Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…

1. Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 25/4 khuyến nghị các quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương kết hợp công nghệ mới, cải cách táo bạo và tăng cường hợp tác quốc tế để bảo vệ thành quả tăng trưởng và mở rộng cơ hội việc làm. Trong Báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương năm 2025, WB dự báo tăng trưởng của khu vực này sẽ giảm xuống 4,0% trong năm 2025, so với mức 5,0% của năm 2024. Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 24/4 cũng dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ chậm lại ở mức khoảng 3,9% vào năm 2025 và 4,0% vào năm 2026, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng trước đó.

2. Chính phủ Mỹ ngày 21/4 thông báo ý định áp mức thuế lên tới 3.521% đối với mặt hàng tấm pin năng lượng Mặt Trời nhập khẩu từ Đông Nam Á. Đề xuất này còn phải chờ sự phê chuẩn từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) tại cuộc họp diễn ra vào tháng Sáu tới. Đây là kết quả của cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp do nhiều công ty sản xuất năng lượng Mặt Trời tại Mỹ và quốc tế tiến hành khoảng 1 năm trước.

3. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 đã rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell sau nhiều ngày chỉ trích người đứng đầu ngân hàng trung ương này vì không hạ lãi suất. Ông Trump khẳng định không có ý định sa thải ông Powell, nhưng mong muốn ông Powell “chủ động hơn” trong việc xem xét hạ lãi suất.

180217-amazon-va-apple-an-nen-lam-ra-quy-vua-qua.jpg
Một đại lý và biểu tượng của Apple ở New York, Mỹ. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Quảng cáo

4. Liên minh châu Âu (EU) ngày 23/4 lần đầu tiên áp dụng những biện pháp xử phạt theo Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) đối với các "ông lớn" công nghệ. Theo đó, Apple nhận mức phạt 500 triệu euro (570 triệu USD) và Meta chịu mức phạt 200 triệu euro. Quyết định xử phạt này là kết quả của cuộc điều tra kéo dài một năm do Ủy ban châu Âu tiến hành nhằm đánh giá sự tuân thủ DMA của hai tập đoàn công nghệ Mỹ.

5. Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol ngày 25/4 cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng từng ngày là một thách thức đối với an ninh năng lượng. Ông kêu gọi hợp tác quốc tế để đảm bảo an ninh năng lượng, trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức lớn về nguồn cung dầu khí và các khoáng sản quan trọng.

6. Giám đốc điều hành Boeing Kelly Ortberg ngày 23/4 xác nhận những hãng hàng không Trung Quốc đã ngừng tiếp nhận lô máy bay mới của công ty sản xuất máy bay này trong lúc căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng. Theo dự kiến ban đầu, Boeing sẽ bàn giao khoảng 50 máy bay cho những hãng hàng không Trung Quốc trong năm 2025.

7. Triển lãm Ô tô Thượng Hải (Trung Quốc) lần thứ 21 diễn ra từ 23/4-2/5 đang trở thành sân khấu quan trọng để các hãng xe toàn cầu trình diễn thành quả trong lĩnh vực điện hóa và thông minh hóa. Gần 1.000 doanh nghiệp đến từ 26 quốc gia và khu vực, mang theo hơn 100 mẫu xe mới và công nghệ tiên tiến nhất đã quy tụ tại Thượng Hải. Tại triển lãm lần này, các tập đoàn ô tô và chuỗi cung ứng đa quốc gia như BMW, Audi, Aptiv, Continental... đã công bố nhiều kế hoạch đầu tư lớn vào thị trường Trung Quốc.

8. Viện nghiên cứu Ifo (Đức) ngày 24/4 công bố chỉ số môi trường kinh doanh của Đức bất ngờ tăng lên 86,9 điểm trong tháng Tư, tăng so với mức 86,7 điểm trong tháng Ba. Cuộc khảo sát đối với khoảng 9.000 giám đốc điều hành do Viện Ifo, có trụ sở tại Munich (München), tiến hành cho thấy đây là lần tăng thứ tư liên tiếp của chỉ số này - thước đo quan trọng nhất đối với nền kinh tế Đức.

9. Tân Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn công nghệ Intel, ông Lip-Bu Tan, ngày 24/4 đã công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự sắp tới trong bối cảnh các hạn chế xuất khẩu gây biến động cho thị trường. Ông Tan tin tưởng Intel có thể giảm chi phí trong khi đảm bảo tương lai phát triển bền vững trước sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt từ các doanh nghiệp đối thủ.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đợi tín hiệu từ Fed, chứng khoán châu Á biến động trái chiều

Các TTCK châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 18/6, trong bối cảnh giới đầu tư đang theo dõi các diễn biến liên quan đến xung đột Israel-Iran và chờ đợi quyết định chính sách của Fed.

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều khi căng thẳng Israel-Iran leo thang Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

Thị trường chứng khoán Âu-Mỹ giảm điểm do lo ngại xung đột lan rộng ở Trung Đông

Phần lớn các chỉ số chứng khoán Mỹ, châu Âu giảm điểm trong phiên 17/6 sau khi Tổng thống Donald Trump rời Hội nghị thượng đỉnh G7 sớm và lo ngại về khả năng Mỹ can thiệp vào xung đột Israel và Iran.

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều khi căng thẳng Israel-Iran leo thang Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

EU chưa thay đổi lập trường về thuế quan với Mỹ

Các cuộc đàm phán giữa Liên minh châu Âu và Mỹ vẫn đang tiếp diễn, bà Paula Pinho, người phát ngôn chính của EU, nói với tờ POLITICO rằng khối này chưa sẵn sàng chấp nhận mức thuế toàn cầu 10% của Mỹ.

Chứng khoán giảm điểm trong nỗi lo về thuế quan và việc làm của Mỹ EU nỗ lực thuyết phục Mỹ thay đổi chính sách thuế quan trong tuần này

Kỳ vọng vào lệnh ngừng bắn giữa Israel và Iran giúp Phố Wall tăng điểm

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần (16/6), nhờ giá dầu giảm sau khi các cuộc tấn công giữa Israel và Iran không ảnh hưởng đến sản lượng và xuất khẩu dầu.

Phố Wall giảm điểm trước thềm Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 5/2025 Phố Wall mất đà tăng do lo ngại căng thẳng Trung Đông

Căng thẳng Israel-Iran khiến các ngân hàng trung ương khó giảm lãi suất

Các nhà kinh tế cho biết nguy cơ về một cú sốc kinh tế mới sau cuộc tấn công Iran của Israel có khả năng khiến các ngân hàng trung ương thận trọng hơn trong quyết định cắt giảm lãi suất.

ECB dự kiến tiếp tục hạ lãi suất, hé lộ khả năng "tạm nghỉ" Những diễn biến kinh tế, thị trường toàn cầu mới nhất trong tuần qua: Nhiều ngân hàng trung ương hạ lãi suất, một số khác giữ nguyên

Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

Chứng khoán Trung Quốc đi lên trong phiên giao dịch chiều ngày 16/6, nhờ tín hiệu cải thiện từ tiêu dùng nội địa trong tháng 5/2025, dù các lĩnh vực sản xuất và đầu tư vẫn còn yếu.

Góc nhìn chuyên gia: Chứng khoán bước vào pha "khó nhằn", tập trung nhóm ngành tăng trưởng lợi nhuận và hỗ trợ từ chính sách Xung đột tại Trung Đông sẽ tác động thế nào tới chứng khoán Việt Nam?

WB điều chỉnh giảm dự báo kinh tế toàn cầu năm 2025 xuống 2,3%, mức thấp nhất kể từ năm 2008

Tại báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo GDP năm 2025 do các rào cản thương mại tăng cao và môi trường chính sách bất ổn.

Standard Chartered: Dự báo gì về lạm phát của Việt Nam thời gian tới? WB nâng mức dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,8%