên quan đến kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước.

Huy động 1.500 tỷ từ phát hành riêng lẻ giá 20.000 đồng/cp từ 2 năm trước, DIC Corp vẫn chưa sử dụng hết DIC Corp có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới

WinCommerce thực hiện chương trình gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng

Đặc biệt WinCommerce chú trọng vào thúc đẩy nông sản Việt khi luôn duy trì tỷ lệ hàng nội địa trên 90%. Mới đây doanh nghiệp này cũng công bố tiếp tục đạt lợi nhuận ròng trong tháng 7, tháng thứ hai liên tiếp.

Bán lẻ hồi phục, chuỗi WinMart bắt đầu có lợi nhuận Có lãi từ tháng 6, WinCommerce báo lỗ bán niên 2024 giảm 42% so với cùng kỳ

Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm trong cổ phần hóa và thoái vốn tại DIC Corp

Ngày 27/8, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra liên quan đến quá trình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG).

Huy động 1.500 tỷ từ phát hành riêng lẻ giá 20.000 đồng/cp từ 2 năm trước, DIC Corp vẫn chưa sử dụng hết DIC Corp có Chủ tịch Hội đồng quản trị mới

Vingroup đã tất toán hơn 900 triệu USD trái phiếu quốc tế

Chứng khoán Vietcap cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2024, Vingroup đã tất toán nhiều lô trái phiếu quốc tế có quyền chuyển đổi thành cổ phần tại VIC, VinFast (Nasdaq: VFS) và Vinhomes (mã VHM) với tổng số tiền 906,5 triệu USD.

Khoản vay của VinFast chiếm 77% tổng các khoản Vingroup cho các công ty con vay Vingroup khép lại tham vọng với chuỗi bán lẻ dược phẩm VinFa

KIDO thâu tóm hơn 75% cổ phần Hùng Vương Plaza sau 3 giao dịch

Trong tháng 8/2024, KIDO đã lần lượt mua vào 39,41%; 18,64% và 17,34 cổ phần của công ty chủ quản trung tâm thương mại Hùng Vương Plaza, nâng tổng tỷ lệ sở hữu lên hơn 75%.

Liên doanh thực phẩm và đồ uống 400 tỷ đồng giữa Vinamilk và Kido giải thể VinaCapital muốn bán hơn 12 triệu cổ phiếu KDH, mua thêm cổ phần KDC để thành cổ đông lớn KIDO